Tiphancid

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Nhôm hydroxyd 100mg, Magnesi hydroxyd 150mg, Tricalci phosphat 50mg
Dạng bào chế
Viên nén
Dạng đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên nén, hộp 01 chai x 100 viên nén, hộp 01 chai x 200 viên nén
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm Tipharco - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-13890-11
Chỉ định khi dùng Tiphancid
Giảm các triệu chứng do tăng tiết acid quá mức như khó tiêu, nóng bỏng vùng thượng vị, chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi chua, tăng độ acid, đau rát dạ dày & các rối loạn thường gặp trong bệnh lý loét dạ dày tá tràng, thực quản.
Cách dùng Tiphancid
Người lớn: 2-4 viên, trước bữa ăn, sau khi ăn 1 giờ hoặc khi đi ngủ.
Chống chỉ định với Tiphancid
Không nên dùng cho bệnh nhân suy nhược cơ thể, suy thận, nhiễm kiềm, Mg máu tăng.
Tương tác thuốc của Tiphancid
Thuốc làm giảm hấp thụ một số kháng sinh (như tetracycline), sắt.
Đề phòng khi dùng Tiphancid
Ở bệnh nhân suy thận, Mg tích tụ trong máu cao gây mệt mỏi. Ở người ăn kiêng, hydroxit Al có thể gây táo bón. Hydroxit Al có thể gây thiếu hụt photpho làm loãng xương.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Nhôm hydroxyd

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Nhôm hydroxyd khô
Dược lực của Nhôm hydroxyd
Là thuốc kháng acid.
Dược động học của Nhôm hydroxyd
Nhôm hydroxyd tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid clohydric dạ dày tạo thành nhôm clorid và nước. Khoảng 17 - 30% nhôm clorid tạo thành được hấp thu và thải trừ nhanh qua thận ở người có chức năng thận bình thường. Ở ruột non, nhôm clorid chuyển nhanh thành muối nhôm kiềm không tan, kém hấp thu. Nhôm có trong các thuốc khkáng acid (trừ nhôm phosphat) phối hợp với phosphat ăn vào tạo thành nhôm phosphat không tan trong ruột và được thải trừ qua phân. Nếu chế độ ăn ít phosphat, các thuốc kháng acid chứa nhôm sẽ làm giảm hấp thu phosphat và gây chứng giảm phosphat trong máu và chứng giảm phosphat nước tiểu.
Tác dụng của Nhôm hydroxyd
Gel nhôm hydroxyd khô là bột vô định hình, không tan trong nước và cồn. Bột này có chứa 50 - 57% nhôm oxyd dưới dạng hydrat oxyd và có thể chứa các lượng khác nhau nhôm carbonat và bicarbonat.
Nhôm hydroxyd có khả năng làm tăng pH dịch dạ dày chậm hơn các chất kháng acid nhóm calci và magnesi. Uống khi đói, thuốc có thể đi qua dạ dày rỗng quá nhanh để thể hiện hết tác dụng trung hoà acid của nó. Sự tăng pH dịch vị do chất kháng acid gây nên sẽ ức chế tác dụng tiêu protid của pepsin, tác dụng này rất quan trọng ở người loét dạ dày.
Chỉ định khi dùng Nhôm hydroxyd
Làm dịu các triệu chứng do tăng acid dạ dày (chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu do tăng acid).
Tăng acid dạ dày do loét dạ dày, tá tràng.
Phòng và điều trị loét và chảy máu dạ dày tá tràng do stress.
Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
Tăng phosphat máu: cùng với chế độ ăn ít phosphat.
Tuy nhiên, dùng thuốc kháng acid chứa nhôm để làm chất gắn với phosphat (nhằm loại phosphat ) có thể dẫn đến nhiễm độc nhôm ở người suy thận. Nên dùng thuốc khác.
Cách dùng Nhôm hydroxyd
Để chống acid: liều thuốc cần để trung hoà acid dạ dày thay đổi tuỳ theo người bệnh, phụ thuộc vào lượng acid tiết ra và khả năng trung hào acid của các thể tích bằng nhau của các chất kháng acid và chế phẩm kháng acid biến thiên rất lớn.
Dạng lỏng của các thuốc kháng acid được coi là hiệu lực lớn hơn dạng rắn hoặc dạng bột. Trong phần lớn trường hợp, phải nhai các viên nén trước khi nuốt nếu không thuốc có thể không tan hoàn toàn trong dạ dày trước khi đi vào ruột non.
Dạng phối hợp thuốc kháng acid chứa hợp chất nhôm và hoặc calci cùng với muối magnesi có ưu điểm là khắc phục tính gây táo bón của nhôm và hoặc calci nhờ tính chất nhuận tràng của magnesi.
Liều dùng tối đa khuyến cáo để chữa triệu chứng rối loạn tiêu hoá, khó tiêu, không nên dùng quá 2 tuần.
Để dùng trong bệnh loét dạ dày tá tràng: để đạt đầy đủ tác dụng chống acid ở thời điểm tối ưu, cần uống thuốc kháng acid 1 đến 3 giờ sau bữa ăn và vào lúc đi ngủ để kéo dài tác dụng trung hoà. Vì không có mối liên quan giữa hết triệu chứng và lành vết loét, cần uống tiếp tục thuốc chống acid ít nhất 4 - 6 tuần sau khi hết triệu chứng.
Liều dùng (uống):
Điều trị loét dạ dày:
Trẻ em: 5 - 15 ml, hỗn dịch nhôm hydroxyd, cứ 3 - 6 giờ một lần hoặc 1 đến 3 giờ sau các bữa ăn và khi đi ngủ.
Phòng chảy máu đường tiêu hoá:
Trẻ nhỏ: 2 - 5 ml/liều, cứ 1 - 2 giờ uống 1 lần.
Trẻ lớn: 5 - 15 ml/liều, cứ 1 - 2 giờ uống 1 lần.
Người lớn: 30 - 60 ml/liều, cứ 1 giờ 1 lần.
Cần điều chỉnh liều lượng để duy trì pH dạ dày >5.
Chứng tăng phosphat máu:
Trẻ em: 50 - 150 mg/kg/24h, chia làm liều nhỏ, uống cách nhau 4 - 6 giờ, liều được điều chỉnh để phosphat huyết thanh ở mức bình thường.
Người lớn: 500 - 1800 mg, 3 - 6 lần/ngày, uống giữa các bữa ăn và khi đi ngủ, tốt nhất là uống vào bữa ăn hoặc trong vòng 20 phút sau khi ăn.
Để kháng acid:
Người lớn uống 30 ml, hỗn dịch nhôm hydroxyd, vào lúc 1 đến 3 giờ sau bữa ăn và lúc đi ngủ.
Thận trọng khi dùng Nhôm hydroxyd
Cần dùng thận trọng với người có suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan và chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hoá.
Người cao tuổi, do bệnh tật hoặc do điều trị thuốc có thể bị táo bón và phân rắn. Cần thận trọng về tương tác thuốc.
Kiểm tra đinh kỳ nông độ phosphat trong quá trình điều trị lâu dài.
Chống chỉ định với Nhôm hydroxyd
Mẫn cảm với nhôm hydroxyd.
Giảm phosphat máu.
trẻ nhỏ tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm, đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc bị suy thận.
Tương tác thuốc của Nhôm hydroxyd
Nhôm hydroxyd có thể làm thay đổi hấp thhu của các thuốc. Uống đồng thời với tetracyclin, digoxin, indomethacin, muối sắt, isoniazid, allopurinol, benzodiazepin, corticosteroid, penicilamin, phenothiazin, ranitidin, ketoconazol, itraconazol có thể làm giảm sự hấp thu của những thuốc này. Vì vậy, cần uống các thuốc này cách xa thuốc kháng acid.
Gel nhôm hydroxyd làm giảm hấp thu các tetracyclin khi dùng kèm do tạo phức.
Tác dụng phụ của Nhôm hydroxyd
Nhuyễn xương, bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hòng cầu nhỏ đã xảy ra ở người suy thận mạn tính dùng nhôm hydroxyd làm tác nhân gây dính kết phosphat.
Giảm phosphat máu đã xảy ra khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao. Ngộ độc nhôm và nhuyễn xương có thể xảy ra ở người bệnh có hội chứng urê máu cao.
Thường gặp: táo bón, chát miệng, cứng bụng, phân rắn, buồn nôn, nôn, phân trắng.
Ít gặp: giảm phosphat máu, giảm magnesi máu.
Bảo quản Nhôm hydroxyd
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, trong bao bì kín.