- Ðiều trị dài hạn: viêm đa khớp dạng thấp, bệnh thoái khớp. - Ðiều trị giai đoạn cấp tính của viêm gân, viêm bao hoạt dịch, đau vai, đau thắt lưng, đau dây thần kinh tọa, đau cổ. - Ðiều trị các tổn thương bong gân và các sang thương mô mềm khác. - Ðau trong hậu phẫu, đau do viêm, Ðau bụng kinh.
Cách dùng Surgam
- Người lớn liều tấn công: 600 mg, chia làm 2 - 3 lần/ngày. - Liều duy trì: từ ngày thứ 4 có thể giảm còn 300 - 400 mg/ngày. - Trẻ > 15 kg (khoảng 4 tuổi) 10 mg/kg/ngày, chia thành 2 - 3 lần. Thời gian điều trị 5 - 10 ngày.
Chống chỉ định với Surgam
- Trẻ em - Quá mẫn với acid tiaprofenic. - Tiền sử hen suyễn do hay không do aspirine & NSAID khác. - Ðang có tiền sử loét dạ dày - tá tràng, suy gan hay suy thận nặng, phụ nữ có thai.
Tương tác thuốc của Surgam
- Không phối hợp với: thuốc kháng đông dạng uống, heparine, NSAID, lithium, methotrexate liều cao, ticlopidine. - Cẩn thận khi phối hợp với: thuốc lợi tiểu, methotrexate liều thấp, thuốc tiêu huyết khối, thuốc hạ HA, sulfonylurea hạ đường huyết.
Tác dụng phụ của Surgam
- Buồn nôn, nôn, đau thượng vị, rối loạn nhu động ruột, loét, thủng hay xuất huyết tiêu hóa. - Phát ban, mề đay, ngứa, ban xuất huyết, suyễn & hạ áp. Hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
Đề phòng khi dùng Surgam
- Ngưng thuốc khi có loét, thủng, xuất huyết tiêu hóa hoặc triệu chứng về tiết niệu. - Không nên dùng khi cho con bú. Tránh lái xe hoặc vận hành máy khi dùng thuốc.
Dùng Surgam theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Tiaprofenic acid
Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
Tiaprofenic acid
Dược lực của Tiaprofenic acid
Thuốc kháng viêm không steroid. Có hoạt tính kháng viêm, giảm đau, hạ nhiệt.
Chỉ định khi dùng Tiaprofenic acid
Ðiều trị dài hạn các triệu chứng trong: - Viêm thấp khớp mạn tính, nhất là viêm đa khớp dạng thấp. - Bệnh thoái khớp gây đau và mất khả năng làm việc. Ðiều trị triệu chứng ngắn hạn các cơn đau cấp tính của: - Bệnh thoái khớp. - Ðau thắt lưng, đau rễ thần kinh nặng. Chấn thương: gãy xương, dập, bong gân, hậu phẫu. Ðiều trị triệu chứng đau trong các trường hợp viêm tai mũi họng và răng miệng. Trong chỉ định này, phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ lan rộng của sự nhiễm trùng kết hợp.
Cách dùng Tiaprofenic acid
Dùng cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi. Uống thuốc với nhiều nước hoặc hòa tan thuốc trong một ly nước lớn. Uống trong các bữa ăn. Thời gian điều trị từ 5 đến 10 ngày. Người lớn: Liều tấn công: 2 viên, 3 lần/ngày. Liều duy trì: tính từ ngày thứ tư: 3-4 viên/ngày. Trẻ em trên 3 tuổi: 10mg/kg/ngày, chia làm 3-4 lần. Thường điều trị từ 5-10 ngày tối đa.
Thận trọng khi dùng Tiaprofenic acid
Chú ý đề phòng: - Có nguy cơ quá mẫn chéo giữa aspirine và thuốc kháng viêm không steroid. Không được dùng acide tiaprofénique ở bệnh nhân có tiền sử bệnh suyễn. - Cẩn thận khi dùng kháng viêm không steroid trong các bệnh nhiễm trùng hay có nguy cơ nhiễm trùng cho dù được kiểm soát tốt do thuốc có khả năng làm giảm sức đề kháng tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng và/hay che khuất các dấu hiệu thông thường của sự nhiễm trùng. - Theo dõi các triệu chứng đường tiêu hóa, ngưng điều trị trong trường hợp có xuất huyết dạ dày ruột. - Nếu điều trị lâu dài, nên kiểm tra chức năng gan, thận và máu. - Ngưng điều trị khi có nổi bóng nước. Thận trọng lúc dùng: - Khi bắt đầu điều trị, phải theo dõi kỹ việc bài niệu và chức năng thận ở những bệnh nhân suy tim, suy gan và suy thận mạn tính, những bệnh nhân có dùng thuốc lợi tiểu, và đặc biệt là người có tuổi. - Các triệu chứng về niệu và viêm bàng quang được ghi nhận với acide tiaprofénique và các thuốc kháng viêm không steroid khác. Khi có bất kỳ một triệu chứng nào về tiết niệu xuất hiện, phải chấm dứt ngay việc điều trị bằng acide tiaprofénique. - Cảnh giác các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông và sử dụng máy móc về nguy cơ bị choáng váng. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Lúc có thai: Chống chỉ định dùng trong thời kỳ có thai. Lúc nuôi con bú: Tránh dùng cho phụ nữ nuôi con bú.
Chống chỉ định với Tiaprofenic acid
- Quá mẫn với acide tiaprofénique, kháng viêm không steroid, aspirine. - Tiền sử bệnh suyễn dù do hoặc không do aspirine hoặc những thuốc kháng viêm không steroid gây ra. - Loét dạ dày tá tràng đang tiến triển hoặc tiền căn loét dạ dày tá tràng. - Suy gan hay suy thận nặng. - Phụ nữ mang thai. - Trẻ em dưới 3 tuổi.
Tương tác thuốc của Tiaprofenic acid
Không nên phối hợp: - Các thuốc chống đông máu đường uống: do tăng nguy cơ xuất huyết. - Méthotrexate: do làm tăng độc tính trên máu của méthotrexate, nhất là khi chất này được sử dụng ở liều cao. - Các thuốc kháng viêm không steroid khác (bao gồm các salicylate ở liều cao): do tăng nguy cơ gây loét và xuất huyết đường tiêu hóa. - Héparine (đường toàn thân): do tăng nguy cơ xuất huyết. - Lithium: do có nguy cơ tăng lithium huyết có thể đạt đến ngưỡng gây độc. - Ticlopidine: do tăng nguy cơ xuất huyết. Thận trọng khi phối hợp: - Các thuốc lợi tiểu: cho bệnh nhân uống nhiều nước, theo dõi chức năng thận trong thời gian đầu trị liệu do có nguy cơ gây suy thận cấp tính ở bệnh nhân mất nước hoặc bị giảm lượng máu. - Thuốc ức chế men chuyển: giảm tác dụng hạ huyết áp. Lưu ý khi phối hợp: - Thuốc ức chế bêta: giảm tác dụng hạ huyết áp. - Ciclosporine: tăng tác dụng độc trên thận. - Vòng tránh thai: giảm hiệu lực của vòng tránh thai. - Thuốc tan huyết khối: tăng nguy cơ xuất huyết.
Tác dụng phụ của Tiaprofenic acid
Rối loạn dạ dày ruột: thường gặp: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị (khi bắt đầu điều trị); hiếm khi: loét, xuất huyết và thủng đường tiêu hóa (sau khi điều trị kéo dài). Phản ứng quá mẫn: - Da: phát ban, nổi mày đay, ngứa, ban xuất huyết. Hiếm khi gây hồng ban đa dạng và bóng nước (hội chứng Stevens Johnson và hội chứng Lyell). - Hô hấp: lên cơn suyễn, nhất là ở những người đã có dị ứng với aspirine và các thuốc kháng viêm không steroid khác. - Khó chịu toàn thân kèm hạ huyết áp, phù Quincke, sốc phản vệ. Thận: suy thận, hồi phục được. Rối loạn tiết niệu: đau bàng quang, tiểu buốt, tiểu láu, tiểu ra máu. Các rối loạn này sẽ khỏi khi ngưng dùng thuốc. Rối loạn hệ thần kinh trung ương: hiếm khi gây chóng mặt. Rối loạn máu: giảm tiểu cầu, ban xuất huyết.