Ðiều trị loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày mạn tính, loét lành tính. Phòng tái phát loét tá tràng, phòng loét do stress. Ðiều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
Cách dùng Alsaban
- Liều lượng và thời gian dùng thuốc do bác sĩ điều trị quyết định.Tác dụng bảo vệ tại chỗ của Sucralfat chỉ đạt được nếu dùng đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều trị loét dạ dày – tá tràng - Liều thông thường: 1g x 4 lần/ ngày , uống trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ; hay 2 g x 2 lần/ ngày, uống trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ. - Mỗi đợt điều trị thường kéo dài từ 4 – 8 tuần tùy theo mức độ loét cho đến khi kết quả nội soi hay X - quang cho thấy vết loét lành hẳn . Tuy nhiên , nếu cần thiết , đợt điều trị có thể kéo dài hơn nhưng không nên dùng quá 2 tuần. - Đợt điều trị hiệu quả thường phối hợp với thuốc ức chế histamin H2 hay ức chế bơm proton và các kháng sinh. Phòng ngừa tái phát loét dạ dày – tá tràng - Liều thông thường: 1g x 2 lần/ ngày - Điều trị không kéo dài quá 6 tháng. - Nên phối hợp với kháng sinh để loại trừ yếu tố gây tái phát là vi khuẩn Helicobacter pylori.Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản - Liều thông thường: 1g x 4 lần/ ngày uống trước mỗi bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Trẻ em trên 4 tuổi - 40 – 80 mg/ kg cân nặng/ ngày chia làm 4 lần ( uống 1 giờ trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ). CÁCH DÙNG - Uống khi dạ dày trống ( khoảng nửa giờ hay 1 giờ trước khi ăn ).
Chống chỉ định với Alsaban
Quá mẫn với Sucralfat hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tương tác thuốc của Alsaban
- Không dùng thuốc antacid cùng lúc với Sucralfat vì antacid có thể ảnh hưởng đến sự bám của Sucralfat trên niêm mạc. Nên uống cách xa nhau khoảng ½ giờ. - Sucralfat có thể làm giảm sự hấp thu của một số thuốc như cimetidin, ranitidin , ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin , digoxi n, warfarin , phenytoin, theophylin , tetracyclin… Nên uống cách xa nhau khoảng 2 giờ. - Sucralfat có thể gắn kết với protein trong thức ăn hay trong một số thuốc khác . Những bệnh nhân được nuôi dưỡng bằng ống thông dạ dày nên dùng thuốc này một cách riêng biệt với thức ăn và các thuốc khác.
Tác dụng phụ của Alsaban
Thường gặp, ADR >1/100 Tiêu hóa: Táo bón. Ít gặp, 1/1000 Tiêu hóa: Ỉa chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng. Ngoài da: Ngứa, ban đỏ. Thần kinh: Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn ngủ. Các tác dụng phụ khác: Đau lưng, đau đầu. Hiếm gặp, ADR Phản ứng mẫn cảm: Mày đay, phù Quincke, khó thở, viêm mũi, co thắt thanh quản, mặt phù to. Dị vật dạ dày. Hướng dẫn xử trí ADR Các tác dụng không mong muốn của sucralfat ít gặp và cũng hiếm trường hợp phải ngừng thuốc. Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Đề phòng khi dùng Alsaban
Dùng thận trọng ở người suy thận do nguy cơ tăng nồng độ nhôm trong huyết thanh, nhất là khi dùng dài ngày. Trường hợp suy thận nặng, nên tránh dùng. Để xa tầm tay trẻ em. SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Chưa xác định được tác dụng có hại đến thai. Tuy nhiên, khi mang thai chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết. Chưa biết sucralfat có phân bố vào sữa hay không. Nếu có phân bố vào sữa mẹ, lượng sucralfat cũng sẽ rất ít, vì thuốc được hấp thu vào cơ thể rất ít. TÁC ĐỘNG TRÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, tuy nhiên trong một số rất ít trường hợp, thuốc có thể gây nhức đầu, chóng mặt.
Có tới 5% phần disacarid và dưới 0,02% nhôm được hấp thu vào cơ thể sau khi uống 1 liều sucralfat. Phần lớn thuốc được đào thải ra phân. Chỉ một lượng rất nhỏ Sucralfate được hấp thụ bởi đường dạ dày-ruột và được thải trừ qua đường thận.
Tác dụng của Sucralfate
Sucralfate có tác dụng làm liền sẹo ổ loét thông qua cơ chế bảo vệ tế bào. Tạo một phức hợp với các chất như albumin và fribinogen của dịch rỉ kết dính với ổ loét, làm thành hàng rào ngăn cản tác dụng của acit, pepsin, và muối mật (Sucralfate cũng gắn trên niêm mạc bình thường của dạ dày và tá tràng nhưng với nồng độ ít hơn nhiều so với vị trí loét). Sucralfate còn ức chế hoạt động của pepsin, gắn với muối mật, làm tăng sản xuất prostaglandin E2 và dịch nhầy dạ dày. Sucralfate có diện tích bề mặt bao phủ nhiều hơn gấp đôi so với bột Sucralfate và cho thấy sự bám dính vào niêm mạc rất bền chắc (do đó liều 2g/ngày Sucralfate cho thấy có hiệu quả tương đương 4g/ngày của các dạng Sucralfate khác).
Liều thông thường: 1 gói x 2lần/ngày uống khi bụng đói (không được dùng chung với thức ăn), thông thường uống 1 giờ trước bữa ăn hay có thể uống vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Ðiều trị cho đến khi vết loét lành hẳn (kiểm tra bằng nội soi), thời gian điều trị trung bình từ 4-8 tuần. Phòng loét dạ dày-tá tràng tái phát (điều trị duy trì): liều giảm đi một nửa còn 1 gói/ngày và uống vào buổi tối, thường không kéo dài quá 6 tháng. Thông thường loét tái phát thường là do Helicobacter pylori do đó nên cần thiết phối hợp thêm liệu pháp kháng sinh để diệt trừ Helicobacter pylori.
Thận trọng khi dùng Sucralfate
Cẩn thận tránh điều trị kéo dài đối với bệnh nhân suy thận. Ðối với phụ nữ có thai nên thận trọng và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Chống chỉ định với Sucralfate
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tương tác thuốc của Sucralfate
Việc hấp thu cimetidine, phenytoin và tetracycline có thể giảm đi nếu dùng đồng thời với Sucralfate. Do Sucralfate làm giảm hấp thu nhiều thuốc vì vậy các thuốc dùng kèm, nếu có, nên uống trước khi uống Sucralfate 2 giờ.
Tác dụng phụ của Sucralfate
Chỉ một lượng rất nhỏ Sucralfate được hấp thụ bởi dạ dày - ruột và được thải trừ qua đường thận (phần lớn thuốc được đào thải qua phân), do đó khi sử dụng Sucralfate, các tác dụng phụ kèm theo là rất ít. Ðiều than phiền hay gặp nhất là táo bón có ở 2% bệnh nhân. Nếu bị táo bón, có thể uống thêm magnesium lactate. Ngoài ra còn có thể gặp các triệu chứng khác như khô miệng, nổi mẩn ngứa, chóng mặt và mất ngủ.
Bảo quản Sucralfate
Bảo quản dưới 25 độ C, dạng nhũ dịch không để đóng băng.