Aerodiol

Nhóm thuốc
Hocmon, Nội tiết tố
Thành phần
Estradiol
Dạng bào chế
Dung dịch phun mũi phân liều
Dạng đóng gói
Hộp 1 Lọ 60 liều
Hàm lượng
150mcg/liều
Sản xuất
Laboratoires Delmas - PHÁP
Đăng ký
Les Laboratoires Servier Industrie - PHÁP
Số đăng ký
VN-6280-02
Tác dụng của Aerodiol
Trong giai đoạn mãn kinh, sự giảm và dần dần sau đó là mất hẳn estradiol do buồng trứng tiết ra có thể dẫn đến rối loạn quá trình điều nhiệt, sinh ra những cơn bốc hỏa kết hợp với rối loạn giấc ngủ và tăng tiết mồ hôi, teo niêm mạc đường sinh dục dẫn đến khô âm đạo, đau khi giao hợp và tiểu tiện khộng kìm được. Có một số dấu hiệu tuy không đặc hiệu nhưng cũng nằm trong hội chứng tiền mãn kinh là bệnh nhân kêu đau thắt ngực, đánh trống ngực, kích thích, bồn chồn, uể oải, giảm khả năng tập trung, hay quên, mất hứng thú tình dục và hay đau khớp và cơ. Dùng liệu pháp thay thế hormone (HRT) có thể làm đỡ các triệu chứng trên vì đã bù được sự thiếu estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh.
Lượng hormone vừa đủ trong Estradiol làm giảm được xốp xương và làm chậm hoặc ngừng quá trình mất xương sau mãn kinh. HRT cũng có ảnh hưởng tốt trên hàm lượng collagen và độ dày của da, nhờ đó có thể làm chậm quá trình tạo nếp nhăn trên da.
HRT cũng làm thay đổi thành phần lipid máu: giảm cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol nhưng lại tăng HDL-cholesterol và triglycerid. Tác dụng trên chuyển hóa có thể giảm bớt nếu thêm progesteron. Nói chung, tác dụng trên chuyển hóa của HRT có thể được xem là có lợi vì nhờ đó mà giảm được nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ sau mãn kinh.
Việc thêm progesteron vào liệu pháp thay thế estrogen như Estradiol trong vòng ít nhất là 10 ngày cho mỗi chu kỳ được khuyến cáo khi dùng cho phụ nữ còn tử cung nguyên vẹn. Biện pháp này làm giảm bớt nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung và tránh được nguy cơ adenocarcinom ở những phụ nữ này. Việc thêm progesteron và HRT không ngăn cản hiệu quả của estrogen đối với những chỉ định đã nêu.
Chỉ định khi dùng Aerodiol
Ðiều trị thay thế hormone (HRT) những trường hợp có dấu hiệu thiếu estrogen sau mãn kinh hoặc do bị cắt buồng trứng.
Phòng ngừa xốp xương sau mãn kinh.
Cách dùng Aerodiol
Thăm khám lâm sàng:
Phải biết rõ bệnh sử của bệnh nhân và thăm khám lâm sàng cẩn thận khi bắt đầu sử dụng liệu pháp HRT. Nắm vững chống chỉ định, cảnh báo và lặp lại điều này thường kỳ trong quá trình điều trị. Chu kỳ thăm khám và những việc cần làm khi thăm khám phải tuân theo qui định hướng dẫn thực hành điều trị và tùy thuộc từng bệnh nhân nhưng nói chung bao gồm kiểm tra các cơ quan vùng chậu, làm phết tế bào cổ tử cung định kỳ, khám bụng, ngực và đo huyết áp.
Người lớn, kể cả người cao tuổi:
Nếu bệnh nhân còn tử cung nguyên vẹn và vẫn còn kinh nguyệt, nên phối hợp Estradiol với progesterol trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có chu kỳ kinh nguyệt thất thường hoặc đã mãn kinh thì có thể bắt đầu bất kỳ lúc nào nhưng phải loại trừ khả năng có thai.
Liều lượng:
1 viên Estradiol, uống hàng ngày.
Cách dùng:
Mỗi vỉ dùng trong 28 ngày. Ðiều trị liên tục nghĩa là khi hết vỉ này phải uống tiếp ngay vỉ khác, không được gián đoạn.
Chế độ điều trị phối hợp:
Ở phụ nữ còn tử cung nguyên vẹn, nên điều trị phối hợp với một loại progestogen thích hợp trong vòng 10-14 ngày mỗi chu kỳ 4 tuần (chế độ HRT xen kẽ) hoặc uống đồng thời progestogen với estrogen (chế độ HRT phối hợp).
Ðể điều trị thành công, bác sĩ phải tìm cách giải thích để bệnh nhân hiểu cách dùng phối hợp và đảm bảo bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị đã khuyến cáo.
Cách uống thuốc: nuốt nguyên viên với một ít nước.
Bệnh nhân có thể uống thuốc vào bất kỳ giờ nào trong ngày nhưng khi đã chọn được giờ thích hợp thì phải cố định giờ uống hàng ngày trong suốt quá trình điều trị. Nếu quên uống vào giờ đã qui định thì uống ngay khi nhớ ra trong vòng 12-24 giờ. Khi điều trị bị gián đoạn lâu, có thể gặp chảy máu bất thường.
Thận trọng khi dùng Aerodiol
Nếu bất kỳ một điều kiện/yếu tố nguy cơ nào dưới đây xuất hiện hoặc nặng lên, việc cân nhắc lợi hại ở từng trường hợp phải được đặt ra trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục điều trị HRT.
- Huyết khối tĩnh mạch (VTE):
Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy việc điều trị thay thế hormone (HRT) có thể kèm theo nguy cơ tăng tương đối tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch, thí dụ nghẽn tắc tĩnh mạch sâu hoặc phổi. Cần cân nhắc lợi hại trước khi kê đơn HRT cho những phụ nữ có yếu tố nguy cơ này.
Có thể phát hiện yếu tố nguy cơ từ tiền sử bản thân, gia đình (nếu gặp VTE ở người trẻ thì có thể tiềm ẩn yếu tố di truyền) và người béo phì. Nguy cơ VTE tăng theo tuổi. Không có mối liên quan giữa giãn tĩnh mạch và VTE.
Nguy cơ VTE có thể tăng tạm thời khi bất động kéo dài, sau phẫu thuật lớn hoặc phẫu thuật sau chấn thương, hoặc chấn thương nặng. Tùy bản chất của sự việc và thời gian bất động, có thể xem xét việc ngừng tạm thời HRT.
- Ung thư nội mạc tử cung:
Việc dùng kéo dài chỉ đơn thuần estrogen làm tăng nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung hoặc carcinom. Nghiên cứu cho thấy việc thêm progestogen vào chế độ điều trị làm giảm nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung và ung thư.
- Ung thư vú:
Một phân tích hồi cứu từ 51 nghiên cứu dịch tễ cho thấy sự gia tăng vừa phải tỷ lệ nguy cơ có ung thư vú được chẩn đoán ở bệnh nhân dùng HRT trên 5 năm. Tìm kiếm mối liên quan cho thấy có thể do chẩn đoán sớm, do ảnh hưởng sinh học của HRT hoặc do cả hai. Nguy cơ tăng theo thời gian sử dụng (khoảng 2,3% cho mỗi năm sử dụng). Ðiều này cũng tương tự như khi nhận xét ở phụ nữ chậm mãn kinh: tăng nguy cơ theo thời gian chậm (khoảng 2,8% cho mỗi năm chậm). Nguy cơ này sẽ dần dần mất đi ngay trong 5 năm đầu tiên sau khi ngừng điều trị. Ung thư vú được ghi nhận ở bệnh nhân dùng liệu pháp thay thế hormone thường cao hơn ở những người không dùng thuốc.
- U gan:
Có thể gặp (tuy hiếm) dạng u lành hoặc u ác ở gan sau khi dùng HRT như Estradiol. Trong một số trường hợp, u này có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu trong vùng bụng đe dọa tính mạng. Một u gan phải được chẩn đoán cẩn thận bằng các phương tiện chẩn đoán khác nhau nếu như thấy có đau vùng bụng trên, gan to và có dấu hiệu chảy máu trong bụng.
- Bệnh ở túi mật:
Estrogen được biết làm tăng tạo sỏi mật. Một số phụ nữ có khuynh hướng bị bệnh đường mật trong khi điều trị bằng estrogen.
- Những bệnh lý khác:
Phải ngừng điều trị lập tức nếu bệnh nhân lần đầu tiên thấy đau nửa đầu, đau đầu thỉnh thoảng hoặc thường xuyên hoặc thấy những dấu hiệu tiền triệu của chứng nghẽn tắc mạch não.
Những bằng chứng liên quan giữa việc dùng HRT và tăng huyết áp chưa được xác định. Có sự tăng nhẹ huyết áp ở phụ nữ dùng HRT nhưng sự tăng có ý nghĩa lâm sàng là rất hiếm. Tuy nhiên nếu trong một số trường hợp có tăng huyết áp kéo dài đáng kể thì cũng cần xem xét đến việc ngừng HRT.
Khi gặp những rối loạn không trầm trọng về chức năng gan bao gồm tăng bilirubin máu như hội chứng Dubin-Johnson hoặc hội chứng Rotor, cần giám sát chặt chẽ và kiểm tra chức năng gan thường kỳ. Khi có dấu hiệu xấu đi của các chỉ số đánh giá chức năng gan thì phải ngừng thuốc.
Khi thấy hiện tượng tái phát các dấu hiệu hoàng đản tắc mật hoặc ngứa do tắc mật đã từng gặp khi có thai lần đầu hoặc ở những lần dùng hormone sinh dục trước thì phải ngừng HRT. Những phụ nữ bị tăng triglycerid vừa phải cần phải được theo dõi chặt chẽ. Dùng HRT ở những phụ nữ này làm tăng tiếp tục triglycerid dẫn đến nguy cơ viêm tụy cấp.
Mặc dầu HRT có thể ảnh hưởng đến tính kháng insulin ở ngoại vi và sự dung nạp glucose nhưng nói chung không cần thay đổi chế độ điều trị bệnh đái tháo đường khi dùng HRT. Tuy nhiên phụ nữ bị bệnh đái tháo đường phải được giám sát chặt chẽ khi dùng HRT.
Một số bệnh nhân có thể phát sinh tác dụng phụ không mong muốn của estrogen khi dùng HRT như chảy máu bất thường ở tử cung. Nếu thấy chảy máu bất thường ở tử cung thường xuyên và kéo dài thì phải kiểm tra nội mạc tử cung.
U cơ tử cung có thể tăng kích thước khi dùng estrogen. Nếu gặp hiện tượng này thì phải ngừng điều trị.
Lạc nội mạc tử cung có thể phát triển mạnh khi điều trị, phải ngừng điều trị ngay.
Chẩn đoán chắc chắn rằng bệnh nhân không bị prolactin máu trước khi cho dùng thuốc
Thỉnh thoảng có thể bị nám da, đặc biệt ở phụ nữ có tiền sử bị nám da khi có thai. Những phụ nữ này phải tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia tử ngoại khi điều trị.
Cũng có những báo cáo các bệnh lý sau đây có thể gặp hoặc có chiều hướng xấu đi khi dùng thuốc. Mặc dù chưa đủ bằng chứng cho thấy có liên quan đến việc dùng HRT nhưng những phụ nữ có những bệnh lý này cũng phải được giám sát chặt chẽ: động kinh, bệnh ở vú lành tính, hen, đau nửa đầu, rối loạn chuyển hóa porphyrin, lupus ban đỏ hệ thống.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Không chỉ định HRT cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Chống chỉ định với Aerodiol
Chế độ HRT không được áp dụng nếu gặp một trong những điều kiện dưới đây. Phải ngưng điều trị nếu trong quá trình dùng thuốc gặp bất kỳ một hiện tượng nào trong những hiện tượng sau:
- Có thai và cho con bú.
- Chảy máu âm đạo chưa được chẩn đoán.
- Ung thư vú đã xác định hoặc nghi ngờ.
- Có những yếu tố của tiền ung thư hoặc nghi ngờ ung thư do ảnh hưởng của steroid sinh dục.
- Có tiền sử hoặc hiện tại bị u gan (lành tính hoặc ác tính).
- Mắc bệnh gan trầm trọng.
- Các rối loạn huyết khối tĩnh mạch sâu thể hoạt động, huyết khối tắc mạch hoặc có tiền sử những bệnh này.
- Tăng triglycerid trầm trọng.
- Tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của Estradiol.
Tương tác thuốc của Aerodiol
- Phải ngưng hormone tránh thai khi chỉ định HRT. Phải hướng dẫn để bệnh nhân sử dụng biện pháp tránh thai khác nếu cần.
- Khi điều trị kéo dài một số thuốc có tác dụng cảm ứng men gan (thí dụ một số thuốc chống co giật và thuốc kháng khuẩn) có thể làm tăng độ thanh thải của hormone sinh dục và do đó làm giảm triệu chứng lâm sàng. Những thuốc có thể gây cảm ứng men gan như vậy là hydantoin, các barbiturat, primidon, carbamazepin và rifampicin. Những chất nghi ngờ có tác dụng này là oxcarbazepin, topiramat, felbamat và griseofulvin. Tác dụng cảm ứng men gan của các thuốc này đạt được tối đa nói chung không sớm hơn 2-3 tuần nhưng lại kéo dài ít nhất 4 tuần sau khi ngừng điều trị.
- Trong một số ít trường hợp, mức estradiol bị giảm khi dùng đồng thời với một số kháng sinh (thí dụ: các penicillin và tetracyclin).
- Các chất mà quá trình chuyển hóa có trải qua giai đoạn liên hợp glucuronic (thí dụ: paracetamol) có thể làm tăng khả dụng sinh học của estradiol do ức chế cạnh tranh hệ men liên hợp trong quá trình hấp thu thuốc.
- Trong một số trường hợp cá biệt, nhu cầu về thuốc chống đái tháo đường dạng uống hoặc insulin có thể thay đổi do ảnh hưởng của thuốc này lên khả năng dung nạp glucose.
- Tương tác với rượu: Uống một lượng lớn rượu trong khi điều trị với HRT có thể dẫn tới tăng mức estradiol trong máu.
- Tương tác với các test xét nghiệm: Dùng steroid sinh dục có thể ảnh hưởng tới các thông số sinh hóa, thí dụ khi thử chức năng gan, tuyến giáp, thượng thận, thận; thay đổi mức protein huyết tương của những protein liên kết thuốc như corticosteroid binding globulin và các hợp phần lipid/lipoprotein, các thông số của chuyển hóa hydrat carbon, thông số đông máu và tiêu fibrin.
Tác dụng phụ của Aerodiol
Bên cạnh những tác dụng phụ đã nêu ở mục "Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng", người dùng cũng có thể gặp phải những vấn đề sau đây với HRT dạng uống:
- Những rối loạn ở hệ sinh sản và vú : thay đổi kiểu chảy máu âm đạo, có thể chảy máu bất thường, chảy thành dòng, nhiều hoặc nhỏ giọt (hiện tượng này thường giảm dần khi điều trị tiếp tục), mất kinh, thay đổi tiết ở âm đạo, các triệu chứng giống ở thời kỳ tiền mãn kinh, ngực đau, căng hoặc to ra.
- Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, đầy bụng, buồn nôn, nôn, đau bụng.
- Các rối loạn ở da và tổ chức dưới da: ban đỏ, các rối loạn khác bao gồm ngứa, eczema, mề đay, trứng cá, rậm lông, rụng tóc, hồng ban dạng nốt.
- Rối loạn hệ thần kinh: đau đầu, đau nửa đầu, trầm uất, lo lắng, trầm cảm, mệt.
Các triệu chứng khác: đánh trống ngực, phù, chuột rút, thay đổi thể trọng, tăng thèm ăn, thay đổi hưng phấn tình dục, rối loạn thị giác, khó chịu khi mang kính sát tròng, phản ứng tăng mẫn cảm.
Quá liều khi dùng Aerodiol
Các nghiên cứu về độc tính cấp không cho thấy có nguy cơ gây tác dụng phụ cấp tính trong trường hợp nhầm lẫn uống nhiều liều điều trị hàng ngày.
Bảo quản Aerodiol
Bảo quản dưới 30 độ C, tránh ẩm.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Estradiol

Nhóm thuốc
Hocmon, Nội tiết tố
Thành phần
Estradiol benzoate
Dược lực của Estradiol
Estradiol có chứa estrogen dưới dạng estradiol benzoate.
Dược động học của Estradiol
- Hấp thu: Estradiol được hấp thu tốt qua da, niêm mạc và đường tiêu hoá.
- Phân bố: thuốc được phân bố rộng rãi trong cơ thể và có nồng độ cao ở các cơ quan đích của hormon sinh dục. Trong máu có khoảng 60% estradiol liên kết với albumin, 38% kết hợp với globulin liên kết hormon sinh dục và 2% ở dạng tự do.
- Chuyển hoá: Estradiol chuyển hoá nhiều ở gan, chủ yếu chuyển thành estron, estriol và các dạng liên hợp như glucuronid hoặc sulfat. Estradiol cũng có quá trình tái tuần hoàn ruột gan thông qua liên hợp với sulfat và glucuronid ở gan, bài tiết các chất liên hợp ở mật vào ruột và tiếp theo là tái hấp thu vào máu.
- Thải trừ: Estradiol chủ yếu bài tiết vào nước tiểu và một lượng nhỏ vào phân, dưới 1% bài tiết nguyên dạng trong nước tiểu và 50-80% bài tiết dưới dạng liên hợp.
Tác dụng của Estradiol

Estradiol là thuốc nội tiết tố nữ, dùng để giảm các triệu chứng của mãn kinh (như nóng bừng, khô âm đạo) ở phụ nữ. Các triệu chứng này do cơ thể sản xuất ít estrogen hơn so với trước khi mãn kinh. Nếu bạn dùng thuốc này để điều trị các triệu chứng chỉ ở trong hoặc xung quanh âm đạo, bạn cần dùng sản phẩm đặt/bôi trực tiếp trong âm đạo. Do đó, bạn cần cân nhắc dùng dạng này trước khi dùng các thuốc đường uống, thuốc hấp thụ qua da hoặc thuốc được tiêm.

Một số sản phẩm estrogen nhất định cũng có thể được dùng bởi phụ nữ sau kỳ mãn kinh để phòng ngừa loãng xương. Tuy nhiên, có các loại thuốc khác (như raloxifene , bisphosphonates bao gồm alendronate) cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa loãng xương và có thể an toàn hơn. Bạn cũng nên cân nhắc dùng các thuốc này trước khi điều trị bằng estrogen.

Một số sản phẩm estrogen nhất định cũng có thể được dùng ở cả phụ nữ và nam giới để điều trị ung thư (một số loại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể) và bởi phụ nữ không có khả năng sản xuất đủ estrogen (ví dụ như do thiểu năng sinh dục, suy buồng trứng chính).

Bạn nên uống thuốc cùng với hoặc không cùng với thức ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn có thể uống ngay khi ăn hoặc sau khi ăn để ngăn ngừa tình trạng đau bao tử.

Nếu bạn đang dùng viên nén phóng thích kéo dài, không được nhai, nghiền; hòa tan vì như vậy có thể dẫn đến phóng thích tất cả thuốc cùng một lúc, làm gia tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ. Đồng thời, bạn không bẻ đôi viên nén phóng thích kéo dài trừ phi viên nén có dòng kẻ và được bác sĩ chỉ dẫn làm vậy. Nuốt trọn viên thuốc hoặc bẻ đôi viên nén nhưng không nhai hoặc nghiền.

Liều lượng và thời gian điều trị dựa trên tình trạng bệnh và phản ứng của cơ thể với điều trị.

Bạn cần uống thuốc đều đặn để phát huy tối đa công dụng của thuốc. Để dễ nhớ, bạn nên uống vào cùng giờ mỗi ngày và không tự ý tăng liều lượng hoặc dùng thuốc nhiều hơn hoặc lâu hơn số ngày được chỉ định.

Báo cho bác sĩ biết nếu bệnh không cải thiện hoặc trầm trọng hơn.

Bạn nên bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì; hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Chỉ định khi dùng Estradiol
Ðiều trị thay thế hormone (HRT) những trường hợp có dấu hiệu thiếu estrogen sau mãn kinh hoặc do bị cắt buồng trứng.
Phòng ngừa xốp xương sau mãn kinh.
Cách dùng Estradiol

Dạng thuốc uống:

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt:

Khi dùng cho điều trị ung thư phụ thuộc androgen, không thể phẫu thuật và tiến triển, bạn cần uống 10 mg 3 lần/ngày trong ít nhất 3 tháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh triệu chứng vận mạch (mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng) có liên quan đến mãn kinh:

Bạn nên uống 1-2 mg/ngày và điều chỉnh nếu cần thiết. Bạn có thể điều chỉnh dùng theo chu kỳ (3 tuần dùng và 1 tuần ngưng) hoặc liên tục. Thuốc estradiol có thể dùng bổ sung chức năng cùng với progestogen ở tử cung phụ nữ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh:

Bạn nên uống 0,5 mg/ngày chế độ theo chu kỳ (23 ngày dùng và 5 ngày ngưng).

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiểu năng sinh dục:

Bạn nên uống 1-2 mg/ngày chế độ theo chu kỳ 3 tuần dùng thuốc, sau đó bạn không dùng thuốc trong một tuần.

Dạng tiêm bắp:

Liều dùng thông thường cho người lớ n mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt :

Dùng thuốc dạng muối valerate cho tiêm bắp từ 30 mg trở lên mỗi 1 đến 2 tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh triệu chứng vận mạch (mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng) có liên quan đến mãn kinh:

Dùng thuốc dạng muối cypionate cho tiêm bắp 1-5 mg mỗi 3-4 tuần;

Dùng thuốc dạng muối valerate cho tiêm bắp 10-20 mg mỗi 4 tuần. Thuốc estradiol có thể dùng bổ sung chức năng cùng với progestogen ở tử cung phụ nữ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiểu năng sinh dục:

Dùng thuốc dạng muối cypionate cho tiêm bắp 1,5-2 mg mỗi tháng.

Dùng thuốc dạng muối valerate cho tiêm bắp 10-20 mg mỗi 4 tuần.

Dạng thuốc dán:

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh triệu chứng vận mạch (mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng) có liên quan đến mãn kinh:

Mỗi miếng dán chứa 0,025 mg/ngày. Liều khởi đầu dùng 1 lần/tuần và điều chỉnh liều nếu cần thiết để kiểm soát các triệu chứng. Cố giảm dẫn hoặc ngưng điều trị cách khoảng 3 – 6 tháng. Thuốc estradiol có thể dùng bổ sung chức năng cùng với progestogen ở tử cung phụ nữ.

Liều dùng thông thường cho người lớn p hòng ngừa loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh:

Mỗi miếng dán chứa 14 mg/ngày và dùng được trong 1 hoặc 2 lần/tuần. Bạn có thể điều chỉnh liều bằng cách giám sát dấu hiệu sinh hóa và mật độ khoáng xương. Liệu trình điều trị 14 ngày bằng progestogen cần thiết ở phụ nữ còn nguyên vẹn tử cung 1 lần mỗi 6 – 12 tháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thiểu năng sinh dục

Dùng dạng thuốc muối valerate tiêm bắp10 – 20 mg mỗi 4 tuần.

Dùng dạng thuốc muối cypionate tiêm bắp 1.5 – 2 mg hàng tháng.

Dạng thuốc đặt âm đạo:

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh teo âm hộ và âm đạo:

Bôi 2-4 g kem âm đạo/ngày vào trong âm đạo trong 2 tuần, sau đó giảm dần liều xuống còn một nửa trong 2 tuần, sau đó dùng liều duy trì 1 g từ 1 – 3 lần/tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh teo âm đạo tiền mãn kinh:

Đặt vòng chứa 2 mg estradiol vào trong âm đạo và giữ cố định trong 90 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh triệu chứng tiết niệu sinh dục:

Đặt vòng chứa 2 mg estradiol vào trong âm đạo và giữ cố định trong 90 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm teo âm đạo:

Liều khởi đầu: Đặt 1 viên nén (20 mcg) 1 lần/ngày trong 2 tuần.

Liều duy trì: đặt 1 viên nén 2 lần/ngày. Cố giảm dần và ngưng dùng thuốc cách 3 – 6 tháng.

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Estradiol có dạng và hàm lượng là: viên nén, đường uống: 0.5 mg, 1 mg, 2 mg.

Thận trọng khi dùng Estradiol

Trước khi dùng estradiol, bạn nên chú ý một số điều sau đây:

Báo cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn dị ứng với bất kỳ loại thuốc estrogen dạng uống nào, bất kỳ sản phẩm estrogen nào, bất kỳ loại thuốc nào; bất kỳ thành phần nào trong viên nén estrogen. Nếu bạn sắp dùng estradiol, báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với aspirin hoặc tartrazine (màu phụ gia thực phẩm). Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc kiểm tra thông tin của nhà sản xuất để biết danh sách các thành phần có trong viên nén estrogen mà bạn sắp dùng.

Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn đang dùng hoặc dự định dùng bất kỳ loại thuốc, vitamins, thực phẩm bổ sung nào. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều dùng hoặc quan sát các tác dụng phụ, đặc biệt là các thuốc sau đây:

  • Amiodarone (Cordarone, Pacerone);
  • Một số thuốc chống nấm nhất định;
  • Aprepitant (Emend);
  • Carbamazepine (Carbatrol, Epitol, Tegretol);
  • Cimetidine (Tagamet);
  • Clarithromycin (Biaxin);
  • Cyclosporine (Neoral, Sandimmune);
  • Dexamethasone (Decadron, Dexpak);
  • Diltiazem (Cardizem, Dilacor, Tiazac và những thuốc khác);
  • Erythromycin (E.E.S, Erythrocin);
  • Fluoxetine (Prozac, Sarafem);
  • Fluvoxamine (Luvox);
  • Griseofulvin (Fulvicin, Grifulvin, Gris-PEG);
  • Lovastatin (Altocor, Mevacor);
  • Các thuốc trong điều trị HIV/AIDS;
  • Các thuốc cho bệnh tuyến giáp trạng;
  • Nefazodone;
  • Phenobarbital;
  • Phenytoin (Dilantin, Phenytek);
  • Rifabutin (Mycobutin);
  • Rifampin (Rifadin, Rimactane, in Rifamate);
  • Sertraline (Zoloft);
  • Troleandomycin (TAO);
  • Verapamil (Calan, Covera, Isoptin, Verelan);
  • Zafirlukast (Accolate).

Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất kỳ sản phẩm thảo mộc nào, đặc biệt là St. John’s wort.

Báo cho bác sĩ biết nếu bạn từng bị vàng da hoăc mắt trong khi mang thai hoặc trong khi đang điều trị bằng estrogen, lạc nội mạc tử cung, hen suyễn, đau nửa đầu, động kinh, loạn chuyển hóa porphyrin, mức độ canxi rất cao hoặc rất thấp trong máu hoặc bệnh tuyến giáp, gan, thận, túi mật hoặc bệnh tuyến tụy.

Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc dự định mang thai; đang cho con bú. Nếu bạn mang thai trong khi đang dùng estrogen, gọi cho bác sĩ ngay.

Liên hệ với bác sĩ để biết các rủi ro cũng như lợi ích của estrogen nếu bạn 65 tuổi hoặc hơn. Phụ nữ lớn tuổi không nên dùng estrogen đường uống thường xuyên trừ khi họ cũng đang dùng các nội tiết tố khác. Dùng estrogen đường uống mà không dùng các nội tiết tố khác thì không an toàn và hiệu quả như các thuốc có chức năng tương tự khác.

Nếu bạn dùng estrogen để phòng ngừa loãng xương, tham khảo ý kiến bác sĩ để biết về các biện pháp phòng ngừa loãng xương khác như tập thể dục và uống vitamin D và/hoặc thực phẩm bổ sung canxi.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm X đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết
Chống chỉ định với Estradiol
Chế độ HRT không được áp dụng nếu gặp một trong những điều kiện dưới đây. Phải ngưng điều trị nếu trong quá trình dùng thuốc gặp bất kỳ một hiện tượng nào trong những hiện tượng sau:
- Có thai và cho con bú.
- Chảy máu âm đạo chưa được chẩn đoán.
- Ung thư vú đã xác định hoặc nghi ngờ.
- Có những yếu tố của tiền ung thư hoặc nghi ngờ ung thư do ảnh hưởng của steroid sinh dục.
- Có tiền sử hoặc hiện tại bị u gan (lành tính hoặc ác tính).
- Mắc bệnh gan trầm trọng.
- Các rối loạn huyết khối tĩnh mạch sâu thể hoạt động, huyết khối tắc mạch hoặc có tiền sử những bệnh này.
- Tăng triglycerid trầm trọng.
- Tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của Estradiol.
Tương tác thuốc của Estradiol

Báo cho bác sĩ biết về tất cả loại thuốc bạn đang dùng, đặc biệt là:

  • Thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin);
  • Cimetidine (Tagamet);
  • Carbamazepine (Carbatrol, Tegretol);
  • Phenobarbital (Luminal, Solfoton);
  • Phenytoin (Dilantin);
  • Rifampin (Rifadin, Rifater, Rifamate, Rimactane);
  • Ritonavir (Norvir);
  • Thảo dược St. John’s wort;
  • Thuốc kháng sinh như clarithromycin (Biaxin) hoặc erythromycin (E-Mycin, E.E.S., Erythrocin, Ery-Tab);
  • Thuốc chống nấm như ketoconazole (Extina, Ketozole, Nizoral, Xolegal).

Danh sách này không phải là danh sách hoàn chỉnh. Nhiều loại thuốc khác cũng có thể tương tác với thuốc. Bạn không nên bắt đầu dùng thuốc mới mà không báo cho bác sĩ biết.

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tương tác thuốc dưới đây được lựa chọn dựa trên mức độ nghiêm trọng tiềm năng cơ bản và không phải là tất cả.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Xuất huyết bất thường;
  • Đang hoặc đã từng bị đông máu (ví dụ như huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi);
  • Ung thư vú, đã chẩn đoán hoặc nghi ngờ đang mắc bệnh hoặc có tiền sử bệnh;
  • Đau tim, đang mắc hoặc mắc bệnh gần đây (trong vòng 12 tháng vừa qua);
  • Bệnh gan;
  • Thiếu protein C hoặc protein S;
  • Các rối loạn đông máu đá biết khác;
  • Đột quỵ, đang mắc hoặc mắc bệnh gần đây (trong vòng 12 tháng vừa qua);
  • Phẫu thuật với thời gian dài không hoạt động;
  • Khối u (phụ thuộc estrogen), đã chẩn đoán hoặc nghi ngờ mắc bệnh – Không nên dùng cho các bệnh nhân gặp các tình trạng này.
  • Hen suyễn;
  • Ung thư hoặc có tiền sử;
  • Tiểu đường;
  • Phù (giữ nước hoặc sưng cơ thể);
  • Lạc nội mạc tử cung;
  • Động kinh;
  • Bệnh túi mật;
  • Bệnh tim;
  • Phù mạch di truyền (sưng mặt, môi, lưỡi, họng);
  • Tăng canxi máu;
  • Cao huyết áp;
  • Tăng triglyceride hoặc chất béo trong máu;
  • Hạ canxi máu, nghiêm trọng;
  • Suy giáp;
  • Vàng da trong khi mang thai hoặc do từng dùng liệu pháp hormone;
  • U gan;
  • Đau nửa đầu;
  • Bệnh ma cà rồng;
  • Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) – Sử dụng thận trọng vì thuốc có thể làm cho các tình trạng này trầm trọng hơn.
Tác dụng phụ của Estradiol

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu đầu tiên nào sau đây của phản vệ dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi; họng.

Ngưng dùng estradiol và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường (đặc biệt nếu bạn đã trái qua kỳ mãn kinh);
  • Đau hoặc nặng ngực, cơn đau lan đến cánh tay hoặc vai, buồn nôn, đổ mồ hôi, cảm giác yếu toàn thân;
  • Đột ngột tê hoặc yếu, đặc biệt ở một bên của cơ thể;
  • Đột ngột nhức đầu nặng, nhầm lẫn, có vấn đề với tầm nhìn, lời nói hoặc thăng bằng;
  • Đau như đâm ở ngực, ho đột ngột, thở khò khè, thở gấp, nhịp tim nhanh;
  • Đau, sưng, ấm; mẩn đỏ ở một hoặc cả hai chân;
  • Buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng, khát nhiều, yếu cơ, nhầm lẫn và cảm thấy mệt mỏi hoặc bồn chồn;
  • Có khối u ở vú;
  • Cảm giác muốn ngất xỉu;
  • Đau, sưng hoặc đau nhức ở dạ dày;
  • Vàng da hoặc mắt.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng nhẹ;
  • Đau vú hoặc sưng;
  • Da mặt nổi tàn nhang hoặc bị sạm;
  • Rụng tóc tại da đầu;
  • Ngứa hoặc tiết dịch âm đạo;
  • Thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt, đột ngột xuất huyết.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Estradiol

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Triệu chứng quá liều bao gồm:

  • Đau bao tử;
  • Nôn mửa;
  • Xuất huyết âm đạo.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Bảo quản Estradiol
Bảo quản dưới 30 độ C, tránh ẩm.