Tân hoà trầm hương Thuỷ

Thành phần
Ðinh hương, Trầm hương, Tía tô, Hoắc hương, Sa nhân, Ðại hồi, Trần bì, Bạch đậu khấu, Quế khâu, Menthol
Dạng bào chế
Thuốc rượu
Dạng đóng gói
Hộp 1chai 8ml thuốc rượu
Hàm lượng
8ml
Sản xuất
Cơ sở Hinh Hòa - VIỆT NAM
Số đăng ký
VND-0406-00

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Tía tô

    Tác dụng của Tía tô

    Tía tô là một loại thảo mộc có lá và hạt được sử dụng để làm thuốc. Tía tô được sử dụng để điều trị hen, ngoài ra cũng được sử dụng điều trị buồn nôn, đột quỵ do hoạt động thể dục, ra mồ hôi và để giảm co thắt cơ.

    Trong ẩm thực, tía tô được sử dụng làm hương liệu. Trong sản xuất, dầu hạt tía tô được sử dụng để sản xuất vani, thuốc nhuộm và mực vì mục đích thương mại.

    Tía tô có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

    Tía tô chứa các chất làm giảm sưng và tác động đến các chất khác gây ra triệu chứng hen. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

    Cách dùng Tía tô

    Liều dùng của tía tô có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Tía tô được bào chế ở dạng:

    • Lá tươi hoặc phơi khô;
    • Rễ sấy hay phơi phô;
    • Quả khô.
    Tác dụng phụ của Tía tô

    Tía tô có thể gây tác dụng phụ như dị ứng, phát ban da. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Trần bì

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Trần bì

    tác dụng của trần bì

    Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là thảo dược khá phổ biến trong đông y. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam. Cách làm trần bì khá đơn giản, các nguyên liệu này được cắt nhỏ ra, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô, lưu trữ lại để chữa bệnh. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm, được chỉ định để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh, hội chứng và triệu chứng sau:

    1. Khó tiêu: tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đường tiêu hóa, giúp bài trừ khí trệ, tăng tiết dịch vị, điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.
    2. Hen suyễn: trần bì tác động lên hệ hô hấp, làm giãn phế quản, tăng lượng dịch tiết, loãng dịch đàm, giúp cho bệnh nhân dễ khạc đàm ra ngoài. Do đó, trần bì cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn, ngăn chặn co thắt phế quản do các tác nhân gây hen gây ra.
    3. Kháng khuẩn: trần bì có thể ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, bao gồm tụ cầu và trực khuẩn, các tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phế quản,..

    Ngoài ra, trần bì còn có nhiều công dụng khác, như chống dị ứng, lợi mật, giảm ho, ức chế cơ trơn tử cung, v.v.

    Trong trần bì có khoảng 2% tinh dầu và là thành phần chính, có tác dụng chữa bệnh chủ đạo. Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu, bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C,v.v.

    Cơ chế tác động của thảo dược trần bì là tác dụng kích thích sự thèm ăn và cải thiện chức năng hệ miễn dịch.

    Cách dùng Trần bì

    Liều dùng của trần bì tùy thuộc vào loại bệnh và đánh giá mức độ bệnh. Qua đó, thầy thuốc sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp với từng bệnh nhân. Thường thì trong một bài thuốc chữa bệnh, trần bì được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tối ưu hóa công dụng.

    Cách dùng trần bì

    Dạng dùng phổ biến của thảo dược trần bì là thuốc sắc, có thể dùng sống, hoặc sao.

    Tác dụng phụ của Trần bì

    Rất ít tài liệu nghiên cứu về các tác dụng phụ của trần bì. Tuy nhiên theo đông y, một số trường hợp sử dụng trần bì quá liều trong thời gian dài có thể gây hại đến nguyên khí. Thông báo ngay cho thầy thuốc hoặc bác sĩ về bất cứ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thảo dược trần bì.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bạch đậu khấu

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Tác dụng của Bạch đậu khấu

    Bạch đậu khấu còn có một số tên gọi khác như đậu khấu, bạch khấu nhân, khấu nhân, là cây thuộc họ gừng.

    Cây bạch đậu khấu là thảo dược mọc hoang và được trồng ở các nước như Việt nam, Lào, Campuchia, Thái lan, Xri Lanca, Nam mỹ. Cây thường được thu hái khi đã 3 năm tuổi. Hạt, quả và hoa của bạch đậu khấu được dùng làm thuốc.

    Thành phần: Trong bạch đậu khấu có chừng 2,4% tinh dầu, thành phần chủ yếu của dầu gồm có bomeol, camphor, humulene, eucalyptole, pinene, caryophyllene, laurelene, terpinene, myrtenal, carvone, sabinene.

    Bạch đậu khấu thường được dùng làm gia vị vì nó có mùi vị dễ chịu. Thuốc thường được dùng để tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục, cũng như giúp chữa đau bụng. Bạch đậu khấu có thể giúp tăng cường miễn dịch và giúp các triệu chứng đường bài tiết. Thuốc còn được dùng để điều trị các bệnh như:

    • Ợ hơi;
    • Co thắt bụng;
    • Hội chứng ruột kích thích;
    • Táo bón;
    • Vấn đề về thận và mật;
    • Chứng chán ăn;
    • Cảm lạnh;
    • Ho;
    • Đau họng.

    Đã có vài nghiên cứu cho thấy bạch đậu khấu giúp chống oxy hóa cũng như chống các bệnh về tiêu hóa. Vị thuốc được cho là có khả năng kháng khuẩn và nấm, giúp tránh ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về khả năng này.

    Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

    Cách dùng Bạch đậu khấu

    Bạn có thể dùng một muỗng cà phê bạch đậu khấu gồm 2g thuốc mỗi ngày hoặc dùng làm gia vị cho nấu ăn.

    Trị đột ngột buồn nôn, ngột ngạt khó chịu ở tim

    Bạn nhai vài hạt bạch đậu khấu để trị triệu chứng này.

    Trị trẻ nhỏ ọc sữa do vị hàn

    Bạn dùng các vị sau bạch đậu khấu, súc sa nhân, mật ong, mỗi thứ 15 hạt, sinh cam thảo, chích cam thảo mỗi thứ 8g. Bạn tán thành bột, xát vào miệng cho trẻ.

    Trị nôn do lạnh

    Bạn dùng bạch đậu khấu 3 trái, tán thành bột, uống với một chén rượu nóng, dùng liên tiếp trong vài ngày.

    Trị nôn mửa do đờm lạnh tích tụ tại dạ dày

    Bạn dùng bạch đậu khấu 12g, bán hạ 10g, quất hồng 8g, bạch truật 10g, phục linh 10g, gừng sống 3 lát. Bạn sắc 3 bát lấy 1 bát uống ấm trước hoặc sau bữa ăn 60 phút. Ngày bạn uống 1 thang thuốc.

    Trị ăn vào nôn ra

    Bạn dùng bạch đậu khấu 80g, sa nhân 80g, đinh hương 40g, gạo tẻ lâu năm 100g. Trước tiên, bạn lấy đất sét khô trộn với gạo sao cháy, rồi bỏ đất sét. Tất cả các vị tán nhỏ dùng nước gừng hòa làm viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần bạn uống từ 8-12g với nước gừng.

    Trị tỳ hư, lòng trắng mắt có màng che

    Bạn dùng bạch đậu khấu 12g, quất bì 8g, bạch truật 10g, bạch tật lê 10g, quyết minh tử 8g, cam cúc hoa 6g, mật mông hoa 6g, mộc tặc thảo 8g, cốc tinh thảo 8g. Bạn sắc 3 bát lấy 1 bát uống ấm trước hoặc sau bữa ăn 60 phút. Ngày bạn uống 1 thang thuốc.

    Dùng bạch đậu khấu để giải độc rượu

    Bạn dùng 5g bạch đậu khấu, 5g cam thảo, sắc nước uống.

    Chữa chứng hôi miệng

    Bạn hãy ngậm bạch đậu khấu vào các buổi sáng để làm thơm hơi thở, chữa chứng hôi miệng.

    Trị ợ, nấc ở phụ nữ sau sinh

    Bạn dùng bạch đậu khấu 20g, đinh hương 20g. Nghiền nhỏ, dùng nước đào hồng uống 4g bột trên, cứ cách 15-20 phút lại uống tiếp.

    Liều dùng của bạch đậu khấu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạch đậu khấu có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Chiết xuất dạng lỏng;
    • Bột;
    • Hạt bạch đậu khấu khô hoặc tươi;
    • Rượu thuốc.
    Tác dụng phụ của Bạch đậu khấu

    Bạch đậu khấu có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

    • Rối loạn tiêu hóa: bạch đậu khấu có thể kích thích dịch và gây rối loạn tiêu hóa cho những người có hội chứng Dumping, bệnh viêm ruột, bệnh Crohn và hội chứng ruột kích thích.
    • Đau bụng mật: bạch đậu khấu chứa các chất có thể kích thích hệ tiêu hóa và có thể làm tăng các triệu chứng của đau bụng mật.
    • Viêm da tiếp xúc: ở những người nhạy cảm, bạch đậu khấu có thể gây viêm da tiếp xúc do terpenes có trong hạt.
    • Nôn mửa, buồn nôn và tiêu chảy: hàm lượng aromatic trong hạt có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa khác nhau khi uống với số lượng lớn.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Menthol

    Nhóm thuốc
    Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
    Thành phần
    Menthol, Tinh dầu bạc hà