Starfacin

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Pefloxacin
Dạng bào chế
Viên nén dài bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 2 vỉ x 10 viên; chai 100 viên nén dài bao phim
Hàm lượng
400mg
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNB-1122-02
Chỉ định khi dùng Starfacin
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, đường tiêu hóa, xương khớp, da & mô mềm.
- Nhiễm khuẩn đường niệu, nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, trong phụ khoa, nhiễm khuẩn huyết.
Cách dùng Starfacin
Uống: 400 mg x 2 lần/ngày. Nên uống trong bữa ăn. Thời gian điều trị tùy theo loại & mức độ nhiễm khuẩn, thường 1 - 2 tuần, có thể kéo dài trong trường hợp nặng.
Chống chỉ định với Starfacin
Quá mẫn với quinolone. Trẻ em, thiếu niên. Phụ nữ có thai & cho con bú.
Tác dụng phụ của Starfacin
Liên quan đến hệ tiêu hóa & TKTW, phản ứng dị ứng ngoài da, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, đau cơ, đau khớp.
Đề phòng khi dùng Starfacin
Rối loạn TKTW như xơ cứng động mạch não hay co giật.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Pefloxacin

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Pefloxacin mesylate dihydrate
Dược lực của Pefloxacin
Pefloxacine là kháng sinh tổng hợp thuộc họ quinolone.
Dược động học của Pefloxacin
- Hấp thu:
Sau khi uống 400mg pefloxacine:
Cường độ 90% tùy theo đối tượng.
Vận tốc: rất nhanh (khoảng 20 phút).
- Phân bố (nồng độ trong huyết thanh):
Liều duy nhất: sau khi tiêm truyền (1 giờ) hoặc 1 giờ 30 phút sau khi uống liều duy nhất 400 mg, nồng độ tối đa trong huyết thanh đạt khoảng 4 mcg/ml. Thời gian bán hủy huyết thanh khoảng 12 giờ.
Liều lặp lại: sau khi dùng liều lặp lại mỗi 12 giờ bằng đường tiêm truyền hoặc uống, sau 9 liều, nồng độ tối đa trong huyết thanh đạt khoảng 10 mcg/ml. Thời gian bán hủy huyết thanh khoảng 12 giờ.
- Khuếch tán vào mô:
Thể tích phân bố khoảng 1,7 lít/kg sau khi dùng 1 liều duy nhất 400 mg.
Nồng độ trong mô sau khi dùng nhiều liều liên tiếp như sau:
Dịch tiết phế quản: Ðạt nồng độ tối đa > 5mcg/ml ở giờ thứ 4. Tỉ số giữa nồng độ trong chất nhầy phế quản và trong huyết thanh biểu hiện khả năng khuếch tán của thuốc vào chất nhầy phế quản, tỉ số này gần bằng 100%.
Dịch não tủy: Ở 11 bệnh nhân bị viêm màng não, sau khi tiêm truyền hoặc uống 3 liều 400mg nồng độ đạt được ở dịch não tủy là 4,5mcg/ml. Ðạt 9,8 mcg/ml sau khi dùng 3 liều 800mg.
Kiểm tra:
Trong lúc điều trị viêm màng não do vi khuẩn cho thấy, sau lần tiêm truyền thứ 5, nồng độ pefloxacine trong dịch não tủy đạt 89% nồng độ huyết tương.
Nồng độ trung bình trong nhiều mô khác nhau ở thời điểm 12 giờ sau lần cuối cùng dùng thuốc: tuyến giáp trạng 11,4mcg/g, tuyến nước bọt 7,5mcg/g, mỡ 2,2mcg/g, da 7,6mcg/g, niêm mạc miệng, hầu 6mcg/g, amygdale 9mcg/g, cơ 5,6mcg/g.
Liên kết với protein huyết thanh khoảng 30%.
- Chuyển hóa sinh học:
Sự biến dưỡng chủ yếu ở gan. Hai chất chuyển hóa chính là: demethylpefloxacine (hay norfloxacine) và pefloxacine N-oxide. - Bài tiết:
Ở những người chức năng gan và thận bình thường:
Thuốc được thải trừ chủ yếu dưới dạng các chất biến dưỡng và nhiều nhất qua thận. Sự thải trừ qua thận của pefloxacine dưới dạng không đổi và của hai chất biến dưỡng tương đương với 41,7% liều đã dùng, đối với demethylpefloxacine tương đương 20% và đối với pefloxacine N-oxyde tương đương với 16,2% liều đã dùng.
Nồng độ pefloxacine dạng không đổi trong nước tiểu đạt khoảng 25 mcg/ml giữa giờ thứ nhất và giờ thứ 2; nồng độ còn 15 mcg/ml giữa giờ thứ 12 và giờ thứ 24.
Pefloxacine dạng không đổi và hai chất biến dưỡng vẫn được tìm thấy trong nước tiểu 84 giờ sau lần cuối cùng dùng thuốc.
Pefloxacine thải trừ qua mật chủ yếu dưới dạng không đổi, dạng liên hợp với acid glucuronic và dạng N-oxyde.
Ở người suy giảm chức năng thận:
Nồng độ huyết thanh và thời gian bán hủy của pefloxacine không thay đổi đáng kể, bất kể mức độ suy yếu của thận. Pefloxacine ít được thẩm tách (23%).
Ở người suy giảm chức năng gan:
Nghiên cứu dùng liều 8mg/kg liều duy nhất ở bệnh nhân xơ gan cho thấy dược động học của pefloxacine có thay đổi, biểu hiện qua thanh thải huyết tương giảm nhiều, kéo theo sự gia tăng đáng kể thời gian bán hủy huyết tương (gấp 3-5 lần) và sự gia tăng dạng pefloxacine không thay đổi thải trừ trong nước tiểu (gấp 3-4 lần).
Tác dụng của Pefloxacin

Tác dụng của pefloxacin là gì?

Pefloxacin được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Pefloxacin thuộc nhóm thuốc kháng sinh quinolone. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn.

Thuốc này sẽ không điều trị nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường, cúm). Việc sử dụng khi không cần thiết hoặc lạm dụng bất kỳ kháng sinh nào có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Bạn nên dùng pefloxacin như thế nào?

Đọc hướng dẫn thuốc được cung cấp bởi dược sĩ trước khi bắt đầu dùng pefloxacin và mỗi khi tái sử dụng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là một lần mỗi ngày với thức ăn hay không. Uống nhiều nước khi dùng thuốc, trừ khi có chỉ dẫn khác của bác sĩ. Liều lượng và thời gian điều trị được dựa trên chức năng thận, tình trạng sức khỏe và sự thích ứng với việc điều trị. Khi sử dụng cho trẻ em với nhiều hạn chế, liều lượng được dựa trên trọng lượng.

Kháng sinh làm việc tốt nhất khi lượng thuốc trong cơ thể của bạn được giữ ở mức ổn định. Vì vậy, uống thuốc tại một thời điểm mỗi ngày.

Tiếp tục dùng thuốc cho đến khi đủ lượng thuốc quy định, ngay cả khi các triệu chứng biến mất sau một vài ngày. Việc ngừng dùng thuốc quá sớm có thể khiến vi khuẩn tiếp tục phát triển dẫn đến tái nhiễm trùng.

Dùng thuốc ít nhất 2 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng các sản phẩm khác tương tác với thuốc hoặc làm giảm hiệu quả của nó. Hỏi dược sĩ về các sản phẩm khác bạn đang dùng, như: quinapril, vitamin/khoáng chất (bao gồm cả sắt và chất bổ sung kẽm), và các sản phẩm có chứa magiê, nhôm, canxi (như các thuốc kháng acid, dung dịch didanosine, bổ sung canxi).

Hãy cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn không được cải thiện.

Bạn nên bảo quản pefloxacin như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Chỉ định khi dùng Pefloxacin
Ðiều trị ngoại trú:
- Viêm tuyến tiền liệt cấp và mãn tính, kể cả các thể nặng,
- Ðiều trị tiếp theo nhiễm khuẩn xương khớp.
Ở bệnh viện:
Nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn Gram (-)và tụ cầu, đặc biệt trong:
- Nhiễm trùng thận và tiết niệu;
- Nhiễm trùng sinh dục;
- Nhiễm trùng ổ bụng và gan mật;
- Nhiễm trùng xương khớp;
- Nhiễm trùng da;
- Nhiễm trùng mắt;
- Nhiễm trùng huyết và nội tâm mạc;
- Nhiễm trùng màng não;
- Nhiễm trùng hô hấp;
- Nhiễm trùng tai mũi họng.
Chú ý: Vì liên cầu khuẩn và phế cầu khuẩn chỉ nhạy cảm trung gian với pefloxacine do đó không nên sử dụng tiên khởi Peflacine cho các trường hợp nghi ngờ nhiễm các chủng vi khuẩn này.
Trong lúc điều trị bệnh nhiễm do Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus, có ghi nhận chủng đề kháng, nên cần phối hợp với một kháng sinh khác.
Cách dùng Pefloxacin

Liều dùng pefloxacin cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhviêm phổi bệnh viện

  • 750 mg, uống hay tiêm mạch mỗi 24 giờ trong 7- 14 ngày.
  • Điều trị theo kinh nghiệm ban đầu với phạm vi rộng của bệnh viện và/hoặc ICU antibiogram được khuyến khích nếu các sinh vật đa kháng thuốc bị nghi ngờ.
  • Thời gian: Nếu sinh vật gây bệnh không phải là Pseudomonas aeruginosa, thời gian điều trị lâm sàng càng ngắn càng tốt (ví dụ ít nhất là 7 ngày) để giảm nguy cơ bội nhiễm với vi khuẩn đề kháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhviêm phổi

Viêm phổi cộng đồng mắc phải:

  • Do nhạy cảm methicillin Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae (bao gồm nhiều loại thuốc kháng S pneumoniae [MDRSP]), Haemophilusinfluenzae, H parainfluenzae, Klebsiellapneumoniae, Moraxella catarrhalis, Chlamydophilapneumoniae, Legionella pneumophila, hoặc Mycoplasma pneumoniae: 500 mg, uống hay tiêm mạch mỗi 24 giờ từ 7 đến 14 ngày Do S pneumoniae (trừ MDRSP), H influenzae, H parainfluenzae, M pneumoniae, hoặc C pneumoniae: 750 mg, uống hay tiêm mạch mỗi 24 giờ trong 5 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhviêm xoang

  • Viêm xoang cấp do vi khuẩn: 500 mg, uống hay tiêm mạch mỗi 24 giờ trong 10 đến 14 ngày hoặc 750 mg, uống hay tiêm mạch mỗi 24 giờ trong 5 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhviêm phế quản

  • Viêm phế quản mạn tính cấp do vi khuẩn: 500 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày trong 7 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhnhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng mô mềm

  • Không biến chứng: 500 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày trong 7-10 ngày.
  • Biến chứng: 750 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày trong 7-14 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhviêm tuyến tiền liệt

  • Bệnh mãn tính do vi khuẩn: 500 mg, uống hay tiêm mạch mỗi 24 giờ trong 28 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhnhiễm khuẩn đường tiết niệu

Biến chứng:

  • Do Enterococcus faecalis, Enterobacter cloacae, E coli, K pneumoniae, Proteus mirabilis, hoặc Pseudomonas aeruginosa: 250 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày trong 10 ngày.
  • Do khuẩn E coli, K pneumoniae, hoặc P mirabilis: 750 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày trong 5 ngày.

Không biến chứng: 250 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày trong 3 ngày

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm bể thận cấp tính:

  • Do Escherichia coli: 250 mg, uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 10 ngày.
  • Do khuẩn E coli (kể cả trường hợp có nhiễm khuẩn đồng thời): 750 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày trong 5 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhviêm bàng quang

  • 250 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày trong 3 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn phòng bệnh than

  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với vi khuẩn Bacillus anthracis hô hấp: 500 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày trong vòng 60 ngày sau khi tiếp xúc.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhdịch hạch

  • Điều trị các bệnh dịch hạch (bao gồm cả viêm phổi và nhiễm trùng huyết do bệnh dịch hạch) và điều trị dự phòng: 500 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày trong 10-14 ngày.
  • Việc dùng thuốc nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi nghi ngờ hoặc đã xác định tiếp xúc với vi khuẩn Yersinia pestis.
  • Liều cao (750 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày) có thể được sử dụng để điều trị các bệnh dịch hạch nếu có chỉ định lâm sàng.

Liều dùng thông thường cho người lớn dự phòng bệnh dịch hạch

  • Điều trị các bệnh dịch hạch (bao gồm cả viêm phổi và nhiễm trùng huyết do bệnh dịch hạch) và điều trị dự phòng: 500 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày trong 10-14 ngày.
  • Việc dùng thuốc nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi bị nghi ngờ hoặc đã xác định tiếp xúc với khuẩn Yersinia pestis.
  • Liều cao (750 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày) có thể được sử dụng để điều trị các bệnh dịch hạch nếu có chỉ định lâm sàng.

Liều dùng thông thường cho người lớn nhiễm virus Bacillus anthracis

  • Điều trị thông thường tối đa: 500 mg, uống hay tiêm mạch một lần một ngày trong 60 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh lao – Hoạt tính

  • 500-1000 mg uống hoặc tiêm mạch một lần một ngày.
  • Có thể dùng kết hợp với ít nhất 3 loại thuốc hoạt tính khác để điều trị bệnh lao kháng thuốc hoặc khi bệnh nhân vẫn không dung nạp liều thuốc đầu tiên. Cần theo dõi xét nghiệm AFB và diễn biến hàng tháng.
  • Thời gian: Điều trị bệnh lao thường nên liên tục từ 18- 24 tháng, hoặc 12- 18 tháng sau khi kết quả vẫn không khả quan.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhviêm niệu đạo không do khuẩn cầu lậu

  • Khuyến cáo: 500 mg uống một lần mỗi ngày trong 7 ngày.
  • Việc điều trị với Levofloxacin được khuyến cáo như phác đồ thay thế. Liều đơn azithromycin được kèm chế độ ăn uống.
  • Đối tác tình dục của bệnh nhân cũng nên được xem xét điều trị.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhviêm vùng chậu

  • Cấp độ nhẹ, vừa phải đến nặng PID: 500 mg uống mỗi ngày một lần trong 14 ngày.
  • Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng đường uống trong vòng 72 giờ, họ cần phải được xem xét lại và bắt đầu điều trị bằng thuốc tiêm.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnhviêm mào tinh hoàn – lây truyền qua đường tình dục

  • Khuyến cáo: 500 mg uống mỗi ngày một lần trong 10 ngày.
  • Đối tác tình dục của bệnh nhân cũng nên được kiểm tra điều trị. Tất cả bệnh nhân nên được điều trị bằng ceftriaxone cộng với doxycycline cho lần đầu (theo kinh nghiệm) điều trị. Liệu pháp bổ sung có thể bao gồm levofloxacin nếu kiểm tra xác định viêm mào tinh hoàn cấp tính không do lậu hoặc nếu việc nhiễm trùng gây ra bởi sinh vật đường ruột. Do tỷ lệ kháng thuốc cao, không khuyến dùng fluoroquinolones để điều trị các bệnh nhiễm trùng do lậu.

Liều dùng pefloxacin cho trẻ em là gì?

Liều thông thường cho trẻ phòng bệnh than

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với anthracis B hô hấp:

6 tháng tuổi trở lên:

  • Ít hơn 50 kg: 8 mg/kg đường uống hoặc tiêm mạch mỗi 12 giờ trong 60 ngày; không vượt quá 250 mg mỗi liều.
  • 50 kg trở lên: 500 mg, uống hay tiêm mạch mỗi 24 giờ trong 60 ngày.

Liều thông thường cho trẻ mắc bệnh dịch hạch

Điều trị các bệnh dịch hạch (bao gồm cả viêm phổi và nhiễm trùng huyết bệnh dịch hạch) và điều trị dự phòng:

6 tháng tuổi trở lên:

  • Ít hơn 50 kg: 8 mg/kg đường uống hoặc tiêm mạch mỗi 12 giờ trong 10 đến 14 ngày; không vượt quá 250 mg mỗi liều.
  • 50 kg trở lên: 500 mg, uống hay tiêm mạch mỗi 24 giờ trong 10 đến 14 ngày.

Việc dùng thuốc nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi bị nghi ngờ hoặc đã xác định tiếp xúc với khuẩn Yersinia pestis.

Liều thông thường cho trẻ phòng bệnh dịch hạch

Điều trị các bệnh dịch hạch (bao gồm cả viêm phổi và nhiễm trùng huyết bệnh dịch hạch) và điều trị dự phòng:

6 tháng tuổi trở lên:

  • Ít hơn 50 kg: 8 mg/kg đường uống hoặc tiêm mạch mỗi 12 giờ trong 10 đến 14 ngày; không vượt quá 250 mg mỗi liều.
  • 50 kg trở lên: 500 mg, uống hay tiêm mạch mỗi 24 giờ trong 10 đến 14 ngày.

Việc dùng thuốc nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi bị nghi ngờ hoặc đã xác định tiếp xúc với khuẩn Yersinia pestis.

Pefloxacin có những hàm lượng nào?

Pefloxacin có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang: 250 mg; 500 mg; 750 mg;
  • Dung dịch: 25 mg/mL;
  • Tiêm (5 mg/mL trong 5% Dextrose);
  • Viên nén 250 mg; 500 mg; 750 mg.
Thận trọng khi dùng Pefloxacin

Trước khi dùng pefloxacin bạn nên biết những gì?

Để lựa chọn sử dụng thuốc này, bạn cần chú ý: bệnh về hệ thần kinh trung ương, bệnh gan, suy thận. Tránh bị bắt nắng hay ánh mặt trời chiếu trực tiếp.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.
Chống chỉ định với Pefloxacin
- Mẫn cảm với pefloxacine và các chất khác thuộc nhóm quinolone.
- Trẻ em trong thời kỳ tăng trưởng.
- Thiếu Glucose-6 phosphate dehydrogenase.
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.
- Tiền sử bệnh gân với một fluoroquinolone.
Tương tác thuốc của Pefloxacin

Pefloxacin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng thuốc này cùng với bất kỳ loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo. Bác sĩ của bạn có thể chọn những loại thuốc khác để chữa bệnh cho bạn:

  • Amifampridine;
  • Cisapride;
  • Dronedarone;
  • Mesoridazine;
  • Pimozide;
  • Piperaquine;
  • Sparfloxacin;

Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc hai loại thuốc.

  • Thuốc trị đái tháo đường (Acarbose; Acetohexamide; Benfluorex; Chlorpropamide; Gliclazide; Glimepiride ; Glipizide; Gliquidone; Glyburide; Insulin ; Insulin Aspart, Recombinant; Insulin Glulisine ; Insulin Lispro, Recombinant; Metformin; Miglitol; Tolazamide; Tolbutamide; Troglitazone);
  • Thuốc trị loạn nhịp (Acecainide; Amiodarone; Azimilide; Bretylium; Disopyramide; Dofetilide; Flecainide; Ibutilide; Ivabradine ; Procainamide; Propafenone; Sematilide; Tedisamil);
  • Thuốc tác động lên thần kinh thực vật (Alfuzosin; Formoterol; Salmeterol; Sotalol; Tizanidine; Vilanterol);
  • Thuốc trị trầm cảm (Amitriptyline; Amoxapine; Aripiprazole; Buserelin; Citalopram; Chlorpromazine; Clomipramine; Clozapine; Desipramine; Escitalopram; Fluoxetine; Iloperidone; Imipramine; Nortriptyline; Paliperidone; Perphenazine; Protriptyline; Quetiapine; Ranolazine; Rasagiline; Trazodone; Trifluoperazine; Trimipramine; Ziprasidone);
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu (Anagrelide; Warfarin);
  • Thuốc giảm đau gây nghiện (Apomorphine; Methadone; Theophylline);
  • Thuốc trị ung thư (Arsenic Trioxide; Asenapine; Crizotinib; Dabrafenib; Dasatinib; Dolasetron; Domperidone; Droperidol; Granisetron; Haloperidol; Lapatinib; Leuprolide; Nilotinib; Ondansetron; Pazopanib; Prochlorperazine; Sorafenib; Sunitinib; Toremifene; Vandetanib; Vardenafil; Vemurafenib; Vinflunine);
  • Thuốc kháng sinh (Artemether; Azithromycin; Chloroquine; Bedaquiline; Ciprofloxacin; Clarithromycin; Delamanid; Erythromycin; Fluconazole; Gatifloxacin; Gemifloxacin; Halofantrine; Ketoconazole; Lopinavir; Lumefantrine; Mefloquine; Metronidazole; Moxifloxacin; Norfloxacin; Ofloxacin; Posaconazole; Quinidine; Quinine; Saquinavir; Telavancin; Telithromycin; Terfenadine; Voriconazole);
  • Thuốc kháng H1 (Astemizole; Moricizine; Promethazine);
  • Thuốc có bản chất hormone (Deslorelin; Gonadorelin; Goserelin; Histrelin; Mifepristone; Nafarelin; Octreotide; Pasireotide; Triptorelin);
  • Cyclobenzaprine;
  • Fingolimod;
  • Một số loại dược liệu (Guar Gum);
  • Perflutren Lipid Microsphere;
  • Sevoflurane;
  • Các dung dịch muối (Sodium Phosphate; Sodium Phosphate, Dibasic; Sodium Phosphate, Monobasic);
  • Solifenacin;

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể là cách điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Các thuốc corticoid (Betamethasone;Corticotropin; Cortisone; Dexamethasone; Fludrocortisone; Fluocortolone; Hydrocortisone; Methylprednisolone; Paramethasone; Prednisolone; Prednisone; Triamcinolone);
  • Cosyntropin;
  • Deflazacort;
  • Lanthanum Carbonate.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới pefloxacin không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến pefloxacin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác.

Tác dụng phụ của Pefloxacin

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng pefloxacin?

Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngừng sử dụng pefloxacin và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Đau ngực và chóng mặt nặng, ngất, tim đập nhanh;
  • Đau đột ngột, khớp giòn, bầm tím, sưng, đau, cứng khớp hoặc không thể cữ động ở bất kỳ khớp xương nào;
  • Tiêu chảy nước hoặc có máu;
  • Nhầm lẫn, ảo giác, trầm cảm, run, suy nghĩ hay lo lắng bồn chồn bất thường hoặc hành vi bất thường, mất ngủ, ác mộng, cơn động kinh (co giật);
  • Nhức đầu dữ dội, ù tai, buồn nôn, các vấn đề về thị lực, đau phía sau mắt ;
  • Da tái, sốt, suy nhược, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu;
  • Buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt);
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không tiểu;
  • Tê, đau rát, ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân ;
  • Dấu hiệu phát ban da nặng;
  • Phản ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, rát bỏng mắt , đau da đi kèm phát ban da đỏ hoặc tím (đặc biệt là ở mặt hoặc cơ thể phía trên) gây phồng rộp và bong tróc.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy nhẹ, táo bón, nôn mửa;
  • Vấn đề giấc ngủ (mất ngủ);
  • Đau đầu nhẹ hoặc chóng mặt;
  • Ngứa âm đạo hoặc tiết dịch.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.