Ticarsun 3.1gm

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Ticarcillin disodium; Clavulanate potassium
Dạng bào chế
Bột pha tiêm
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ
Hàm lượng
3g Ticarcillin; 0,1g
Sản xuất
Kwality Pharmaceutical PVT. Ltd. - ẤN ĐỘ
Đăng ký
Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Trường Thịnh
Số đăng ký
VN-13654-11
Chỉ định khi dùng Ticarsun 3.1gm
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên & dưới, da & mô mềm, tiết niệu & sinh dục. - Viêm tuỷ, nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn hỗn hợp sau phẫu thuật. 
Cách dùng Ticarsun 3.1gm
Người lớn
Liều dùng thông thường cho bệnh nhiễm khuẩnTiêm tĩnh mạch 3,1 g mỗi 4 giờ.Thời gian: 3 hoặc 4 tuần, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.Viêm nội mạc tử cungNhiễm trùng mức độ vừa: tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 6 giờ.Nhiễm trùng mức độ nặng: tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg (tính theo ticarcillin) 4 giờ.Thời gian: liệu pháp tiêm nên được tiếp tục trong ít nhất 24 giờ sau khi bệnh nhân hết sốt, hết đau đớn, và số lượng bạch cầu đã bình thường hóa. Điều trị bằng doxycycline trong 14 ngày được khuyến cáo nếu nhiễm Chlamydia ở bệnh nhân sau sinh muộn (nên ngừng việc cho con bú).Trẻ emLiều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng ổ bụngTrẻ sơ sinh:0-4 tuần, cân nặng 1199 g trở xuống: tiêm tĩnh mạch 75 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 12 giờ;0-6 ngày, cân nặng lúc sinh 1200-2000 g: tiêm tĩnh mạch 75 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 12 giờ;0-6 ngày, cân nặng 2001 g trở lên: tiêm tĩnh mạch 75 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 8 giờ;7 ngày đến 4 tuần, cân nặng lúc sinh 1200-2000 g: tiêm tĩnh mạch 75 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 8 giờ;7 ngày đến 4 tuần, cân nặng 2001 g trở lên: tiêm tĩnh mạch 100 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 8 giờ.Ngoài ra, tiêm tĩnh mạch 200-300 mg/kg/ngày (phần ticarcillin) chia mỗi 6-8 giờ đã được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh đủ tháng.2 tháng hoặc ít hơn: tiêm tĩnh mạch 200-300 mg/kg/ngày (ticarcillin tính theo) chia mỗi 6-8 giờ3 tháng tuổi trở lên:Nếu trẻ nặng 59 kg trở xuống:Nhiễm trùng nhẹ đến vừa: tiêm tĩnh mạch 25-50 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 6 giờ.Nhiễm trùng nặng: tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 4 giờ; cách thay thế, tiêm tĩnh mạch từ 50 đến 75 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 6 giờ đã được khuyến cáo.Nếu trẻ nặng 60 kg trở lên:Nhiễm trùng nhẹ đến vừa: tiêm tĩnh mạch 3,1 g mỗi 6 giờ.Nhiễm trùng nặng: tiêm tĩnh mạch 3,1 g mỗi 4 giờ.Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng khớpTrẻ sơ sinh:0-4 tuần, cân nặng 1199 g trở xuống: tiêm tĩnh mạch 75 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 12 giờ;0-6 ngày, cân nặng lúc sinh 1200-2000 g: tiêm tĩnh mạch 75 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 12 giờ;0-6 ngày, cân nặng 2001 g trở lên: tiêm tĩnh mạch 75 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 8 giờ;7 ngày đến 4 tuần, cân nặng lúc sinh 1200-2000 g: tiêm tĩnh mạch 75 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 8 giờ;7 ngày đến 4 tuần, cân nặng 2001 g trở lên: tiêm tĩnh mạch 100 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 8 giờ.Ngoài ra, tiêm tĩnh mạch 200-300 mg/kg/ngày ( ticarcillin) chia mỗi 6-8 giờ đã được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh đủ tháng.2 tháng hoặc ít hơn: tiêm tĩnh mạch 200-300 mg/kg/ngày (ticarcillin) chia mỗi 6-8 giờ.3 tháng tuổi trở lên:Nếu trẻ nặng 59 kg trở xuống:Nhiễm trùng từ nhẹ đến vừa: tiêm tĩnh mạch 25-50 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 6 giờNhiễm trùng nặng: tiêm tĩnh mạch 50 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 4 giờ; cách khác, tiêm tĩnh mạch từ 50 đến 75 mg/kg (tính theo ticarcillin) mỗi 6 giờ đã được khuyến cáo.Nếu trẻ nặng 60 kg trở lên:Nhiễm trùng từ nhẹ đến vừa: tiêm tĩnh mạch 3,1 g mỗi 6 giờ.Nhiễm trùng nặng: tiêm tĩnh mạch 3,1 g mỗi 4 giờ.
Chống chỉ định với Ticarsun 3.1gm
Dị ứng với penicillin & các beta-lactam khác. Tiền sử suy gan do dùng nhóm penicillin. Tăng bạch cầu đơn nhân.
Tương tác thuốc của Ticarsun 3.1gm
Thuốc chống đông máu (ví dụ, heparin, warfarin) vì nguy cơ chảy máu có thể tăng lên;
Probenecid bởi vì có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của clavulanate + ticarcillin;
Kháng sinh nhóm tetracycline (ví dụ, doxycycline), vì các thuốc này có thể làm giảm tác dụng của clavulanate + ticarcillin;
Methotrexate vì nguy cơ tác dụng phụ của methotrexate có thể tăng lên do clavulanate + ticarcillin;
Kháng sinh nhóm aminoglycoside (như gentamicin), mycophenolate, hoặc thuốc tránh thai đường uống (ví dụ, thuốc tránh thai) vì hiệu quả của các thuốc này có thể giảm do clavulanate + ticarcillin.
Tác dụng phụ của Ticarsun 3.1gm
Tiêu chảy nhẹ, đầy hơi, đau bụng;
Buồn nôn hoặc nôn mửa;
Đau khớp hoặc đau cơ;
Đau đầu;
Phát ban da hoặc ngứa;
Đau, sưng, hoặc nóng rát nơi tiêm thuốc;
Nhiễm nấm âm đạo (ngứa hoặc tiết dịch).
Phản ứng phụ nghiêm trọng:
Tiêu chảy có nước hoặc có máu;
Có máu trong nước tiểu, muốn đi tiểu gấp, đi tiểu đau hoặc khó khăn;
Dễ bầm tím hoặc chảy máu, suy nhược bất thường;
Khô miệng, khát nước, lú lẫn, đi tiểu nhiều, đau cơ hay yếu cơ, nhịp tim nhanh, cảm thấy choáng váng, ngất xỉu;
Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm;
Sốt, đau họng và đau đầu với phồng rộp nặng, bong tróc, và phát ban da đỏ;
Đau ngực;
Co giật.
Đề phòng khi dùng Ticarsun 3.1gm
Bệnh nhân suy gan. Suy thận nặng: chỉnh liều. Phụ nữ có thai & cho con bú.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Clavulanate potassium

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Potassium Clavulanate
Dược lực của Clavulanate Potassium
Clavulanic acid là kháng sinh thường phối hợp với Amoxicillin có phổ kháng khuẩn rộng.
Dược động học của Clavulanate Potassium
Clavulanat kali hấp thu dễ dàng qua đường uống. Nồng độ của thuốc trong huyết thanh đạt tối đa sau 1 - 2 giờ uống thuốc. Với liều 250 mg (hay 500 mg) sẽ có khoảng 3 mcg/ml acid clavulanic trong huyết thanh. Sau 1 giờ uống 5 mg/kg acid clavulanic sẽ có trung bình 3,0 mcg/ml acid clavulanic trong huyết thanh.
Sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và tốt nhất là uống ngay trước bữa ăn.
Sinh khả dụng đường uống của acid clavulanic là 75%.
Khoảng 30 - 40% acid clavulanic được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng hoạt động. Probenecid không ảnh hưởng đến sự đào thải của acid clavulanic.
Tác dụng của Clavulanate Potassium
Acid clavulanic do sự lên men của Streptomyces clavuligerus có cấu trúc beta - lactam gần giống penicillin, có khả năng ức chế beta - lactamase do phần lớn các vi khuẩn gram âm và Staphylococcus sinh ra. Đặc biệt nó có tác dụng ức chế mạnh các beta - lactamase truyền qua plasmid gây kháng các penicillin và các cephalosporin.
Pseudomonas aeruginosa, Proteus morganii và rettgeri, một số chủng Enterobacterr và Providentia kháng thuốc này. Bản thân acid clavulanic có tác dụng kháng khuẩn rất yếu.
Acid clavulanic giúp cho amoxicillin không bị beta - lactamase phá huỷ, đồng thời mở rộng thêm phổ kháng khuẩn của amoxicillin một cách hiệu quả đỗi với nhiều vi khuẩn thông thường đã kháng lại amoxicillin, kháng các penicillin khác và các cephalosporin.
Có thể coi amoxicillin và clavulanat là thuôc diệt khuẩn đối với các Pneumococcus, các Streptococcus beta tan máu, Staphylococcus (chủng nhạy cảm với penicillin không bị ảnh hưởng của penicillinase), Haemophilus influenza và Branhamella catarrhalis kể cả những chủng sinh sản mạnh beta - lactamase. Tóm lại phổ diệt khuẩn của thuốc bao gồm:
Vi khuẩn gram dương:
Loại hiếu khí: Streptococcus faecalis, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus viridans, Staphylococcus aureus, Corynebacterium, Bacillus anthracis, Listeria monocytogenes.
Loại yếm khí: Các loài Bacteroides kể cả B.fragilis.
Chỉ định khi dùng Clavulanate Potassium
Nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp trên: viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa đã được điều trị bằng các kháng sinh thông thường nhưng không đỡ. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bởi các chủng H.influenza và Branhamella catarrbalis sản sinh beta - lactamase: viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi - phế quản. Nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu - sinh dục bởi các chủgn E.coli, Klebsiella và Enterobacter sản sinh: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận (nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ). Nhiễm khuẩn da và mô mềm: mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn máu sản khoa, nhiễm khuẩn trong ổ bụng (tiêm tĩnh mạch trong nhiễm khuẩn máu, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn sau mổ, đề phòng nhiễm khuẩn trong khi mổ dạ dày - ruột,tử cung, đầu và cổ, tim, thận, thay khớp và đường mật).
Cách dùng Clavulanate Potassium
Dạng uống:
- Liều người lớn: uống 1 viên 125 mg acid clavulanic cách 8 giờ /lần. Với nhiễm khuẩn nặng và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới điều trị 1 viên 125 mg acid clavulanic cách 8 giờ/lần, trong 5 ngày.
- Liều trẻ em:
+ Trẻ em trên 40 kg: uống theo liều người lớn.
Điều trị không được vượt quá 14 ngày mà không khám lại.
Dạng tiêm:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: tiêm tĩnh mạch trực tiếp rất chậm hoặc tiêm truyền nhanh 1 g/lần, cứ 8 giờ tiêm 1 lần. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn, có thể hoặc tăng liều tiêm (cứ 6 giờ tiêm 1 lần) hạơc tăng liều lên tới 6 g/ngày. Không bao giờ vượt quá 200 mg acid clavulanic cho mỗi lần tiêm.
Dự phòng nhiễm khuẩn khi phẫu thuật: tiêm tĩnh mạch 1 g vào lúc gây tiền mê.
Trẻ em, trẻ đang bú, trẻ sơ sinh: dùng loại lọ tiêm 500 mg. Không vượt quá 5 mg/kg thể trọng đối với acid clavulanic cho mỗi lần tiêm.
Trẻ em từ ba tháng đến 12 tuổi: 100 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần, tiêm tĩnh mạch trực tiếp rất chậm hoặc tiêm truyền.
Thận trọng khi dùng Clavulanate Potassium
Đối với những người bệnh có biểu hiện rối loạn chức năng gan:
Các dấu hiệu và triệu chứng vàng da ứ mật tuy ít xảy ra khi dùng thuốc nhưng có thể nặng. Tuy nhiên những triệu chứng đó thường hồi phục được và sẽ hết sau 6 tuần ngừng điều trị.
Đối với những người bệnh suy thận trung bình hay nặng cần chú ý đến liều lượng dùng.
Dùng thuốc kéo dài đôi khi làm phát triển các vi khuẩn kháng thuốc.
Cần chú ý đối với những người bệnh bị phenylceton niệu vì các hỗn dịch có chứa 12,5 mg aspartam trong 5 ml.
Khi tiêm tĩnh mạch liều cao cần duy trì cân bằng lượng dịch xuất nhập để giảm thiểu hiện tượng sỏi - niệu.
Phải kiểm tra thường xuyên các ống thông bàng quang để tránh hiện tượng kết tủa gây tắc khi có nồng độ chế phẩm cao trong nước tiểu ở nhiệt độ thường.
Tránh sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
Chống chỉ định với Clavulanate Potassium
Cần chú ý đến khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh beta - lactam như các cephalosporin.
Chú ý đến người bệnh có tiền sử vàng da/rối loạn chức năng gan do dùng amoxicillin và clavulanat hay các penicillin vì acid clavulanic gây tăng nguy cơ ứ mật trong gan.
Tương tác thuốc của Clavulanate Potassium
Thuốc có thể gây kéo dài thời gian chảy máu và đông máu. Vì vậy cần phải cẩn thận đối với những người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.
Giống các kháng sinh có phổ tác dụng rộng, thuốc có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai uống, do đó cần phải báo trước cho người bệnh.
Tác dụng phụ của Clavulanate Potassium
Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là những phản ứng về tiêu hoá: ỉa chảy, buồn nôn, nôn. Ngoài ra còn có thể gây ngoại ban, ngứa.
Ít gặp: tăng bạch cầu ái toan, viêm gan, vàng da ứ mật, tăng transaminase, ngứa, ban đỏ, phát ban.
Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, phù Quincke, giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens - Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da bong, hoại tử biểu bì do ngộ độc, viêm thận kẽ.
Quá liều khi dùng Clavulanate Potassium
Dùng quá liều, thuốc it gây ra tai biến, vì được dung nạp tốt ngay cả ở liều cao. Trường hợp chức năng thận giảm và hàng rào máu não kém, thuốc tiêm sẽ gây triệu chứng nhiễm độc. Tuy nhiên nói chung những phản ứng cấp xảy ra phụ thuộc vào tình trạng quá mẫn của từng cá thể. Nguy cơ chắc chắn là tăng kali huyết khi dùng liều rất cao vì acid clavulanic được dùng dưới dạng muối kali. Có thể dùng phương pháp thẩm phân máu để loại thuốc ra khỏi tuần hoàn.
Bảo quản Clavulanate Potassium
bảo quản thuốc viên ở nơi khô ráo, ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
Khi tạo thành hỗn dịch, thuốc giữ được trong 7 ngày nếu được bảo quản trong tủ lạnh (không để đóng băng).
Bảo quản ống tiêm ở chỗ khô và ở dưới 25 độ C.