Vitamin B3

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Vitamin B3
Dạng bào chế
Dung dịch uống, viên nang,Kem thoa da
Tác dụng của Vitamin B3
Vitamin B3 có một vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể của mỗi chúng ta, nó tham gia trực tiếp vào 150 quy trình khác nhau trong cơ thể con người con người, đặc biệt là quy trình tạo ra năng lượng cho con chúng ta để có thể sinh hoạt.
Vitamin B3 là một loại thuốc ổn định nhất cần được đáp ứng cho mỗi cơ thể con người, có tên gọi khác là Nicotinic acid. Đó là loại vitamin có thể tan được trong nước và alcohol. Vitamin B3 luôn luôn bền vững với ôxy hóa, môi trường kiềm cũng như nhiệt độ và ánh sáng. Loại Vitamin B3 này có rất nhiều ở gan và trong tất cả các tổ chức khác, nó có cả trong thực vật lẫn động vật.
Điều đặc biệt loại Vitamin B3 này rất có ích cho quá trình sản xuất các loại hooc môn, chẳng hạn như các loại hoocmon sinh dục các phái nam ( cánh mày râu) và nữ, ngoài ra loại Vitamin B3 này còn có khả năng ngăn chặn được biến dạng của AND tạo ra. Từ đó, có thể giúp chúng ta phòng ngừa được các chứng bệnh về ung thư….
Một điều cần nói đến là Vitamin B3 đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể của chúng ta chống lại những độc tố ra khỏi cơ thể qua việc tiết mồ hồi.
Trong nhóm Vitamin thì Vitamin B3 là một loại vitamin rất độc đáo. Vì nó có thể sản sinh ra được. Các loại thực phẩm cung cấp chính Vitamin B3 cho cơ thể của chúng ta hoàn toàn tự nhiên có trong: Cá ngừ, Cá hồi, Thịt và các rau xanh đã được nấu…
Nếu bạn đang gặp một trong số triệu chứng sau thì chắc rằng bạn đang bị thiếu hụt Vitamin B3 ( niacin) một cách trầm trọng :
– Người hay bị căng thẳng, mệt mỏi.
– Cơ thể bị suy nhược, đau đầu.
– Hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
– Cơ thể suy yếu và có dấu hiệu biếng ăn.
– Da bị viêm khi phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời bị đỏ sẫm, bóc vảy.
– Rối loạn tâm thần: Cơ thể hay bị mê sảng, ảo giác, có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và cảm giác.
Chỉ định khi dùng Vitamin B3
Vitamin B3 (Niacin) được dùng để hỗ trợ và điều trị các bệnh sau đây:
– Phòng ngừa và điều trị người có Cholesterol cao, bệnh nhân bị nứt da, mất trí nhớ, và trầm cảm.
– Động mạch bị tắc, các bệnh về tim , võng mạc bị yếu, hoa mắt (bệnh về mắt).
– Bệnh Alzheimer (suy giảm tinh thần).
– Người bị rối loạn các chức năng, hay bị nhức đầu, dùng cho đối tượng bi viêm gan C.
– Mức độ phốt pho trong máu cao, người hay bị đau, viêm xương khớp (niacinamide). Làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 1.
– Điều trị cho các bệnh nhân thiếu hụt vitamin B3 tự nhiên, hạ cholesterol và triglycerides máu.
Cách dùng Vitamin B3
Liều dùng thuốc Vitamin B3 sẽ được thay đổi theo từng độ tuổi của trẻ như sau:
Trẻ 0 – 6 tháng tuổi , uống 2 mg mỗi ngày
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, uống 3 mg mỗi ngày;
Trẻ từ 1 – 4 tuổi, uống 6 mg mỗi ngày;
Trẻ 4 – 9 tuổi, uống 8 mg mỗi ngày;
Trẻ 9 – 14 tuổi, uống 12 mg mỗi ngày;
Trẻ 14 – 18 tuổi, uống 16 mg mỗi ngày (đối với con trai) và 14 mg mỗi ngày (đối với con gái).
Liều dùng cho người lớn cần bổ sung Vitamin B3:
– Đối với cơ thể của nam giới từ 19 tuổi trở lên nên uống 16 mg mỗi ngày.
– Đối với cơ thể của nữ giới từ 19 tuổi trở lên nên uống 14 mg mỗi ngày.
– Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai nên dùng 18 mg mỗi ngay.
– Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú nên dùng 17 mg mỗi ngày.
Liều dùng thuốc Vitamin B3 sẽ thay đổi theo độ tuổi của trẻ như sau:
Trẻ 0 – 6 tháng tuổi , uống 2 mg mỗi ngày
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, uống 3 mg mỗi ngày;
Trẻ từ 1 – 4 tuổi, uống 6 mg mỗi ngày;
Trẻ 4 – 9 tuổi, uống 8 mg mỗi ngày;
Trẻ 9 – 14 tuổi, uống 12 mg mỗi ngày;
Trẻ 14 – 18 tuổi, uống 16 mg mỗi ngày (đối với con trai) và 14 mg mỗi ngày (đối với con gái).
Chống chỉ định với Vitamin B3
Đối với người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày.
Người thường xuyên dùng các chất kích thích.
Bị gan hoặc thận
Tương tác thuốc của Vitamin B3
Tương tác thuốc có khả năng làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ khi dùng chung. Sau đây là một số loại thuốc có thể tương tác với nhóm vitamin B3 khi dùng chung.
– Thuốc kháng sinh tetracycline – kháng sinh này có khả năng làm giảm hấp thu và hiệu quả của vitamin B3;
– Nhóm Phenytoin và axit valproic –làm thiếu hụt vitamin B3.
– Thuốc trị lao isoniazid – thuốc này có thể gây thiếu hụt niacin;
Chế độ ăn uống:
Trong quá trình dùng thuốc nếu bạn uống rượu và thuốc lá thì làm cho thuốc có thể tương tác với vài loại nhất định. Về vấn đề này bạn nên gặp bác sĩ để tham khảo thêm ý kiến về việc dùng thuốc cùng với các loại thức ăn, kết hợp với rượu và thuốc lá.
Ngoài ra tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe.
Tác dụng phụ của Vitamin B3
Cơ thể ngứa, mẩn đỏ.
Chóng mặt, buồn nôn.
Tiêu chảy, ho.
Tim đập nhanh hơn.
Nước tiểu có màu vàng sậm.
Cơ thể bị bầm tím.
Khó thở hoặc khó nuốt.
Các cơ đau nhức không rõ nguyên nhân.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, xin hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.