Attapulgite

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Attapulgite
Dạng bào chế
Bột pha hỗn dịch uống;Viên nén;Bột pha dung dịch uống
Dạng đóng gói
Hộp 30 gói 5,7g thuốc bột
Hàm lượng
3g/5g
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-14155-11
Dược lực của Attapulgite
Thuốc có tính chất hấp phụ và băng ruột.
- có khả năng bao phủ cao, vào ruột sẽ tạo một lớp màng đồng nhất, có tác dụng che chở.
- có khả năng hấp phụ độc chất và hơi là những tác nhân gây kích ứng niêm mạc.
- có tính chất cầm máu tại chỗ do tác dụng hoạt hóa các yếu tố V và XII của tiến trình đông máu.
- không cản quang, vì thế có thể thực hiện các thăm dò X quang không cần ngưng thuốc trước.
- không làm đổi màu phân.
Dược động học của Attapulgite
Băng đường ruột: thuốc không bị hấp thu, được thải qua đường tiêu hóa.
Tác dụng của Attapulgite
Attapulgite là hydrat nhôm, magnesi silicat chủ yếu là một loại đất sét vô cơ có thành phần và lý tính tương tự kaolin.
Attapulgite hoạt hoá là attapulgite được đốt nóng cẩn thận để tăng khả năng hấp phụ.
Attapulgite hoạt hoá được dùng làm chất hấp phụ trong ỉa chảy, có tác dụng bao phủ mạnh, bảo vệ niêm mạc ruột bằng cách trải thành 1 màng đồng đều trên khắp bề mặt niêm mạc. Attapulgite được giả định là hấp phụ nhiều vi khuẩn, độc tố và làm giảm mất nước.
Chỉ định khi dùng Attapulgite
- Ðiều trị triệu chứng các bệnh đại tràng cấp và mãn tính đi kèm với tăng nhu động ruột, nhất là khi có chướng bụng và tiêu chảy.
- Ðược đề nghị dùng để thụt rửa trong viêm đại trực tràng xuất huyết, như là một điều trị phụ trợ.
Thuốc có thể dùng cho trẻ em.
Cách dùng Attapulgite
Người lớn: 2 đến 3 gói/ngày (pha trong nửa ly nước, thường trước bữa ăn).
Trẻ em: liều lượng tùy thuộc vào trọng lượng của trẻ, trung bình trẻ:
dưới 10kg: 1 gói/ngày.
trên 10kg: 2 gói/ngày.
Nên trộn bột với đường trước khi pha với nước để có được một hỗn hợp đồng nhất với một mùi vị thích hợp. Thời gian điều trị tùy theo bệnh.
Thận trọng khi dùng Attapulgite
- Cẩn thận trong trường hợp phình đại tràng và tổn thương chức năng vận động của đại tràng.
- Trong trường hợp tiểu đường, nên tính đến lượng đường (2,70g/gói).
LÚC CÓ THAI
Thuốc có thể dùng trong thời gian mang thai vì không bị hấp thu.
Chống chỉ định với Attapulgite
Quá mẫn với Attapulgite.
Attapulgite không được dùng trong điều trị ỉa chảy cấp ở trẻ em.
Tương tác thuốc của Attapulgite
Có thể làm giảm hay chậm hấp thu các thuốc uống cùng lúc, nên uống các thuốc cách khoảng với Activated attapulgite of Mormoiron.
Tác dụng phụ của Attapulgite
Thường gặp là táo bón.
Ít gặp: nhôm có thể hấp thu vào cơ thể, gây thiếu hụt phospho, khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao.
Quá liều khi dùng Attapulgite
Ngừng thuốc ngay và rửa dạ dày.
Đề phòng khi dùng Attapulgite
- Không nên sử dụng thuốc nếu có sốt hoặc ở trẻ dưới 3 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Nên thận trọng với bệnh nhân trên 60 tuổi vì hay gặp tình trạng mất nước & táo bón ở nhóm tuổi này.
- Ngưng sử dụng thuốc khi xuất hiện táo bón, chướng bụng hoặc tắc ruột.
- Bệnh nhân tiêu chảy cần được bù đủ dịch và các chất điện giải theo nhu cầu.
Bảo quản Attapulgite
Bảo quản ở nhiệt độ 15 - 30 độ C, đựng trong bao bì kín.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Attapulgit

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Tác dụng của Attapulgit

Bạn có thể sử dụng thuốc attapulgit để điều trị ngắn hạn chứng tiêu chảy. Thuốc attapulgit hoạt động bằng cách loại bỏ vi khuẩn và độc tố gây tiêu chảy, làm giảm sự mất nước.

Attapulgit còn làm giảm nhu động ruột, làm sự đào thải nước qua phân và giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa là triệu chứng thường đi kèm với tiêu chảy.

Bạn hãy sử dụng thuốc attapulgit theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc theo chỉ dẫn ghi trên nhãn:

  • Bạn có thể dùng attapulgit kèm hoặc không kèm thức ăn;
  • Bạn nên uống attapulgit với một cốc nước đầy;
  • Bạn nên nuốt nguyên viên attapulgit, không được nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc.
  • Bạn không được sử dụng attapulgit cùng một thời điểm với bisphosphnat (như alendronate), quinolone (như ciprofloxacin), tetracyclin (như doxycycline). Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về cách sử dụng những loại thuốc trên tách biệt với attapulgit.
  • Bạn không được uống 2 liều cùng một lúc.

Bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe về cách sử dụng attapulgit.

Bạn nên bảo quản thuốc attapulgit ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Cách dùng Attapulgit

Đối với dạng thuốc hỗn dịch uống, viên nén, bạn nên uống liều 1200 đến 1500 mg sau khi đi tiêu phân lỏng, tối đa 9000 mg trong 24 giờ.

Đối với dạng thuốc viên nén nhai, bạn nên uống liều 1200 mg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, tối đa 8400 mg trong 24 giờ.

Đối với dạng thuốc hỗn dịch uống:

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: bạn cho trẻ uống liều thông thường từ 1200 đến 1500 mg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, tối đa 9000 mg trong 24 giờ.
  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: bạn cho trẻ uống liều thông thường là 600 mg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, tối đa 4200 mg trong vòng 24 giờ.
  • Trẻ từ 3 đến 6 tuổi: bạn cho trẻ uống liều thông thường 300 mg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, tối đa 2100 mg trong vòng 24 giờ.
  • Trẻ dưới 3 tuổi: bạn cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đối với dạng thuốc viên nén uống:

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: bạn cho trẻ uống liều từ 1200 đến 1500 mg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, tối đa 9000 mg trong 24 giờ;
  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: bạn cho trẻ uống liều 750 mg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, tối đa 4500 mg trong vòng 24 giờ;
  • Trẻ từ 3 đến 6 tuổi: bạn nên cho trẻ uống hỗn dịch thay cho viên nén.

Đối với dạng thuốc viên nén nhai:

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: bạn cho trẻ sử dụng liều 1200 mg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, tối đa 8400 mg trong 24 giờ;
  • Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: bạn cho trẻ dùng liều 600 mg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, tối đa 4200 mg trong 24 giờ;
  • Trẻ từ 3 đến 6 tuổi: bạn cho trẻ dùng liều 300 mg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng, tối đa 2100 mg trong 24 giờ.
  • Trẻ dưới 3 tuổi: bạn cho trẻ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc attapulgit có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch uống 600 mg;
  • Viên nén uống 300 mg, 600 mg, 750 mg;
  • Hỗn dịch uống 600 mg, 750 mg.
Thận trọng khi dùng Attapulgit

Trước khi dùng thuốc attapulgit, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc hoặc bất kì loại tá dược trong chế phẩm mà bạn sử dụng. Những thành phần này được trình bày chi tiết trong tờ thông tin thuốc.
  • Báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kì thuốc nào, bao gồm thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản và động vật.
  • Không sử dụng thuốc này cho trẻ em dưới 6 tuổi nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thận trọng khi dùng attapulgit cho người lớn tuổi.
  • Thận trọng khi dùng thuốc attapulgit cho những đối tượng mắc bất kì vấn đề về y khoa nào như phẫu thuật.
  • Báo cho bác sĩ và dược sĩ về những loại thuốc bạn đang sử dụng.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc của Attapulgit

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số loại thuốc mà attapulgit có thể tương tác khi dùng chung:

  • Penicillamine hoặc hormone tuyến giáp (như levothyroxine);
  • Muối citrat;
  • Bisphosphonate (như alendronate);
  • Quinolone (như ciprofloxacin);
  • Tetracycline (như doxycycline);
  • Benztropin (Cogentin®);
  • Trihexyphenidyl (Artane®);
  • Loxapine (Loxitane®);
  • Dicyclomine (Bentyl®);
  • Thuốc giảm đau nhóm opiat như oxycodone (Percocet®),  hydrocodone (Vicodin®);
  • Propoxyphene (Darvon®), morphine và codeine.

Thức ăn hoặc rượu có thể tương tác với attapulgit, làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng đối với cơ thể bạn. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kỳ loại thực phẩm, thuốc lá hoặc rượu có khả năng gây tương tác thuốc trước khi sử dụng thuốc attapulgit.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này, nó có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của attapulgit hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn hãy báo cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Sốt;
  • Phân có máu hoặc chất nhầy;
  • Kiết lỵ.
Tác dụng phụ của Attapulgit

Khi sử dụng thuốc attapulgit, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ thường gặp như:

  • Táo bón;
  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Đầy hơi;
  • Buồn nôn, nôn mửa.

Bạn nên đi cấp cứu ngay nếu gặp một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng sau:

  • Phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, đau ngực, ho, sưng mặt, mũi, miệng hoặc lưỡi;
  • Triệu chứng thần kinh như nhức đầu, chóng mặt.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Attapulgit

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt trong bữa ăn kế tiếp hoặc trong bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.