Rovacor®

Thuốc Rovacor® được sử dụng ở một số bệnh nhân để giảm nguy cơ đau tim và đau ngực gây ra bởi đau thắt ngực, hạ cholesterol.

Nhóm thuốc
Thuốc tim mạch
Thành phần
Lovastatin
Dạng bào chế
Thuốc Rovacor® có dạng viên nén và hàm lượng 10mg, 20mg.
Dạng đóng gói
Hộp 1 vỉ x 10 viên
Hàm lượng
20mg
Sản xuất
Ranbaxy Laboratories., Ltd - ẤN ĐỘ
Đăng ký
Ranbaxy Laboratories., Ltd - ẤN ĐỘ
Số đăng ký
VN-8418-04
Tác dụng của Rovacor®

Rovacor® thường được sử dụng để hạ cholesterol ở một số bệnh nhân. Thuốc được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp.

Thuốc được sử dụng ở một số bệnh nhân để giảm nguy cơ đau tim và đau ngực gây ra bởi đau thắt ngực. Thuốc cũng được sử dụng để làm chậm tình trạng tắc nghẽn mạch máu và để mở mạch máu bị tắc nghẽn.

Rovacor® cũng có thể được sử dụng cho các trường hợp khác theo quyết định của bác sĩ.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Chỉ định khi dùng Rovacor®
- Điều trị cholesterol tăng cao ở bệnh nhân bị chứng tăng cholesterol huyết nguyên phát.
- Làm chậm tiến triển xơ vữa động mạch vành ở bệnh tim mạch vành.
Cách dùng Rovacor®

Liều khởi đầu là 20mg mỗi ngày, bạn uống một lần trước bữa ăn tối.

Liều duy trì là 10 – 80mg/ngày, bạn uống khoảng 1 – 2 lần/ngày.

Liều tối đa được khuyến cáo là 80mg/ngày.

Liều lượng phải phù hợp với mỗi cá nhân theo mục tiêu được đề nghị.

Trẻ từ 10 – 17 tuổi: liều khuyến cáo là 20 – 40mg, bạn uống không quá 40mg/ngày.

Bạn nên bắt đầu với liều 10mg/ngày nếu bệnh nhân cần giảm lượng cholesterol.

Thận trọng khi dùng Rovacor®

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Rovacor®;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Chống chỉ định với Rovacor®
- Quá mẫn với thành phần thuốc.
- Bệnh gan tiến triển hoặc tăng men gan dai dẳng không rõ nguyên nhân.
- Phụ nữ có thai & cho con bú.
Tương tác thuốc của Rovacor®

Thuốc Rovacor® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Rovacor® bao gồm:

  • Amiodarone;
  • Azole antifungals (ví dụ như fluconazole, itraconazole, ketoconazole, posaconazole, voriconazole);
  • Boceprevir;
  • Cobicistat;
  • Colchicine;
  • Cyclosporine;
  • Danazol;
  • Diltiazem;
  • Dronedarone;
  • Fibrates (ví dụ như gemfibrozil, fenofibrate);
  • Thuốc ức chế Protease (PI) điều trị HIV (ví dụ như ritonavir);
  • Thuốc kháng sinh macrolide (ví dụ như clarithromycin, erythromycin);
  • Nefazodone;
  • Niacin;
  • Ranolazine;
  • Telaprevir;
  • Telithromycin;
  • Verapamil;
  • Thuốc chống đông máu (ví dụ như warfarin), cimetidine hoặc spironolactone.

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt như:

  • Huyết áp thấp
  • Các vấn đề về thận;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Chức năng tuyến giáp thấp;
  • Các vấn đề về cơ (ví dụ như đau, yếu);
  • Các vấn đề về chất chuyển hóa;
  • Các vấn đề về nội tiết;
  • Các vấn đề điện giải;
  • Xuất hiện cơn co giật;
  • Các vấn đề về gan;
  • Lạm dụng rượu;
  • Một loại cholesterol nhất định (tăng cholesterol máu gia đình đồng hợp tử);
  • Một cuộc giải phẫu lớn;
  • Thương tích nghiêm trọng;
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng;
  • Cấy ghép nội tạng.
Tác dụng phụ của Rovacor®

Các tác dụng phụ khi dùng thuốc này bao gồm:

  • Táo bón;
  • Phản ứng dị ứng trầm trọng (phát ban, ngứa, khó thở, siết chặt ngực, sưng miệng, mặt, môi, lưỡi, khàn giọng bất thường);
  • Đốt, tê hoặc ngứa ran;
  • Tức ngực;
  • Hay nhầm lẫn;
  • Giảm tiểu tiện;
  • Sốt, ớn lạnh hoặc đau họng liên tục;
  • Có vấn đề về bộ nhớ;
  • Thay đổi tâm thần hoặc tâm trạng (ví dụ như trầm cảm);
  • Đau cơ, đau hoặc yếu (có hoặc không sốt hoặc mệt mỏi);
  • Da sưng đỏ, sưng, phồng rộp da;
  • Đau dạ dày hoặc đau lưng nặng (có hay không có buồn nôn hoặc nôn);
  • Khó thở;
  • Triệu chứng của các vấn đề về gan (ví dụ như nước tiểu đậm, chán nản kéo dài, ăn mất ngon, đau dạ dày, mệt mỏi bất thường, vàng da hoặc mắt);
  • Nhức mỏi;
  • Bầm tím hoặc chảy máu bất thường;
  • Mệt mỏi bất thường hoặc yếu.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Đề phòng khi dùng Rovacor®
- Tiền sử bệnh gan, Nghiện rượu.
- Nên xét nghiệm chức năng gan trước điều trị & định kỳ sau đó.
Bảo quản Rovacor®

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Lovastatin

Nhóm thuốc
Thuốc tim mạch
Thành phần
Lovastatine
Dược lực của Lovastatin
Lovastatine là thuốc chống tăng lipid máu thuộc nhóm chất ức chế HMG-CoA reductase (nhóm Statin). Lovastatine là chất ức chế cạnh tranh với hydroxy-methylglutaryl coenzym (HGM-CoA) reductase, làm ngăn cản chuyển HMG-CoA thành mevalonat, tiền chất của cholesterol, làm giảm cholesterol trong tế bào gan, kích thích tổng hợp thụ thể LDL (Lipoprotein tỷ trọng thấp), và qua đó làm tăng vận chuyển LDL từ máu.
Dược động học của Lovastatin
Hấp thu:
Lovastatin được hấp thu qua đường tiêu hóa. Thuốc trải qua chuyển hóa lần đầu ở gan, là nơi tác động đầu tiên. Do đó sinh khả dụng của thuốc trong vòng tuần hoàn lớn là thấp và thay đổi. Ðộ hấp thu của lovastatin, được ước lượng liên quan đến liều tiêm tĩnh mạch trung bình khoảng 30% liều uống. Ðộ hấp thu giảm khoảng 30% khi uống lúc dạ dày rỗng so với khi có thức ăn. Khả năng gắn với protein huyết tương cao (95%).
Chuyển hóa sinh học:
Lovastatin bị thủy phân ở gan thành chất chuyển hóa acid beta-hydroxy có hoạt tính. Còn có 3 chất chuyển hóa khác cũng được phân lập.
Thời gian bán hủy: 3 giờ.
Thời gian đạt nồng độ đỉnh: 2-4 giờ.
Thời gian tác động: 4 đến 6 tuần sau khi ngưng điều trị liên tục.
Thải trừ: Lovastatin được thải chủ yếu qua phân là phần thuốc chủ yếu không hấp thụ chiếm 83% liều dùng theo đường uống. 10% thuốc được thải trừ qua đường thận.
Tác dụng của Lovastatin
Sau khi được hấp thu qua đường tiêu hóa, lovastatin được thủy phân ngay lập tức tạo thành acid hydroxy dạng mạch hở, là chất ức chế cạnh tranh của men khử HGM-CoA. Enzyme này xúc tác cho quá trình chuyển đổi HMG-CoA thành mevalonate, là bước giới hạn chủ yếu trong quá trình tổng hợp cholesterol.
Nghiên cứu dược lực học:
Lovastatin ức chế hoạt động của men khử HGM-CoA tùy theo liều. Nó hoạt động cạnh tranh với HGM-CoA để có men này.
Thuốc làm giảm tổng hợp cholesterol cả in vivo lẫn in vitro và làm giảm đáng kể cholesterol và cholesterol lipoprotein trọng lượng phân tử thấp trong huyết tương ở động vật hơn là đối với loài gặm nhấm có lipid máu bình thường hoặc tăng cholesterol máu. Nghiên cứu dược động học ở người tình nguyện khỏe mạnh chứng tỏ lovastatin ở liều 12,5 đến 100 mg mỗi ngày làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết thanh mà không làm thay đổi đáng kể nồng độ cholesterol lipoprotein trọng lượng phân tử cao, cholesterol lipoprotein trọng lượng phân tử rất thấp và nồng độ triglyceride huyết thanh.
Lovastatin làm giảm 25-30% nồng độ apolipoprotein B ở người tình nguyện khỏe mạnh uống 6,25 đến 50 mg mỗi ngày hai lần và giảm 23-33% nồng độ apolipoprotein B ở bệnh nhân tăng lipid máu uống 20 đến 40 mg mỗi ngày hai lần, người ta cũng nhận thấy có một lượng tăng ít khoảng 10% nồng độ apolipoprotein AI và AII khi cho những liều tương tự ở bệnh nhân cùng gia đình dị hợp tử hoặc khác gia đình bị chứng tăng cholesterol máu.
Lovastatin làm tăng số thụ thể lipoprotein trọng lượng phân tử thấp ở gan và làm tăng tỷ lệ dị hóa phân đoạn lipoprotein trọng lượng phân tử thấp.
Lovastatin không làm suy yếu chức năng vỏ thượng thận ở bất cứ mức độ nào sau một thời gian ngắn sử dụng lovastatin ở người tình nguyện khỏe mạnh và bệnh nhân tăng cholesterol máu.
Chỉ định khi dùng Lovastatin
Lovastatin được chỉ định phối hợp với chế độ ăn kiêng để làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol lipoprotein trọng lượng phân tử thấp ở bệnh nhân mới bị tăng cholesterol máu (tăng lipoprotein máu type IIa và IIb) do tăng nồng độ cholesterol lipoprotein trọng lượng phân tử thấp ở bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh động mạch vành mà không đáp ứng với chế độ ăn kiêng hay các biện pháp riêng lẻ khác.
Lovastatin cũng được chỉ định để làm giảm tăng cholesterol lipoprotein trọng lượng phân tử thấp ở bệnh nhân vừa bị tăng cholesterol máu vừa tăng triglyceride máu.
Cách dùng Lovastatin
Liều khuyến cáo cho người lớn:
Liều khởi đầu khuyến cáo là 20mg mỗi ngày một lần vào lúc ăn tối. Khoảng liều khuyến cáo thay đổi từ 10-80mg/ngày được cho một lần duy nhất hay chia làm nhiều lần.
Liều tối đa khuyến cáo là 80mg/ngày. Nên điều chỉnh liều sau mỗi 4 tuần hoặc lâu hơn. Liều dùng nên được điều chỉnh riêng cho từng người tùy thuộc đáp ứng của bệnh nhân. Lovastatin nên được dùng với bữa ăn. Nếu dùng mỗi ngày một lần thì nên uống thuốc vào bữa cơm tối.
Ðối với bệnh nhân đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch, lovastatin nên được bắt đầu với liều 10mg/ngày và không được quá 20mg/ngày. Liều khuyến cáo cho phụ nữ đã mãn kinh bị tăng cholesterol máu mức độ nhẹ đến vừa là 10mg/ngày.
Bệnh nhân suy thận:
Ở bệnh nhân suy thận nhẹ đến vừa không cần điều chỉnh liều. Tuy nhiên trong trường hợp suy thận nặng không được dùng quá 20mg/ngày.
Thận trọng khi dùng Lovastatin
Lovastatin có thể làm tăng nồng độ creatine phosphokinase và transaminase huyết thanh. Ðiều này cần được xem xét trong các chẩn đoán phân biệt đau ngực ở bệnh nhân điều trị lovastatin.
Lovastatin ít hữu hiệu ở bệnh nhân tăng cholesterol máu cùng gia đình đồng hợp tử hiếm, có thể do các bệnh nhân này không có thụ thể lipoprotein trọng lượng phân tử thấp có chức năng. Lovastatin có thể làm tăng transaminase huyết thanh ở những bệnh nhân đồng hợp tử này.
Bệnh nhân được yêu cầu báo cáo ngay các triệu chứng đau cơ, nhạy đau hoặc yếu không giải thích được đặc biệt có kèm theo sốt.
Cảnh báo:
- Các bệnh nhân là người lớn uống lovastatin ít nhất 1 năm được báo cáo có gia tăng đáng kể (đến hơn 3 lần mức trên của giới hạn bình thường) transaminase huyết thanh. Do vậy, các xét nghiệm về chức năng gan cần được thực hiện trong suốt quá trình điều trị lovastatin. Cần theo dõi transaminase huyết thanh trước khi bắt đầu điều trị, mỗi 6 tuần trong suốt 3 tháng đầu tiên, mỗi 8 tuần trong suốt thời gian còn lại trong năm đầu, và định kỳ sau đó.
- Thuốc nên được dùng thận trọng đối với những bệnh nhân uống rượu nhiều và/hoặc có tiền sử bệnh gan.
- Ðiều trị lovastatin nên được tạm ngưng ở bệnh nhân có tình trạng nặng, cấp tính gợi ý bệnh cơ hay có nguy cơ tiến triển suy thận thứ phát thành globin cơ niệu kịch phát, nhiễm khuẩn cấp nặng, hạ huyết áp, trải qua đại phẫu, chấn thương, rối loạn chuyển hóa nặng, rối loạn nội tiết và rối loạn chất điện giải và các cơn động kinh không kiểm soát được.
Sử dụng trong nhi khoa:
Các nghiên cứu đầy đủ về mối quan hệ giữa tuổi tác và tác dụng của chất ức chế HMG-CoA ở trẻ em chưa được tiến hành. Tuy nhiên, không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi vì cholesterol cần cho sự phát triển bình thường.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Các chất ức chế men khử HMG-CoA không được khuyến cáo sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai hoặc ở người chuẩn bị mang thai.
Không được sử dụng chất ức chế men khử HMG-CoA trong thời kỳ cho con bú do các tác dụng ngoại ý ở trẻ đang bú mẹ.
Chống chỉ định với Lovastatin
Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh gan tiến triển hoặc tăng transaminase huyết thanh không rõ nguyên nhân.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tương tác thuốc của Lovastatin
- Chất chống đông, dẫn xuất coumarine hoặc indandione: Sử dụng đồng thời với chất ức chế men khử HMG-CoA có thể làm tăng thời gian chảy máu hoặc thời gian prothrombin; cần theo dõi thời gian prothrombin ở bệnh nhân dùng chất ức chế men khử HMG-CoA cùng với chất chống đông.
- Cyclosporin hoặc Erythromycin hoặc Gemfibrozil hoặc thuốc ức chế miễn dịch hoặc Niacin: Sử dụng đồng thời với lovastatin có thể liên quan với nguy cơ gia tăng chứng globin cơ niệu kịch phát và suy thận cấp, điều trị kết hợp chất ức chế men khử HMG-CoA với gemfibrozil, chất ức chế miễn dịch hoặc niacin nên theo dõi cẩn thận để phát hiện các triệu chứng bệnh cơ hoặc globin cơ niệu kịch phát.
Tác dụng phụ của Lovastatin
Tiêu hóa: Ðầy hơi, tiêu chảy, táo bón và nôn là những tác dụng ngoại ý thường được gặp nhất với lovastatin. Các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa khác như đau bụng, co thắt, chứng khó tiêu, ợ nóng và rối loạn vị giác.
Cơ xương: Bệnh cơ, đặc trưng bằng đau cơ, yếu cơ. Cũng có thể xảy ra globin cơ niệu kịch phát kèm suy thận cấp. Tăng nồng độ isozyme cơ của creatine phosphokinase trong huyết thanh không có triệu chứng có thể xảy ra ở 11% bệnh nhân sử dụng lovastatin.
Mắt: Có thể xảy ra nhìn mờ. Ðục thủy tinh thể có thể nặng lên trong quá trình điều trị lovastatin.
Ngoài ra: Có các tác dụng ngoại ý khác như nhức đầu, chóng mặt, phát ban/ngứa, bất lực và mất ngủ.
Quá liều khi dùng Lovastatin
Có thông báo về một vài ca quá liều Lvastatin nhưng không người bệnh nào có triệu chứng đặc biệt và mọi người bệnh đều hồi phục không để lại di chứng.
Nếu xảy ra quá liều, cần điều trị triệu trứng và hỗ trợ khi cần thiết. Do thuốc gắn mạnh với protein huyết tương, thẩm tách máu không hy vọng làm tăng đáng kể thanh thải Lovastatin.
Đề phòng khi dùng Lovastatin
- Tiền sử bệnh gan, Nghiện rượu.
- Nên xét nghiệm chức năng gan trước điều trị & định kỳ sau đó.
Bảo quản Lovastatin
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 25 độ C, tránh ánh sáng và tránh ẩm.