Sâm nhung kiện lực bổ thận hoàn

Thành phần
Nhân sâm, Lộc nhung, Cao ban long, Ba kích, Nhục thung dung, Đỗ trọng, Đương quy, Đảng sâm..
Dạng bào chế
Hoàn mềm
Dạng đóng gói
Hộp 10 hoàn x 8 g hoàn mềm
Sản xuất
Cơ sở Vạn An Dược Hãng - VIỆT NAM
Số đăng ký
V146-H12-10
Chỉ định khi dùng Sâm nhung kiện lực bổ thận hoàn
Tác dụng bổ thận, dưỡng tỳ vị, lợi thủy, cố tinh, thuốc được dùng trong các trường hợp:-    Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực chống lại các tác nhân gây bệnh.-    Điều trị bệnh thận hư, yếu sinh lý, rối loạn cương dương, di mộng tinh.-     Đau lưng, mỏi gối, mỏi chân tay, chóng mặt ù tai, rụng tóc, phát dục không tốt.-     Kinh nguyệt không đều, khí hư, bạch đới.
Cách dùng Sâm nhung kiện lực bổ thận hoàn
Ngày uống 2 – 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 viên.Uống thuốc với nước đun sôi để nguội, nên nhai trước khi nuốt.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Nhân sâm

Thành phần
Cao nhân sâm

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ba kích

Nhóm thuốc
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Tác dụng của Ba kích

Ba kích là một loại thảo dược, có tên khoa học là morinda officinalis. Ba kích được sử dụng để cải thiện chức năng thận và điều chỉnh các vấn đề tiểu tiện, bao gồm sản xuất quá nhiều nước tiểu (polyuria) và đái dầm.

Ba kích cũng được sử dụng để điều trị ung thư, rối loạn túi mật, thoát vị, đau lưng, tăng cường hệ miễn dịch cũng như giải phóng các hormone của cơ thể (hệ nội tiết).

Đàn ông dùng ba kích để trị rối loạn cương dương (liệt dương) và các vấn đề về tình dục khác.

Ba kích có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc để biết thêm thông tin.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cách hoạt động của loại thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng. Ba kích có thể giúp điều trị trầm cảm bằng cách làm tăng tác dụng của serotonin, một chất có trong não.

Tác dụng phụ của Ba kích

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ.


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Đỗ trọng

Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
Đỗ trọng
Tác dụng của Đỗ trọng
Hạ áp, hạ cholesterol, giãn mạch, kháng viêm, chống co giật, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu. Ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai, nhuận can táo, bổ can hư.
Chỉ định khi dùng Đỗ trọng
- Trị thận hư, hai bên thăn lưng đau, liệt dương, rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư.- Dưỡng thai, dùng trong trường hợp thai động, trụy thai.
Cách dùng Đỗ trọng
Liều dùng: 10 - 15g dạng thuốc sắc, ngâm rượu hay cao lỏng.
Thận trọng khi dùng Đỗ trọng
Phân biệt: Đỗ trọng với cây Bạch phụ tử còn gọi là cây San hô (Jatropha multifida Un.) thuộc họ Euphorbiaceae là một cây có nhựa mủ. Khi bẻ gẫy cuống lá nhựa mủ khô lại, thành sợi tơ mành, vì vậy cüng có người gọi là cây Đỗ trọng. Cây này chỉ thường được trồng làm cảnh.
Chống chỉ định với Đỗ trọng
- Kỵ Huyền sâm, Xà thoái
- Không phải can thận hư hoặc âm hư hỏa vượng không nên dùng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Đương quy

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng đối với máu
Tác dụng của Đương quy

Đương quy là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát. Lá của cây đương quy thường có hình mác dài, cuống ngắn hoặc không cuống. Cụm hoa tán kép, mang màu trắng lục nhạt.

Ở Việt Nam, cây đương quy được trồng từ những năm 1960. Hiện nay, vị thuốc này được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng…

Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như courmarin, sacharid, axit amin, sterol… Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12.

Đương quy là một chi thực vật với hơn 60 họ khác nhau. Cây đương quy thường được dùng để tạo mùi. Trong y học nó được dùng để chữa bệnh về nội tiết, chữa đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da.

Ngoài ra, đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản.

Một số phụ nữ dùng đương quy để kích thích xuất kinh trong thời kỳ kinh nguyệt và dùng để phá thai. Khi dùng chung với các thuốc khác, nó có thể chữa chứng xuất tinh sớm.

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy một số công dụng của đương quy như:

  • Tác dụng an thần
  • Chữa chứng xuất tinh sớm.

Đương quy

Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng. Có 3 cách chế biến đương quy:

  • Quy đầu: lấy một phần về phía đầu
  • Quy thân: bỏ đầu và đuôi
  • Quy vĩ: lấy phần rễ và nhánh

Rễ đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu bởi đây là lúc rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Sau khi thu hoạch, rễ đương quy sẽ được xông khói với khí sulfur và cắt thành lát mỏng.

Cách dùng Đương quy

Cây đương quy thường được dùng với liều lượng 3 – 6g/ngày dưới dạng rễ cây thô.

Liều dùng của đương quy có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đương quy có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Thuốc nhỏ
  • Chiết xuất
  • Rượu thuốc
  • Dùng cây thuốc tươi
  • Viên nang
  • Dầu xoa bóp.
Tác dụng phụ của Đương quy

Cây đương quy có một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Huyết áp thấp
  • Chán ăn, đầy hơi, co thắt đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa
  • Kích ứng da, rối loạn cương dương
  • Nhạy cảm với ánh sáng, có nguy cơ nhiễm độc hoặc viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng.

Trong các trường hợp nguy cấp, người dùng sẽ bị xuất huyết nếu dùng cây đương quy chung với thuốc chống đông.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.