* Trong nội khoa hô hấp:- Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp.- Điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức.- Điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được.- Điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính.- Viêm phế quản mãn tính, giãn phế nang.* Trong sản khoa: Thuốc được chỉ định một thời gian ngắn trong chuyển dạ sớm khi không có biến chứng và xảy ra từ tuần thứ 24 – 33 của thai kỳ, mục đích làm chậm thời gian sinh để có thời gian cho liệu pháp corticosteroid có tác dụng đối với phát triển của phổi thai nhi hoặc để có thể chuyển người mẹ đến một đơn vị có chăm sóc tăng cường trẻ sơ sinh.
Cách dùng Salbutamol 2g
* Trong nội khoa hô hấp:- Người lớn: 2 - 4 mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày. Một vài người bệnh có thể tăng liều đến 8 mg/ lần. Người cao tuổi hoặc người rất nhạy cảm với các thuốc kích thích Beta 2 thì nên bắt đầu với liều 2 mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày. - Trẻ em 2 – 6 tuổi: 1 – 2 mg/ lần x 3 – 4 lần / ngày- Trẻ em trên 6 tuổi: 2 mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày- Để đề phòng cơn hen do gắng sức: Người lớn uống 4 mg trước khi vận động 2 giờ. Trẻ em lớn uống 2 mg trước khi vận động 2 giờ.* Trong sản khoa: - Đối với chuyển dạ sớm: Liều thông thường 16 mg / ngày chia làm 4 lần. Trong quá trình điều trị có thể điều chỉnh liều uống tùy theo tiến triển lâm sàng. Tần số tim của người bệnh không được quá 120 - 130 nhịp/ phút.- Đối với cơn đau co hồi tử cung hậu sản: 8 mg/ ngày chia làm 4 lần.
Chống chỉ định với Salbutamol 2g
- Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc. - Điều trị dọa sẩy thai trong 3 – 6 tháng đầu mang thai. - Nhiễm khuẩn nước ối. Chảy máu nhiều ở tử cung. - Bệnh tim nặng. Mang thai nhiều lần.
Tương tác thuốc của Salbutamol 2g
Ðối kháng với propranolol & các chẹn bêta khác. Tăng tác động khi dùng với xanthine.
Tác dụng phụ của Salbutamol 2g
Rung nhẹ cơ xương đặc biệt ở bàn tay, đánh trống ngực & chuột rút cơ.
Đề phòng khi dùng Salbutamol 2g
- Khi dùng liều thông thường mà kém tác dụng thì thường do đợt hen nặng lên, người bệnh không được tự ý tăng liều mà phải đi khám lại. - Thuốc có thể gây kết quả dương tính đối với các xét nghiệm tìm chất doping ở các vận động viên thể thao. - Người cường giáp, rối loạn nhịp thất, bệnh cơ tim tắc nghẽn, rối loạn tuần hoàn động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, đang dùng IMAO hay thuốc ức chế beta. - Khi dùng cho người mang thai điều trị co thắt phế quản vì thuốc tác động đến cơn co tử cung nhất là trong 3 tháng đầu mang thai. - Khi điều trị chuyển dạ sớm, có nhiều nguy cơ phù phổi nên phải giám sát tình trạng giữ nước và chức năng tim phổi của người bệnh. - Liều dùng trong sản khoa tương đối cao nên dễ gây ra tác dụng không mong muốn cho người mẹ. Thuốc phải được dùng tại bệnh viện, dưới sự giám sát theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.