Vắc-xin cúm bất hoạt Influenza

Nhóm thuốc
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Tác dụng của Vắc-xin cúm bất hoạt Influenza

Đây là vắc-xin bảo vệ cơ thể giúp chống lại một số chủng cúm.

Thuốc chủng ngừa virus cúm là một loại vắc xin, hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại một số loại virus cúm, giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.

Sử dụng vắc-xin virus cúm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kiểm tra nhãn ghi trên bao bì thuốc để biết cách dùng thuốc chính xác.

Vắc-xin virus cúm được tiêm tại  bệnh viện, hoặc phòng mạch của bác sĩ. Liên hệ bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào.

Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc tiêm ngừa virus cúm, hãy đến khám bác sĩ để được tư vấn xử lí. Hỏi bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về cách sử dụng vắc-xin virus cúm.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Cách dùng Vắc-xin cúm bất hoạt Influenza

Liều dùng Vắc-xin cúm bất hoạt Influenza cho người lớn như thế nào?

Liều dùng dự phòng Cúm

Tiêm bắp 0,5 ml một lần.

Fluzone Intradermal (Loại vắc-xin  này được tiêm vào da (không phải tiêm bắp) bằng loại kim rất nhỏ).

Từ 18 đến 64 tuổi: tiêm 0,1 ml một lần.

Liều dùng dự phòng Cúm cho người cao tuổi

Trên 65 tuổi: Tiêm bắp vắc-xin  ngừa vi rút cúm, dung dịch tiêm bắp không chất bảo quản (Fluzone liều cao): 0,5 ml trong một lần.

Afluria:

Trẻ em từ 5 -8 tuổi chưa từng được tiêm ngừa cúm hoặc chỉ tiêm ngừa lần đầu tiên ở mùa trước chỉ bằng một liều:

  • Tiêm bắp hai liều 0,5 mL, tiêm một lần vào ngày 1 và tiêm lần nữa cách khoảng 4 tuần sau đó.

Trẻ em từ 5-8 tuổi đã được tiêm hai liều vào mùa cúm trước đó hoặc đã tiêm ít nhất một liều vào hai hoặc nhiều năm trước:

  • Tiêm bắp liều đơn 0,5 mL.

Trẻ em từ 9 tuổi trở lên:

  • Tiêm bắp một liều đơn 0,5 mL.

Lưu ý: Mặc dù được chấp thuận sử dụng ở trẻ em từ 5 đến 8 tuổi, ACIP không khuyến cáo sử dụng Afluria ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 8 tuổi do nguy cơ tăng tỷ lệ bị sốt và co giật do sốt được ghi nhận ở mùa cúm 2010-2011. Tuy nhiên, nếu không có sẵn vắc-xin phù hợp độ tuổi khác, trẻ em 5-8 tuổi, dù cũng được xem là có nguy cơ mắc biến chứng do cúm có thể được cho dùng Afluria sau khi đã xem xét hiệu quả và rủi ro với cha mẹ hoặc người chăm sóc của trẻ.

Fluzone:

Từ 6 tháng đến 35 tháng tuổi:

  • Tiêm bắp 0,25 mL (dùng 1 hoặc 2 liều).

Từ 3 đến 8 tuổi:

  • Tiêm bắp 0,5 mL (dùng 1 hoặc 2 liều).

Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi trước đây chưa được tiêm chủng  sẽ được tiêm 2 liều:

  • Tiêm trước 1 tháng để đạt phản ứng kháng thể tương thích. Liều thứ hai tốt nhất nên được tiêm trước khi bắt đầu mùa cúm.

Từ 9 tuổi trở lên:

  • Tiêm bắp 0,5 ml trong một lần.

Fluvirin:

Từ 4 đến 8 tuổi:

  • Tiêm bắp 0,5 mL với một hoặc hai liều.

Trẻ em từ 4-8 tuổi nên tiêm 2 liều vaccine cách nhau ít nhất 4 tuần nếu trẻ chưa từng tiêm ngừa bất cứ vaccine ngừa cúm nào trước đó. Trẻ em từ 4-8 tuổi từng tiêm chỉ 1 liều trong năm tiêm chủng đầu tiên ở mùa cúm trước sẽ được tiêm 2 liều vaccine cách nhau ít nhất 4 tuần. Trẻ em từ 4-8 tuổi đã được tiêm hai liều bất kỳ vắc-xin vi rút cúm trong mùa cúm trước đó, hoặc đã tiêm một liều trong năm trước khi đến mùa cúm chỉ có thể được tiêm một liều.

Từ 9 tuổi trở lên:

  • Tiêm bắp 0,5 ml liều đơn.

Fluarix hoặc Flulaval:

Trẻ từ 3 đến 8 tuổi trước đây chưa được tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa lần đầu tiên ở mùa cúm trước với 1 liều chứa 2 liều 0,5 ml; mỗi liều 0,5 ml được tiêm trước ít nhất 4 tuần. Trẻ em từ 3 đến 8 tuổi từng tiêm 2 liều vắc-xin cúm trước đây chỉ được tiêm một liều 0,5 ml.

Trẻ em từ 9 tuổi trở lên chỉ được tiêm một liều 0,5 ml.

Vắc-xin cúm bất hoạt Influenza có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch tiêm 15 mcg/0,5 mL;
  • Thuốc xịt.
Thận trọng khi dùng Vắc-xin cúm bất hoạt Influenza

Một số tình trạng y tế có thể tương tác với thuốc chủng ngừa vi rút cúm. Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn có bất kỳ bệnh nào khác đặc biệt là:

  • Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú;
  • Nếu bạn đang dùng bất cứ thuốc theo toa hoặc không theo toa, thảo dược, chất chế độ ăn uống khác;
  • Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác;
  • Nếu bạn có hệ thống miễn dịch yếu.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc của Vắc-xin cúm bất hoạt Influenza

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc tiêm ngừa vi rút cúm. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác, đặc biệt là:

  • Corticosteroids (như prednisone) hoặc các loại thuốc khác có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vắc-xin virus cúm. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn không biết chắc loại thuốc bạn đang dùng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch hay không.

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Có tiền sử hội chứng Guillain-Barra © hoặc các vấn đề ở hệ thần kinh khác.
Tác dụng phụ của Vắc-xin cúm bất hoạt Influenza

Tất cả các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng nhiều người không có, hoặc nhỏ, tác dụng phụ. Kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu có những tác dụng phụ thường gặp nhất vẫn tồn tại hoặc trở nên khó chịu:

  • Nhức đầu;
  • Buồn nôn;
  • Đau tại chỗ tiêm;
  • Đau cơ;
  • Mệt mỏi.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có những tác dụng phụ nặng xảy ra: Các phản ứng dị ứng nặng bao gồm:

  • Phát ban, nổi mề đay, ngứa;
  • Khó thở;
  • Tức ngực hoặc cổ họng;
  • Sưng miệng, mặt, môi, hoặc lưỡi;
  • Khản giọng bất thường.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.