Tiểu hồi

Người ta dùng tiểu hồi cần điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs), bàng quang và sỏi thận, giữ nước (phù nề). Tiểu hồi cần cũng được sử dụng để giúp tiêu hóa.

Nhóm thuốc
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Tác dụng của Tiểu hồi

Tiểu hồi được sử dụng điều trị khó chịu dạ dày, chướng bụng, sổ mũi. Thảo dược có thể làm loãng đờm. Ngoài ra, tiểu hồi hoạt động như thuốc lợi tiểu để tăng lưu lượng nước tiểu và như một chất kích thích sự thèm ăn.

Phụ nữ sử dụng tiểu hồi để tăng lưu lượng sữa khi cho con bú, bắt đầu kinh nguyệt, điều trị khó chịu kinh nguyệt hoặc đau, dễ sinh con, tăng nhu cầu tình dục.

Đàn ông sử dụng tiểu hồi để điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn dục nam. Các tác dụng khác bao gồm điều trị co giật, nghiện nicotin, khó ngủ (mất ngủ), hen suyễn và táo bón.

Một số người thoa trực tiếp tiểu hồi cần lên da để điều trị chấy, ghẻ và bệnh vẩy nến.

Trong thực phẩm, tiểu hồi được sử dụng như một tác nhân tạo hương liệu. Nó có vị ngọt, thơm giống như hương vị của cam thảo đen. Thảo dược này thường được sử dụng trong rượu và rượu mùi, chẳng hạn như anisette và ouzo. Tiểu hồi cần cũng được sử dụng trong các sản phẩm sữa, gelatin, thịt, kẹo và các sản phẩm làm thơm miệng.

Trong sản xuất, cây hồi hương thường được sử dụng như một loại hương thơm trong xà phòng, kem, nước hoa và túi nhỏ ướp nước hoa.

Cách dùng Tiểu hồi

Liều dùng tiểu hồi cần để điều trị khó chịu kinh nguyệt được khuyến cáo như sau:

Bạn dùng 500mg sản phẩm gồm nghệ tây, hạt giống cần tây và chiết xuất tiểu hồi, uống 3 lần một ngày trong 3 ngày đầu tiên của kinh nguyệt.