Vinrovits H5000

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Thiamine hydrochloride, Pyridoxine hydrochloride, Cyanocobalamin, Lidocaine hydrochloride
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm
Dạng đóng gói
Hộp 5 ống x 3ml dung dịch tiêm
Hàm lượng
3ml
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (VINPHACO) - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-0548-06

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Cyanocobalamin

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Cyanocobalamin
    Dược lực của Cyanocobalamin
    Cyanocobalamin là một trong 2 dạng của vitamin B12 đều có tác dụng tạo máu.
    Dược động học của Cyanocobalamin
    - Hấp thu: Sau khi uống Cyanocobalamin được hấp thu qua ruột, chủ yếu ở hồi tràng theo 2 cơ chế: cơ chế thụ động khi liều lượng dùng nhiều, và cơ chế tích cực, cho phép hấp thu những liều lượng sinh lý, nhưng cần phải có yếu tố nội tại là glycoprotein do tế bào thành niên mạc dạ dày tiết ra. Mức độ hấp thu khoảng 1% không phụ thuộc vào liều và do đó ngày uống 1 mg sẽ thoả mãn nhu cầu hàng ngày và đủ để điều trị tất cả dạng thiếu vitamin B12.
    - Phân bố: Sau khi hấp thu, vitamin B12 liên kết với transcobalamin II và được loại nhanh khỏi huyết tương để phân bố ưu tiên vào nhu mô gan. Gan chính là kho dự trữ vitamin B12 cho các mô khác.
    - Thải trừ: khoảng 3 mcg cobalamin thải trừ vào mật mỗi ngày, trong đó khoảng 50-60% là các dẫn chất của cobalamin không tái hấp thu lại được.
    Tác dụng của Cyanocobalamin
    Trong cơ thể người, các cobalamin này tạo thành các coenzym hoạt động là methylcobalamin và 5-deoxyadenosylcobalamin rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng. Methylcobalamin rất cần để tạo methionin và dẫn chất là S-adenosylcobalamin từ homocystein.
    Ngoài ra, khi nồng độ vitamin B12 không đủ sẽ gây ra suy giảm chức năng của một số dạng acid folic cần thiết khác ở trong tế bào. Bất thường huyết học ở các người bệnh thiếu vitamin B12 là do quá trình này. 5-deoxyadenosylcobalamin rất cần cho sự đồng hoá, chuyển L-methylmalonyl CoA thành succinyl CoA. Vitamin B12 rất cần thiết cho tất cả các mô tạo máu, ruột non, tử cung. Thiếu vitamin B12 cũng gây huỷ myelin sợi thần kinh.
    Chỉ định khi dùng Cyanocobalamin
    Liệu pháp điều trị vitamin, làm liền sẹo; dùng trong: viêm giác mạc, giúp liền sẹo sau ghép giác mạc, tổn thương & bỏng giác mạc, loét giác mạc do chấn thương.
    Cách dùng Cyanocobalamin
    Thuốc nhỏ mắt:
    Nhỏ 3-4 giọt/ngày.
    Thận trọng khi dùng Cyanocobalamin
    Không sử dụng thuốc khi đã mở nắp chai 15 ngày.
    Chống chỉ định với Cyanocobalamin
    Quá mẫn với thành phần thuốc. Người mang kính sát tròng.
    Tác dụng phụ của Cyanocobalamin
    Có thể có rát tại chỗ hay phản ứng quá mẫn.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Lidocaine hydrochloride

    Nhóm thuốc
    Thuốc gây tê, mê
    Thành phần
    Lidocaine HCl.
    Dược lực của Lidocaine hydrochloride
    Lidocain là thuốc tê, thuốc chống loạn nhịp nhóm 1B.
    Dược động học của Lidocaine hydrochloride
    - Hấp thu: Lidocain hấp thu tốt khi uống 24-46%, nhưng bị chuyển hoá bước đầu ở gan nhiều, do dó lidocain kém hiệu quả khi uống để điều trị loạn nhịp tim.
    - Phân bố: Thuốc liên kết với protein huyết tương 65-75%, thể tích phân bố khoảng o,7-1,5% lít/kg. Ở người suy tim, thể tích phân bố trung tâm và độ thanh thải giảm.
    - Chuyển hoá: Chuyển hoá qua gan lần đầu, các chất chuyển hoá glycin xylidid (GX) và mono-ethylGX có tác dụng chẹn kênh Na+ yếu hơn lidocain.
    - Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu chỉ khoảng 2%, độ thanh thải khoảng 6,8-11,6 ml/phút/kg.
    Tác dụng của Lidocaine hydrochloride
    Lidocain là thuốc tê tại chỗ, nhóm amid, có thời gian tác dụng trung bình. Thuốc tê tại chỗ phong bế cả sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh bằng cách giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion natri, do đó ổn định màng và ức chế sự khử cực, dẫn đến làm giảm lan truyền hiệu điện thế hoạt động và tiếp đó là block dẫn truyền xung động thần kinh. Lidocain được dùng rộng rãi nhất, gây tê nhanh hơn, mạnh hơn, rộng hơn và thời gian dài hơn so với procain cùng nồng độ. Lidocain còn được dùng cho người mẫn cảm với thuốc tê loại ester.
    Lidocain là thuốc chống loạn nhịp,chẹn kênh Na+, nhóm 1B, được dùng tiêm tĩnh mạch để điều trị loạn nhịp tâm thất. Lidocain làm giảm nguy cơ rung tâm thất ở người nghi có nhồi máu cơ tim.
    Lidocain còn chẹn cả những kênh Na+ mở và kênh Na+ không hoạt hoá của tim. Sự phục hồi sau đó nhanh, nên lidocain có tác dụng trên mô tim khử cực(thiếu máu cục bộ) mạnh hơn là trên tim không thiếu máu cục bộ.
    Chỉ định khi dùng Lidocaine hydrochloride
    Gây tê trong phẫu thuật, răng hàm mặt, chống loạn nhịp tim.
    Lidocain là thuốc chọn lọc để điều trị ngoại tâm thu thất trong nhồi máu cơ tim, điều trị nhịp nhanh thất và rung tâm thất.
    Cách dùng Lidocaine hydrochloride
    - Gây tê tiêm ngấm (dưới da hay quanh dây thần kinh) dung dịch 0,25-0,5%, phẫu thuật nhỏ; 2-5ml dd 0,5%, phẫu thuật lớn tới 100ml. Tối đa: 3mg/kg
    - Gây tê dẫn truyền dung dịch: 1-2%. Có thể tới 50ml (1%).
    - Gây tê ngoài màng cứng: dd 0,2-5% dùng 20-30ml (1,5%).
    - Gây tê bề mặt, tùy theo bề mặt (niêm mạc) dd 1-2%.
    Thận trọng khi dùng Lidocaine hydrochloride
    Dung dịch để tiêm truyền IV phải đem pha loãng trước khi tiêm. Không tiêm IV trực tiếp. Nếu có suy tim, suy gan thì phải giảm liều.
    - Có thể dùng phối hợp với adrenalin (dung dịch 0,001%) để kéo dài thời gian tê, khi đó có thể dùng gấp đôi liều kể trên. Nhưng tránh dùng phối hợp này khi gây tê gần ngón tay và ở qui đầu vì có thể gây ra hoại thư.
    - Luôn có phương tiện cấp cứu (hồi sức, oxy, thuốc...) phòng phản ứng phụ liên quan đến tim mạch, hô hấp, thần kinh.
    - Không được tiêm vào mạch, khi tiêm thỉnh thoảng phải kiểm tra đề phòng tiêm vào mạch.
    - Phải thận trọng, kỹ thuật chuyên sâu, chính xác để đảm bảo an toàn và hiệu quả, liều lượng thích hợp, nhất là gây tê các vùng khác nhau.
    - Giảm liều với người cao tuổi, người mất sức, bệnh cấp tính và tình trạng sinh lý, thần kinh bất thường.
    - Phong bế ngoài màng cứng, dưới nhện coi chừng hạ huyết áp và chậm nhịp tim, cần có sẵn dịch truyền, thuốc vận mạch và oxygen để cấp cứu.
    - Thận trọng khi dùng với người chậm nhịp nặng, rối loạn dẫn truyển trong tim, ngộ độc digital nặng; người suy gan – thận. - Phong bế cạnh cổ tử cung, gây chậm nhịp tim thai nhi có khi tử vong.
    - Tiêm vào mạch, dưới nhện vùng đầu, cổ, hậu nhãn cầu, quanh chân răng,..hạch sao đưa đến phản ứng phụ nghiêm trọng (như ngừng hô hấp). Cần có phương tiện cấp cứu sẵn sàng.
    - Thận trọng với người tăng thân nhiệt ác tính di truyền.
    - Thuốc phản ứng với kim loại, gây kích ứng nặng chỗ tiêm, tránh để thuốc tiếp xúc lâu với kim loại (kể cả bơm tiêm) thuốc đổi màu, thuốc thừa đơn liều phải bỏ đi.
    - Thuốc có hiệu quả giảm đau sản khoa, ít tác dụng phụ (nhưng phong bế cạnh cổ tử cung gây chậm nhịp tim thai).
    - Phản ứng phụ thường gặp: lo lắng, choáng váng, mờ mắt, run, ngủ gà; tê, ù tai, tê lưỡi, nôn, buồn nôn, mất định hướng.
    Hiếm gặp: co giật, ức chế hô hấp hoặc ngừng hô hấp, hạ huyết áp, trụy tim mạch, chậm nhịp tim, ngừng tim. Mất ý thức. Dị ứng hiếm: viêm da, co thắt phế quản, sốc phản vệ. Thần kinh: kéo dài mất cảm giác, loạn cảm, mệt mỏi, liệt chi dưới, mất điều khiển, co thắt.
    Chống chỉ định với Lidocaine hydrochloride
    Quá mẫn với thuốc.
    Hội chứng W.P.W.
    Rối loạn dẫn truyền rõ rệt.
    Suy tim hoặc gan nặng.
    Mạch chậm.
    Người bệnh có hội chứng Adám-Stockes hoặc có rối loạn xoang-nhĩ nặng, block trong thất.
    Rối loạn chuyển hoá porphyrin.
    Tương tác thuốc của Lidocaine hydrochloride
    Các thuốc chống loạn nhịp tim khác. Thuốc lợi niệu. Thuốc chẹn bêta. Thuốc điều trị dạ dày như cimetidine.
    Adrenalin phối hợp với lidocain làm giảm tốc độ hấp thu và độc tính, do đó kéo dài thời gian tác dụng của lidocain.
    Những thuốc gây tê dẫn chất amid có tác dụng chống loạn nhịp khácn hư mexiletin, tocainid, hoặc lidocain dùng toàn thân hoặc thuốc tiêm gây tê cục bộ: sẽ gây nguy cơ độc hại(do tác dụng cộng hợp trên tim) vànguy cơ quá liều khi dùng lidocain toàn thân hoặc thuốc tiêm gây tê cục bộ), nếu dùng đồng thời bôi, đắp lidocain trên niêm mạc với lượng lớn, dùng nhiều lần, dùng ở vùng miệng và họng hoặc nuốt.
    Tác dụng phụ của Lidocaine hydrochloride
    Cùng với tác dụng phong bế dẫn truyền ở sợi trục thần kinh tại hệ thần kinh ngoại vi, thuốc tê ảnh hưởng đến chức năng của tất cả những cơ quan mà sự dẫn truyền xung động tới. Do đó thuốc có tác dụng quan trọng trên hệ thần kinh trung ương, các hạch tự động, khớp thần kinh cơ và tất cả các dạng cơ. Mức độ nguy hiểm của các tác dụng phụ tỷ lệ với nồng độ của thuốc tê trong tuần hoàn.
    - Thường gặp: Chóng mặt, buồn ngủ, dị cảm, hôn mê, co giật, hạ huyết áp, rét run.
    - Ít gặp: block tim, loạn nhịp, truỵ tim mạch, ngừng tim, khó thở, suy giảm hoặc ngừng hô hấp, ngủ lịm, hôn mê, kích động, co giật, ngứa, phù da, buồn nôn, nôn, dị cảm, nhìn mờ, song thị...
    Quá liều: tử vong do rung tâm thất hoặc ngừng tim.
    Quá liều khi dùng Lidocaine hydrochloride
    Thường do tiêm nhầm vào khoang dưới nhện và nồng độ thuốc cao trong huyết tương. Nhiễm độc thuốc gây tê lọai amid: bồn chồn, lo lắng, nhìn mờ, run, ngủ gà, co giật, mất ý thức, có thể ngừng thở. Hạ huyết áp, ức chế tim, ngừng tim.
    Xử trí: thông khí chống co giật. Dùng diazepam, Na thiopenton, Nếu cần dùng Suxamethonium, thông khí nhân tạo hồi sức tim mạch.
    Lưu ý liều độc của thuốc rất khác với từng người, thủ thuật tiến hành và chỉ định. Liều dùng không vượt quá 3mg/kg nhưng phụ thuộc phương thức gây tê. Cần theo dõi sát người bệnh, đủ phương tiện cấp cứu. Ở người huyết áp thấp, dùng quá liều, sai tư thế bệnh nhân, tiêm nhầm vào khoang dưới nhện khi gây tê màng cứng đoạn cột sống ngực, thắt lưng và chùm đuôi ngựa gây ra tụt huyết áp, hạ nhiệt khoảng gian sườn – Phong bế giao cảm có thể gây ra hạ huyết áp và chậm nhịp tim. Nên làm liều kiểm tra (test dose).
    Bảo quản Lidocaine hydrochloride
    Thuốc độc bảng B.
    Giảm độc: Thuốc tiêm 2%, viêm 250mg.