Sơn tra chế

Nhóm thuốc
Thuốc hỗ trợ trong điều trị bệnh đường tiết niệu
Thành phần
Sơn tra
Dạng bào chế
Nguyên liệu làm thuốc
Dạng đóng gói
Túi PE hàn kín chứa 50g, 100g, 250g, 500g, 1kg, 2kg, 3kg, 5kg, 10kg, 15kg, 20kg, 25kg
Sản xuất
Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Thành Phát - VIỆT NAM
Đăng ký
Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Thành Phát - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-33550-19
Tác dụng của Sơn tra chế
Tiêu thực tích, hành ứ, hóa đàm.
Chỉ định khi dùng Sơn tra chế
Chủ trị: Ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, ợ chua, đàm ẩm, bụng kết hòn cục, sản hậu ứ huyết, đau bụng.
Cách dùng Sơn tra chế
Liều dùng:- Đông y: Ngày uống 3-10g dưới dạng thuốc sắc, uống một vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.- Tây y dùng dưới dạng cao lỏng (ngày uống 3 đên 4 lần trước bữa ăn, mỗi lần 20-30 giọt) hoặc cồn thuốc (ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 20-30 giọt) để chữa các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, giảm đau.Đơn thuốc+ Chữa ăn uống không tiêu: Sơn tra 10g, chỉ thực 6g, trần bì 5g, hoàng liên 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia ba lần uống trong ngày.+ Chữa hóc xương cá: Sơn tra 15g, sắc đặc với 200ml nước. Ngậm một lúc lâu rồi nuốt đi.+ Chữa ghẻ lở, lở sơn: Nấu nước sơn tra mà tắm.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Sơn tra

Tác dụng của Sơn trà

Sơn trà là một loại cây có lá, quả và hoa được sử dụng để làm thuốc để điều trị:

  • Bệnh tim và mạch máu (như suy tim sung huyết, đau ngực, và nhịp tim không đều
  • Huyết áp thấp
  • Huyết áp cao
  • Xơ vữa động mạch
  • Cholesterol cao
  • Suy tim sung huyết
  • Các vấn đề về hệ thống tiêu hóa (chẳng hạn như khó tiêu, tiêu chảy và đau dạ dày)
  • Lo lắng
  • Tăng lượng nước tiểu
  • Các vấn đề về kinh nguyệt
  • Sán dây mật và các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác
  • Đau, loét (khi dùng trên da).

Sơn trà có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Sơn trà:

  • Cải thiện lượng máu bơm ra khỏi tim trong những cơn co thắt.
  • Mở rộng các mạch máu và tăng cường truyền tín hiệu thần kinh.
  • Hạ huyết áp bằng cách làm giãn các mạch máu xa tim.

Giảm cholesterol, lipoprotein mật độ thấp (LDL hay cholesterol xấu) và triglyceride (chất béo trong máu) bằng cách làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan và động mạch chủ (động mạch lớn nhất trong cơ thể, nằm gần tim) hoặc bằng cách tăng bài tiết mật, giảm sự hình thành cholesterol và tăng cường thụ thể cho ldls. Sơn trà có hoạt động chống oxy hoá.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Cách dùng Sơn trà

Liều dùng của sơn trà có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. sơn trà có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Sơn trà có các dạng bào chế:

  • Viên nang 300mg: chiết xuất sơn trà
  • Lá, hoa sơn trà: 667mg/ml sơn trà
Tác dụng phụ của Sơn trà

Dùng sơn trà có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày
  • Mệt mỏi
  • Ra mồ hôi
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Mất ngủ
  • Kích động
  • Các vấn đề khác

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.