Thuốc ho P/H

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
Cao đặc Bách bộ, Cao đặc Cát cánh, Mạch môn, Bối mẫu, Bạch quả, Hạnh nhân, Trần bì, Ma hoàng, Cam thảo
Dạng bào chế
Viên nén bao đường
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ x 100ml cao lỏng
Sản xuất
Công ty TNHH Đông Dược Phúc Hưng - VIỆT NAM
Số đăng ký
V1259-H12-10
Chỉ định khi dùng Thuốc ho P/H
Bổ phổi, tiêu đờm - Trị các chứng ho gió, ho lâu ngày, rát cổ, viêm họng, viêm phế quản.
Cách dùng Thuốc ho P/H
Ngày uống 2 - 3 lần sau bữa ăn.Người lớn: mỗi lần 4 thìa cà phê (20ml).Trẻ em dưới 6 tuổi: mỗi lẩn 2 thìa cà phê (10ml).Trẻ em từ 6 -14 tuổi: mỗi lần 3 thìa cà phê (15ml).
Chống chỉ định với Thuốc ho P/H
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao. Người bệnh tăng huyết áp, tự hãn.
Tương tác thuốc của Thuốc ho P/H
Trong thời gian sử dụng thuốc, không nên ăn các thức ăn cay nóng, tôm, cua, cá và các đồ uống có cồn như rượu, bia...
Đề phòng khi dùng Thuốc ho P/H
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân tiểu đường, suy tim, đau thắt ngực, phụ nữ có thai và cho con bú.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Mạch môn

Nhóm thuốc
Thuốc hướng tâm thần
Thành phần
Mạch môn

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bạch quả

Nhóm thuốc
Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vật
Thành phần
Bạch quả (Ginkgo biloba)
Tác dụng của Bạch quả
Cải thiện tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại biên.
Cải thiện chức năng tiền đình và thính giác.
Đối kháng với các yếu tố hoạt hóa tiểu cầu.
Chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do.
Chống viêm tại chỗ.
Giảm co thắt cơ trơn, giảm đau trên các cơn đau quặn.
Ức chế một số vi khuẩn.
Chỉ định khi dùng Bạch quả
- Giảm trí nhớ, kém tập trung, đặc biệt ở người lớn tuổi. - Thiểu năng tuần hoàn não. - Ù tai, chóng mặt, giảm thính lực. - Chân đi khập khiễng cách hồi. - Một số trường hợp thiếu máu võng mạc. 
Cách dùng Bạch quả
Trà: Cho 1 muỗng cà phê lá Bạch quả trong 100ml nước sôi hãm trong vòng 5 - 7 phút. Uống 1 - 2 ly mỗi ngày sẽ giúp chống căng thẳng, stress.
Dạng thuốc chiết xuất: Hầu hết các nghiên cứu đã được tiến hành cho rằng dùng liều 120 mg/ngày chia hai lần chất chiết xuất chuẩn hóa đến 24 - 27% Glycosides flavone và khoảng 6 – 7% Triterpenes, đối với bệnh viêm tắc động mạch ngoại biên có thể dùng liều 120 – 160mg/ngày. Thời gian dùng thuốc từ 4 – 12 tuần tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Tác dụng phụ của Bạch quả
Lá Bạch quả và chiết xuất từ lá Bạch quả được xem là an toàn, được chứng minh qua nhiều thử nghiệm lâm sàng lớn và được ứng dụng rộng rãi. Tuy nhiên nó có thể có tác động lên quá trình đông máu. Những bệnh nhân đang dùng các thuốc chống đông nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chế phẩm từ lá Bạch quả. Ngưng dùng Bạch quả ít nhất 3 ngày trước khi phẫu thuật. Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai vì tăng nguy cơ gây xuất huyết, sảy thai.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Trần bì

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng đối với máu
Tác dụng của Trần bì

tác dụng của trần bì

Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là thảo dược khá phổ biến trong đông y. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam. Cách làm trần bì khá đơn giản, các nguyên liệu này được cắt nhỏ ra, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô, lưu trữ lại để chữa bệnh. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm, được chỉ định để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh, hội chứng và triệu chứng sau:

  1. Khó tiêu: tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đường tiêu hóa, giúp bài trừ khí trệ, tăng tiết dịch vị, điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.
  2. Hen suyễn: trần bì tác động lên hệ hô hấp, làm giãn phế quản, tăng lượng dịch tiết, loãng dịch đàm, giúp cho bệnh nhân dễ khạc đàm ra ngoài. Do đó, trần bì cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn, ngăn chặn co thắt phế quản do các tác nhân gây hen gây ra.
  3. Kháng khuẩn: trần bì có thể ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, bao gồm tụ cầu và trực khuẩn, các tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phế quản,..

Ngoài ra, trần bì còn có nhiều công dụng khác, như chống dị ứng, lợi mật, giảm ho, ức chế cơ trơn tử cung, v.v.

Trong trần bì có khoảng 2% tinh dầu và là thành phần chính, có tác dụng chữa bệnh chủ đạo. Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu, bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C,v.v.

Cơ chế tác động của thảo dược trần bì là tác dụng kích thích sự thèm ăn và cải thiện chức năng hệ miễn dịch.

Cách dùng Trần bì

Liều dùng của trần bì tùy thuộc vào loại bệnh và đánh giá mức độ bệnh. Qua đó, thầy thuốc sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp với từng bệnh nhân. Thường thì trong một bài thuốc chữa bệnh, trần bì được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tối ưu hóa công dụng.

Cách dùng trần bì

Dạng dùng phổ biến của thảo dược trần bì là thuốc sắc, có thể dùng sống, hoặc sao.

Tác dụng phụ của Trần bì

Rất ít tài liệu nghiên cứu về các tác dụng phụ của trần bì. Tuy nhiên theo đông y, một số trường hợp sử dụng trần bì quá liều trong thời gian dài có thể gây hại đến nguyên khí. Thông báo ngay cho thầy thuốc hoặc bác sĩ về bất cứ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thảo dược trần bì.


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Cam thảo

Nhóm thuốc
Thuốc tim mạch
Tác dụng của Cam thảo

Cây cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò dược chất, cam thảo thường được sử dụng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng và viêm niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày mạn tính), đau cổ họng, viêm phế quản, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, các triệu chứng mãn kinh, loãng xương, viêm khớp mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn gan, sốt rét, lao phổi, kali cao trong máu, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.

Cam thảo còn có khả năng làm giảm dầu trong tóc, điều trị ngứa ngáy, viêm da, chàm, chảy máu, lở loét, bệnh vẩy nến, giảm cân hoặc tình trạng da bị đốm nám.

Khi dùng để tiêm tĩnh mạch, cam thảo thường có tác dụng điều trị viêm gan B và viêm gan C, loét miệng ở người bị viêm gan C.

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất có thể làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể có tác dụng chữa lành vết loét.

Cách dùng Cam thảo

Liều dùng thông thường đối với chứng kích ứng dạ dày:

Bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ, chanh, dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

Ngoài ra, bạn có thể dùng 1ml sản phẩm khác có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ và tinh dầu chanh (STW-5-S, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

Một cách dùng khác là bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cây thập tự, hoa cúc Đức, bạc hà, caraway, cam thảo và chanh (STW 5-II, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần.

Liều dùng thông thường để phục hồi sau giải phẫu:

Bạn uống thuốc Sualin® có chứa 97 mg cam thảo 30 phút trước khi được gây tê.

Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng 30ml chất lỏng chứa 0,5g cam thảo trong ít nhất 1 phút trước 5 phút trước khi đặt ống thở.

Liều dùng thông thường đối với ngứa và viêm da (chàm):

Bạn dùng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo 3 lần mỗi ngày trong 2 tuần.

Liều dùng của cam thảo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Cam thảo được bào chế dưới dạng gel và viên nang.

Tác dụng phụ của Cam thảo

Mặc dù cây cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.

Các tác dụng phụ khác khi sử dụng cam thảo bao gồm mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu, giữ nước và natri, giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng ở nam giới.

Những người sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.