Yến sào

Thành phần
Yến sào, đại táo, trần bì
Dạng bào chế
Dung dịch uống
Dạng đóng gói
Hộp 10 ống x 10ml dung dịch uống
Hàm lượng
10ml
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa - VIỆT NAM
Số đăng ký
V86-H12-10

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần đại táo

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
    Thành phần
    Mỗi 1 kg chứa: Đại táo 1 kg
    Tác dụng của Đại táo
    Kiện tỳ, ích khí, dưỡng vị sinh tân dịch, điều hoà dinh vệ, hoà giải các vị thuốc khác.
    Chỉ định khi dùng Đại táo
    Chữa lo âu, mất ngủ, tỳ vị hư nhược.
    Cách dùng Đại táo
    Ngày 10 - 30g (3 - 10 quả), thường phối hợp trong các bài thuốc bổ, sắc hoặc ngâm rượu uống.Bài thuốc:- Đại táo thang (thang táo tầu)Táo tầu 15 quả, rửa sạch, ngâm nước 1 giờ, đun nhỏ lửa cho nhừ. Uống ngày ba lần, mỗi lần 1 thang. 7 ngày là một liệu trình.Dùng cho người tỳ hư khí nhược, không thiết ăn uống, khí hư huyết hư, phát ban (âm ban) do tỳ hư không có khả năng hút huyết. Hiện nay thường dùng nhiều cho bệnh tử điếu có tính chất phản ứng biến thái. Dương ban không nên dùng.- Đại táo trần bì trúc diệp thang ( thang đại táo trần bì lá tre)Táo tầu 5 quảTrần bì 5gLá tre 7gSắc 3 vị trên lấy nước. Uống ngày 1 thay chia 2 lần. Dùng liền 3 đến 5 thang.Dùng cho trẻ em bị cam dãi.- Hồng táo trà (trà táo tầu)Táo tầu 3-5 quảDùng dao khia nát, bỏ vào cốc trà, rót nước sôi vào ủ, uống thang trà. Dùng cho bệnh cơ tim.- Hồng táo hắc đậu hoàng kỳ thang (thang táo tầu, đậu đen, hoàng kỳ)Táo tầu 20 quảĐậu đen 60gHoàng kỳ 30gRửa sạch sắc uống ngày 1 thang chia hai lần. Dùng cho người khí hư, tự đổ mồ hôi.- Táo khương trà (trà gừng táo tầu)Táo tầu (sấy khô bỏ hạt) 50gGừng tươi 50gCam thảo 6gSắc chung ba vị, lọc bã. uống thay trà.Dùng cho người doanh vệ thất hoà, vị khí hư nhược dẫn tới thể hư lực kém dễ cảm cúm, thường xuất hiện các chứng chảy nước mắt nước mũi, dòm dài rất nhiều, thanh khiếu bất lợi.- Hồng táo nọa mễ hắc đậu chúc (cháo đậu đen, gạo nếp, táo tầu)Gạo nếp 100gTáo tầu 30gĐậu đen 30gNấu 3 vị trên đây thành cháo theo cách thông thường, cho thêm đường đỏ vào, ăn ngày 2 lần tuỳ ý.Dùng cho trẻ em thiếu máu dưới dạng thiếu sắt trong máu.- Đại táo dương cốt chúc (Cháo táo tầu, xương dê)Đại táo 20 quảXương cổ dê 1 – 2 chiếcGạo nếp 50 – 100gMuối ăn vừa phải.Xương dê đem đập vỡ ra, đại táo bỏ hạt, nấu với gạo nếp thành cháo, cho thêm muối điều vị. Ăn lúc nóng vào buổi sớm và buổi tối.Dùng cho người thiếu máu do máu tái sinh khó mắc bệnh tử điếu thiểu và các chứng thiếu khí huyết khác.
    Chống chỉ định với Đại táo
    Đầy bụng, có đàm thấp, thấp nhiệt không dùng

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần trần bì

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Trần bì

    tác dụng của trần bì

    Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là thảo dược khá phổ biến trong đông y. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam. Cách làm trần bì khá đơn giản, các nguyên liệu này được cắt nhỏ ra, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô, lưu trữ lại để chữa bệnh. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm, được chỉ định để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh, hội chứng và triệu chứng sau:

    1. Khó tiêu: tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đường tiêu hóa, giúp bài trừ khí trệ, tăng tiết dịch vị, điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.
    2. Hen suyễn: trần bì tác động lên hệ hô hấp, làm giãn phế quản, tăng lượng dịch tiết, loãng dịch đàm, giúp cho bệnh nhân dễ khạc đàm ra ngoài. Do đó, trần bì cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn, ngăn chặn co thắt phế quản do các tác nhân gây hen gây ra.
    3. Kháng khuẩn: trần bì có thể ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, bao gồm tụ cầu và trực khuẩn, các tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phế quản,..

    Ngoài ra, trần bì còn có nhiều công dụng khác, như chống dị ứng, lợi mật, giảm ho, ức chế cơ trơn tử cung, v.v.

    Trong trần bì có khoảng 2% tinh dầu và là thành phần chính, có tác dụng chữa bệnh chủ đạo. Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu, bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C,v.v.

    Cơ chế tác động của thảo dược trần bì là tác dụng kích thích sự thèm ăn và cải thiện chức năng hệ miễn dịch.

    Cách dùng Trần bì

    Liều dùng của trần bì tùy thuộc vào loại bệnh và đánh giá mức độ bệnh. Qua đó, thầy thuốc sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp với từng bệnh nhân. Thường thì trong một bài thuốc chữa bệnh, trần bì được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tối ưu hóa công dụng.

    Cách dùng trần bì

    Dạng dùng phổ biến của thảo dược trần bì là thuốc sắc, có thể dùng sống, hoặc sao.

    Tác dụng phụ của Trần bì

    Rất ít tài liệu nghiên cứu về các tác dụng phụ của trần bì. Tuy nhiên theo đông y, một số trường hợp sử dụng trần bì quá liều trong thời gian dài có thể gây hại đến nguyên khí. Thông báo ngay cho thầy thuốc hoặc bác sĩ về bất cứ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thảo dược trần bì.