VENOFER®

Thuốc Venofer® thường được dùng để điều trị thiếu sắt bằng đường tiêm truyền khi bệnh nhân cần bổ sung sắt nhanh.

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Iron Sucrose (Sắt Sucrose)
Dạng bào chế
Thuốc Venofer® có dạng dung dịch tiêm truyền 5 ml.
Dạng đóng gói
Hộp 5 ống 5 ml
Hàm lượng
Sắt 20mg/ml
Sản xuất
Nycomed GmbH - ĐỨC
Đăng ký
Diethelm & Co., Ltd
Số đăng ký
VN-14662-12
Tác dụng của VENOFER®

Thuốc Venofer® thường được dùng để điều trị thiếu sắt bằng đường tiêm truyền khi cần bổ sung sắt nhanh, không dung nạp, không thể hấp thu đầy đủ sắt đường uống hoặc không thể tuân thủ điều trị sắt đường uống.

Chỉ định khi dùng VENOFER®
Iron Sucrose được chỉ định điều trị sự thiếu sắt ngoài đường tiêu hóa trong những trường hợp mà các chế phẩm sắt dùng đường uống không thể cung cấp cho việc bổ sung đầy đủ sắt như:
- Bệnh nhân không dung nạp với liệu pháp trị liệu bởi sắt dùng đường uống.
- Ở những bệnh nhân dùng liệu pháp rHuEPO cần một lượng sắt nhanh chóng.
- Bệnh nhân không thể hấp thu sắt một cách đầy đủ khi sử dụng bằng đường uống.
Cách dùng VENOFER®

Bạn uống mỗi lần 100 đến 200 mg sắt, 1 đến 3 lần mỗi tuần tùy nồng độ hemoglobin. Liều đơn tối đa là 7 mg sắt trên mỗi kg cân nặng không quá 500 mg sắt 1 lần mỗi tuần trong ít nhất 3 giờ rưỡi hoặc 200 mg sắt không quá 3 lần mỗi tuần trong ít nhất 10 phút.

Khi tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm qua máy thẩm phân máu (không pha loãng), bạn sẽ được tiêm liều mỗi 100 mg sắt trong ít nhất 5 phút.

Khi truyền tĩnh mạch nhỏ giọt (mỗi 100 mg sắt trong tối đa 100 ml natri chloride 0,9%), bạn sẽ được truyền với liều 100, 200, 300, 400 mg sắt trong ít nhất 15, 30, 90, 150 phút. Liều thử 20 mg sắt phải được tiêm trong 1 đến 2 phút hoặc truyền trong 15 phút. Nếu không có phản ứng có hại sau 15 phút, phần còn lại được dùng theo tốc độ khuyến cáo.

Trẻ sẽ được dùng liều 3 mg sắt trên mỗi kg cân nặng, 1 đến 3 lần mỗi tuần tùy nồng độ hemoglobin.

Thận trọng khi dùng VENOFER®

Trước khi dùng thuốc Venofer® bạn nên biết:

  • Bạn không nên dùng thuốc này nếu bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;
  • Thuốc này chỉ nên được sử dụng khi chỉ định được xác định bởi các xét nghiệm thích hợp (như ferritin huyết thanh hoặc hemoglobin, thể tích hồng cầu, đếm số lượng hồng cầu, hoặc các chỉ số hồng cầu như MCV, MCH, MCHC, transferrin bão hòa;
  • Các chế phẩm sắt sử dụng theo đường ngoài tiêu hóa có thể gây các phản ứng dị ứng hoặc phản ứng kiểu phản vệ. Trong trường hợp phản ứng dị ứng nhẹ, bạn nên sử dụng các thuốc kháng histamine, trong trường hợp phản ứng kiểu phản vệ nặng, bạn nên dùng adrenaline ngay lập tức. Người bị hen phế quản, với khả năng kết hợp sắt kém và/ hoặc thiếu axit folic có nguy cơ dị ứng và phản ứng kiểu phản vệ;
  • Thuốc này nên được dùng thận trọng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan nặng, nhiễm trùng cấp, có tiền sử dị ứng hay nhiễm trùng mạn tính;
  • Các cơn hạ huyết áp có thể xảy ra khi tiêm thuốc quá nhanh;
  • Bác sĩ cần cảnh giác trong trường hợp rò tĩnh mạch. Trường hợp này cần được xử lý như sau: nếu kim vẫn đang ghim, bạn rửa với một lượng nhỏ NaCl 0,9%. Để làm tăng sự thải trừ sắt, bạn cho bệnh nhân bôi chế phẩm mucopolysaccarid dạng gel hay thuốc mỡ tại điểm tiêm. Bạn bôi gel hay thuốc mỡ nhẹ nhàng, đừng xoa bóp để tránh làm sắt phân tán thêm;
  • Thuốc có thể gây bất lợi đối với trẻ bị nhiễm trùng;
  • Bạn chỉ nên bắt đầu sử dụng chế phẩm sắt đường uống sau 5 ngày kể từ ngày tiêm thuốc;
  • Thuốc này chỉ được pha với dung dịch NaCl 0,9%.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thuốc được xác định cao hơn nguy cơ.

Chống chỉ định với VENOFER®
Chống chỉ định dùng Iron Sucrose trong các trường hợp sau:
- Thiếu máu không phải do thiếu sắt.
- Thừa sắt hoặc rối loạn trong việc sử dụng sắt.
- Mẫn cảm đối với các phức hợp sắt ở dạng mono hoặc disaccharide.
Tương tác thuốc của VENOFER®

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Venofer® khi dùng chung với một số thuốc như chế phẩm sắt dạng uống có thể gây ra tương tác thuốc.

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này với các thực phẩm.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Thiếu máu không phải do thiếu sắt;
  • Thừa sắt hoặc rối loạn trong việc sử dụng sắt;
  • Mẫn cảm với phối hợp sắt ở dạng mono hoặc disaccharide.
Tác dụng phụ của VENOFER®

Thuốc Venofer® có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Phản ứng kiểu sốc phản vệ (rất hiếm);
  • Lưỡi vị kim loại;
  • Nhức đầu;
  • Buồn nôn;
  • Nôn;
  • Hạ huyết áp;
  • Suy nhược;
  • Đau bụng;
  • Đau cơ;
  • Sốt;
  • Ngứa;
  • Đỏ bừng;
  • Phù các chi và phản ứng kiểu giả dị ứng;
  • Ở vùng tĩnh mạch tiêm thuốc, bạn có thể bị viêm và co thắt tĩnh mạch.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng VENOFER®
Quá liều có thể gây thừa sắt cấp tính với biểu hiện như chứng máu nhiễm sắt. Quá liều phải được điều trị với các biện pháp hỗ trợ và nếu cần, dùng một chất để làm chelat hóa sắt.
Bảo quản VENOFER®

Bạn nên bảo quản thuốc Venofer® ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Iron Sucrose

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng đối với máu
Thành phần
Iron Sucrose
Dược lực của Iron Sucrose
Dược lý:
Những hạt sắt (III) hydroxide đa nhân được bao chung quanh bề mặt bởi một lượng lớn các phân tử sucrose liên kết không cộng hóa trị tạo thành một phức hợp có khối lượng phân tử khoảng 43 kD. Khối lượng phân tử này đủ lớn để ngăn chặn sự đào thải qua thận. Phức hợp này bền và không giải phóng sắt ở dạng ion trong các điều kiện sinh lý (của cơ thể). Sắt trong những hạt đa nhân được kết hợp trong một cấu trúc tương tự như trong trường hợp của Ferritin sinh lý.
Dược lực :
Sử dụng Iron Sucrose gây những thay đổi về mặt sinh lý liên quan đến việc thu nhận sắt.
Dược động học của Iron Sucrose
Dược động học của sắt sucrose được nghiên cứu sau khi tiêm một liều đơn chứa 100 mg sắt (III) trên người tình nguyện khỏe mạnh. 10 phút sau khi tiêm, nồng độ sắt đạt tối đa, trung bình 538 micro mole/l. Thể tích phân bố ở ngăn trung tâm tương ứng với thể tích huyết thanh (khoảng 3 l).
Sắt được tiêm vào sẽ nhanh chóng loại khỏi huyết thanh, thời gian bán hủy dài nhất khoảng 6 tiếng. Thể tích phân bố ở trạng thái cân bằng khoảng 8 l cho thấy sự phân bố sắt thấp trong dịch cơ thể. Do sắt Sucrose có độ ổn định thấp hơn so với transferrin, nên có sự cạnh tranh trao đổi giữa sắt và transferrin. Kết quả là sắt (III) được vận chuyển khoảng 31mg/24 giờ.
Sự đào thải sắt ở thận xảy ra trong 4 giờ đầu sau khi tiêm, tương ứng với dưới 5% độ thanh thải của toàn cơ thể (khoảng 20ml/phút). Sau 24 giờ, nồng độ sắt trong huyết thanh giảm xuống còn bằng nồng độ sắt trước khi tiêm và khoảng 75% liều dùng của sucrose bị đào thải.
Chỉ định khi dùng Iron Sucrose
Iron Sucrose được chỉ định điều trị sự thiếu sắt ngoài đường tiêu hóa trong những trường hợp mà các chế phẩm sắt dùng đường uống không thể cung cấp cho việc bổ sung đầy đủ sắt như:
- Bệnh nhân không dung nạp với liệu pháp trị liệu bởi sắt dùng đường uống.
- Ở những bệnh nhân dùng liệu pháp rHuEPO cần một lượng sắt nhanh chóng.
- Bệnh nhân không thể hấp thu sắt một cách đầy đủ khi sử dụng bằng đường uống.
Cách dùng Iron Sucrose
Cách sử dụng:
Iron Sucrose phải được tuyệt đối sử dụng bằng đường tĩnh mạch qua cách tiêm truyền nhỏ giọt, bằng cách tiêm chậm hoặc tiêm trực tiếp vào ống truyền của máy thẩm phân máu đi vào tĩnh mạch chi của bệnh nhân, và không thích hợp cho việc sử dụng bằng đường tiêm bắp cũng như tiêm truyền một tổng liều (TDI), trong đó toàn bộ lượng sắt cần thiết mà bệnh nhân bị thiếu được cung cấp bằng một lần tiêm truyền duy nhất.
Trước khi dùng liều trị liệu Iron Sucrose đầu tiên đối với một bệnh nhân mới, nên dùng một liều thử nghiệm từ 1-2,5ml Iron Sucrose (20-50mg sắt) đối với người lớn, 1ml (20mg sắt) đối với trẻ em nặng trên 14 kg và nửa liều mỗi ngày (1,5mg/kg) ở trẻ em nặng dưới 14kg theo cách sử dụng đã được chọn. Các phương tiện dùng để hồi sức tim phổi phải có sẵn. Nếu không có các phản ứng phụ xảy ra trong vòng ít nhất 15 phút sau khi dùng thuốc thì có thể sử dụng tiếp phần còn lại của liều đầu tiên.
Tiêm truyền: Iron Sucrose tốt nhất nên được dùng bằng cách tiêm truyền nhỏ giọt (để làm giảm nguy cơ của các cơn hạ huyết áp và việc tiêm cận tĩnh mạch). 1ml Iron Sucrose (20mg sắt) phải được pha loãng hoàn toàn vào tối đa 20ml dung dịch NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích), ngay trước khi tiêm truyền (nghĩa là 5 ml trong tối đa 100ml dung dịch NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích) cho tới 25ml trong tối đa 500ml dung dịch NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích). Dung dịch nên được tiêm truyền ở tốc độ: 100ml trong ít nhất 15 phút; 200ml trong ít nhất 30 phút; 300ml trong ít nhất 1 giờ 30 phút; 400ml trong ít nhất 2 giờ 30 phút và 500ml trong ít nhất 3 giờ 30 phút.
Nếu các tình trạng lâm sàng đòi hỏi, Iron Sucrose có thể được pha loãng trong một lượng dung dịch NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích) ít hơn để có một nồng độ Iron Sucrose cao hơn. Tuy nhiên, vận tốc tiêm truyền phải được điều chỉnh cho phù hợp với lượng sắt được đưa vào mỗi phút (ví dụ, 10ml Iron Sucrose = 200mg sắt nên được tiêm truyền trong ít nhất 30 phút; 25ml Iron Sucrose = 500 mg sắt nên được tiêm truyền trong ít nhất 3 giờ 30 phút). Vì sự ổn định của thuốc, không được phép pha loãng các nồng độ Iron Sucrose thấp hơn.
Tiêm tĩnh mạch: Iron Sucrose có thể được sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch không pha loãng ở vận tốc 1ml mỗi phút (nghĩa là 5 phút cho mỗi ống 5ml) nhưng không được dùng quá 10ml Iron Sucrose (200mg sắt) cho mỗi lần tiêm. Sau khi tiêm để duỗi cánh tay của bệnh nhân ra.
Tiêm qua máy thẩm phân máu: Iron Sucrose có thể được tiêm trực tiếp vào ống truyền của máy thẩm phân máu đi vào tĩnh mạch chi của bệnh nhân dưới các điều kiện tương tự như khi tiêm tĩnh mạch.
Liều dùng:
Cách tính toán liều dùng:
Liều dùng phải được điều chỉnh cho phù hợp với sự thiếu hụt sắt toàn phần của mỗi người được tính toán theo công thức sau đây:
Tổng lượng sắt thiếu hụt [mg] = trọng lượng cơ thể [kg] x (Hb đích - Hb thực sự) [g/l] x 0,24* + sắt dự trữ [mg]
Trọng lượng bằng hay dưới 35 kg: Hb đích = 130g/l tương ứng sắt dự trữ = 15mg/kg trọng lượng cơ thể
Trọng lượng trên 35kg: Hb đích = 150g/l tương ứng sắt dự trữ = 500mg
*: Hệ số 0,24 = 0,0034 x 0,07 x 1000 (Lượng sắt của hemoglobin # 0,34%/Thể tích máu # 7% trọng lượng cơ thể/Hệ số 1000 = sự chuyển đổi đơn vị từ g sang mg)
Tổng lượng Iron Sucrose được dùng [ml] = Tổng lượng sắt thiếu hụt [mg]/20mg/ml.
Nếu tổng liều cần thiết vượt quá liều đơn tối đa cho phép, khi đó phải chia nhiều lần để dùng. Nếu không ghi nhận được các đáp ứng của các thông số huyết học sau 1-2 tuần điều trị, cần xem lại các chẩn đoán ban đầu.
Tính toán liều dùng để bổ sung sắt thiếu hụt do mất máu và hỗ trợ cho người cho máu:
Liều Iron Sucrose cần để bù cho sự thiếu sắt được tính toán theo công thức sau đây:
- Nếu biết lượng máu bị mất: Dùng 200 mg sắt tiêm tĩnh mạch (= 10ml Iron Sucrose) làm tăng hemoglobin tương đương với 1 đơn vị máu (= 400ml với hàm lượng 150g/l Hb).
Lượng sắt cần được bổ sung [mg] = số đơn vị máu bị mất x 200 hoặc
Lượng Iron Sucrose cần sử dụng (ml) = số đơn vị máu bị mất x 10
- Nếu nồng độ Hb bị giảm: Dùng công thức trước xem xét lượng sắt dự trữ không cần phải trả lại.
Lượng sắt cần bổ sung [mg] = trọng lượng cơ thể [kg] x 0,24 x (Hb đích - Hb thực sự) [g/l]
Ví dụ: trọng lượng cơ thể 60 kg, sự thiếu Hb = 10g/l, suy ra lượng sắt cần bổ sung # 150mg, suy ra cần 7,5ml Iron Sucrose
Liều dùng thông thường:
Người trưởng thành và người lớn tuổi:
5-10ml Iron Sucrose (100-200mg sắt) 2 hoặc 3 lần mỗi tuần tùy thuộc vào nồng độ hemoglobin.
Trẻ em:
0,15ml Iron Sucrose/kg trọng lượng cơ thể (= 3mg sắt/kg trọng lượng cơ thể) 2 hoặc 3 lần mỗi tuần tùy thuộc vào nồng độ hemoglobin.
Liều đơn tối đa được dung nạp:
Người trưởng thành và người lớn tuổi:
Khi tiêm: 10ml Iron Sucrose (200mg sắt) được tiêm ít nhất trong 10 phút.
Khi tiêm truyền: nếu tình trạng lâm sàng đòi hỏi có thể sử dụng liều đơn tăng đến 0,35ml Iron Sucrose/kg trọng lượng cơ thể (= 7mg sắt/kg trọng lượng cơ thể) nhưng không được vượt quá 25ml Iron Sucrose (500mg sắt), được pha loãng trong 500ml NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích) tiêm truyền ít nhất trên 3 giờ 30 phút, một lần mỗi tuần.
Trẻ em:
0,35ml Iron Sucrose/kg trọng lượng cơ thể (= 7mg sắt/kg trọng lượng cơ thể) được pha loãng trong NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích) và tiêm truyền trong ít nhất trên 3 giờ 30 phút, một lần mỗi tuần.
Tương kỵ:
Iron Sucrose chỉ được pha với dung dịch NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích). Không được thêm một chất trị liệu nào khác.
Hướng dẫn thao tác/Sử dụng:
Nên kiểm tra ống thuốc bằng mắt thường trước khi dùng để xem có cặn và hư hỏng không.
Chỉ được dùng khi không có cặn và dung dịch đồng nhất.
Iron Sucrose phải được sử dụng ngay sau khi mở. Iron Sucrose được pha loãng trong dung dịch NaCl 0,9% phải sử dụng ngay trong vòng 12 giờ nếu bảo quản từ 4-25 độ C trong ánh sáng thường.
Thận trọng khi dùng Iron Sucrose
Iron Sucrose chỉ nên sử dụng khi chỉ định được xác định bởi các xét nghiệm thích hợp (ví dụ: ferritin huyết thanh hoặc hemoglobin (Hb), hoặc thể tích hồng cầu, hoặc đếm số lượng hồng cầu, hoặc các chỉ số hồng cầu như MCV, MCH, MCHC), Transferin bão hòa.
Các chế phẩm sắt sử dụng theo đường ngoài đường tiêu hóa có thể gây các phản ứng dị ứng hoặc phản ứng kiểu phản vệ. Trong trường hợp phản ứng dị ứng nhẹ, nên sử dụng các thuốc kháng histamin; trong trường hợp phản ứng kiểu phản vệ nặng, nên dùng adrenaline ngay lập tức. Bệnh nhân bị hen phế quản, với khả năng kết hợp sắt kém và/hoặc thiếu acid folic có nguy cơ dị ứng và phản ứng kiểu phản vệ.
Iron Sucrose phải được dùng thận trọng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan nặng, nhiễm trùng cấp, có tiền sử dị ứng hay nhiễm trùng mãn tính.
Các cơn hạ huyết áp có thể xảy ra khi tiêm quá nhanh.
Cảnh giác trong trường hợp rò cận tĩnh mạch. Trong trường hợp vô ý rò cận tĩnh mạch, xử lý như sau: nếu kim vẫn đang ghim, rửa với một lượng nhỏ NaCl 0,9% (khối lượng/thể tích). Ðể làm tăng sự thải trừ sắt, cho bệnh nhân bôi chế phẩm mucopolysaccharid dạng gel hay thuốc mỡ tại điểm tiêm. Bôi gel hay thuốc mỡ nhẹ nhàng. Ðừng xoa bóp để tránh làm sắt phân tán thêm.
Các chế phẩm sắt sử dụng theo đường ngoài đường tiêu hóa có thể có ảnh hưởng bất lợi trong trường hợp nhiễm trùng ở trẻ em.
Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Iron Sucrose dường như không có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Các nghiên cứu về độc tính thai trên động vật cho thấy Iron Sucrose không gây quái thai hay diệt phôi ở động vật mang thai không thiếu máu. Tuy nhiên, không có chỉ định sử dụng các chế phẩm sắt theo đường ngoài đường tiêu hóa trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong thời kỳ 3 tháng thứ hai và thứ ba việc sử dụng phải thận trọng. Sắt Sucrose không chuyển hóa dường như không đi qua sữa mẹ.
Chống chỉ định với Iron Sucrose
Chống chỉ định dùng Iron Sucrose trong các trường hợp sau:
- Thiếu máu không phải do thiếu sắt.
- Thừa sắt hoặc rối loạn trong việc sử dụng sắt.
- Mẫn cảm đối với các phức hợp sắt ở dạng mono hoặc disaccharide.
Tương tác thuốc của Iron Sucrose
Giống như tất cả các chế phẩm sắt sử dụng theo đường ngoài đường tiêu hóa, Iron Sucrose không được sử dụng đồng thời với các chế phẩm sắt dùng đường uống vì sự hấp thu của sắt dùng đường uống sẽ bị giảm. Do đó nên bắt đầu liệu pháp sắt dùng đường uống ít nhất 5 ngày sau lần tiêm cuối cùng.
Tác dụng phụ của Iron Sucrose
Phản ứng kiểu sốc phản vệ rất hiếm xảy ra.
Thỉnh thoảng, các tác dụng phụ sau được ghi nhận với tần suất ≥ 1%: lưỡi có vị kim loại, nhức đầu, buồn nôn, nôn và hạ huyết áp.
Tần suất ít hơn là: suy nhược, đau bụng, đau cơ, sốt, ngứa, đỏ bừng, phù các chi và phản ứng kiểu phản vệ (dị ứng giả). Ở vùng tĩnh mạch được tiêm, có thể bị viêm và co thắt tĩnh mạch.
Quá liều khi dùng Iron Sucrose
Quá liều có thể gây thừa sắt cấp tính với biểu hiện như chứng máu nhiễm sắt. Quá liều phải được điều trị với các biện pháp hỗ trợ và nếu cần, dùng một chất để làm chelat hóa sắt.
Bảo quản Iron Sucrose
Bảo quản ở nhiệt độ từ 4-25 độ C trong các ống chứa nguyên thủy của nó. Tránh nhiệt độ quá cao hay đông lạnh. Bảo quản không đúng cách có thể tạo thành các cặn có thể nhìn thấy bằng mắt thường.