Tinh dầu tràm trà

Nhóm thuốc
Thuốc tim mạch
Tác dụng của Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ cây tràm trà –Melaleuca alternifolia là loài cây bản xứ ở Úc, tên được ghép từ 2 âm trong tiếng Hy Lạp: “Melas” (đen) và Leukos (trắng).

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá của cây trà chủ yếu dùng để điều trị các bệnh lý như:

  • Nhiễm trùng như mụn trứng cá
  • Nhiễm nấm móng (nấm mốc da)
  • Chấy, ghẻ
  • Giun gai
  • Thuốc khử trùng ngoài da cho vết cắt và vết trầy xước, bỏng, côn trùng cắn và ong đốt, nhiễm khuẩn âm đạo, tái phát herpes, đau răng
  • Nhiễm trùng miệng và mũi, đau họng
  • Nhiễm trùng tai như viêm tai giữa và viêm tai ngoài
  • Ho, tắc nghẽn phế quản và viêm phổi nếu bạn cho tinh dầu tràm trà vào nước tắm
  • Trị mụn trứng cá, mụn ẩn…

Tinh dầu tràm trà có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Các chất trong tinh dầu tràm trà có thể giết chết vi khuẩn, nấm và giảm phản ứng dị ứng da. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Cách dùng Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà sử dụng cho người lớn

• Đối với nấm móng: bạn thoa tinh dầu tràm trà nguyên chất 100% 2 lần/ngày trong 6 tháng.

• Đối với nấm da chân ở vận động viên: bạn thoa tinh dầu tràm trà 25% hoặc 50% 2 lần/ngày trong 1 tháng. Bạn cũng có thể thoa kem tinh dầu tràm trà 10% 2 lần/ngày trong 1 tháng.

• Đối với mụn trứng cá: bạn thoa gel tinh dầu tràm trà 5% hàng ngày.

Tinh dầu tràm trà sử dụng cho trẻ em

• Đối với nhiễm trùng mắt: Bạn rửa mí mắt trẻ bằng tinh dầu tràm trà 50% hoặc massage mí mắt với thuốc mỡ cây trà 5%, áp dụng trong 4-6 tuần.

• Đối với các bệnh nhiễm trùng da: Bạn thoa tinh dầu tràm trà hoặc có thể hòa thêm với một giọt khoảng 0,004 ml iốt 2 lần/ngày lên các vết thương trong 30 ngày hoặc cho đến khi các vết thương lành lại.

• Đối với mụn cóc do virus: Bạn thoa tinh dầu tràm trà lên mụn cóc 1 lần/ngày trong 12 ngày.

Liều dùng của tinh dầu tràm trà có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn nên thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Tinh dầu tràm trà có ở các dạng bào chế:

  • Xà phòng, dầu gội đầu và kem đánh răng
  • Tinh dầu
  • Dung dịch
  • Gel
Tác dụng phụ của Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có thể gây ra các tác dụng không mong muốn:

  • Kích ứng và sưng da
  • Ở người bị mụn trứng cá, đôi khi có thể làm khô da, ngứa, châm chích, nóng và đỏ
  • Ở bé trai sẽ gây phát triển vú không bình thường (gynecomastia)
  • Lú lẫn, đi không vững, mất thăng bằng, phát ban và hôn mê

Đây chưa phải là tất cả các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.