Bisocar 10

Nhóm thuốc
Thuốc tim mạch
Thành phần
Bisoprolol
Dạng bào chế
Viên nén bao phim-10mg
Dạng đóng gói
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Sản xuất
Rusan Pharm., Ltd - ẤN ĐỘ
Đăng ký
Công ty TNHH Dược phẩm Phạm Anh
Số đăng ký
VN-0203-06
Chỉ định khi dùng Bisocar 10
Tăng huyết áp. Ðau thắt ngực. Suy tim.
Cách dùng Bisocar 10
1 viên x 1 lần/ngày
Chống chỉ định với Bisocar 10
Cảm giác lạnh hoặc tê cóng tay chân & rối loạn tiêu hóa. Mệt mỏi, chóng mặt (thoáng qua khi bắt đầu điều trị). Yếu cơ, chứng chuột rút, rối loạn giấc ngủ, suy nhược, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền tim, tăng suy tim. Hiếm khi: giảm thính giác, viêm mũi, viêm gan, suy giảm tình dục, ngủ mê, ảo giác, ngứa, nổi mẩn. Tăng men gan, tăng triglyceride.
Tác dụng phụ: Bisoprolol nhìn chung dễ dung nạp, các tác dụng phụ nhẹ và chóng tàn. Các tác dụng phụ hiếm gặp gồm: đau bụng, ỉa chảy, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, bất lực, chặm nhịp, hạ huyết áp, tê cứng, đau nhói, lạnh đầu chi, đau họng, thở nông hoặc khò khè.
Bisoprolol gây tăng khó thở ở bệnh nhân hen, viêm phế quản mạn tính hoặc tràn khí phổi. ở bệnh nhân đã chậm nhịp và blốc tim, bisoprolol gây chậm nhịp và sốc nguy hiểm. Bisoprolol làm giảm sức co cơ tim và có thể làm tăng triệu chứng suy tim. ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, ngừng dùng bisoprolol đột ngột có thể gây đau ngực nặng tức thì và thường dẫn đến cơn đau tim. Nếu cần phải ngừng dùng thuốc, thì phải giảm liều từ từ trong 1-2 tuần. Bisoprolol có thể che lấp các triệu chứng cần cảnh báo sớm về hạ đường huyết, vì vậy cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân đái đường.
Tương tác thuốc của Bisocar 10
Thuốc chẹn canxi hoặc chống loạn nhịp khác. Các thuốc hạ áp khác, lợi tiểu, giãn mạch, barbiturate, phenothiazine, chống trầm cảm 3 vòng. Glycoside tim. Dẫn xuất ergotamin. Insulin, thuốc uống trị tiểu đường. Cimetidine, hydralazine, alcool.
Tác dụng phụ của Bisocar 10
Hạ huyết áp tư thế, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền, phù, khó thở, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, lạnh tay chân, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, dị ứng da.
Đề phòng khi dùng Bisocar 10
Blốc nhĩ thất độ 1. Ðái tháo đường. Stress nặng, kéo dài. U tủy thượng thận. Ðau thắt ngực Prinmetal. Vảy nến. Phụ nữ có thai & cho con bú.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bisoprolol

Nhóm thuốc
Thuốc tim mạch
Thành phần
Bisoprolol fumarat
Dược lực của Bisoprolol
Bisoprolol là thuốc phong bế hệ thần kinh giao cảm trên tim do phong bế receptor beta-adrenergic.
Dược động học của Bisoprolol
- Hấp thu: thuốc được hấp thu qua đường uống gần như hoàn toàn(90%). Nồng độ tối đa trong huyết tương nói chung đạt sau 1-2 giờ. Sinh khả dụng đạt 85-90%.
- Phân bố: thuốc liên kết với protein huyết tương 30%. Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ.
- Chuyển hoá: Thuốc chuyển hoá qua gan.
- Thải trừ: thuốc thải trừ gần như hoàn toàn qua thận.
Tác dụng của Bisoprolol
Bisoprolol tác dụng chọn lọc trên tim không có ISA (có hoặc không có hoạt tính kích thích thần kinh giao cảm nội tại ). Bisoprolol phong bế hệ thần kinh giao cảm trên tim do phong bế receptor beta-adrenergic (các chất chẹn bê ta) như betaprolol làm giảm nhịp tim được dùng điều trị loạn nhịp nhanh. Betaprolol cũng làm giảm sức co của cơ tim và gây hạ huyết áp. Do làm giảm nhịp tim và sức co cơ tim, các chất chẹn beta làm giảm nhu cầu oxy cho tim, vì vậy có tác dụng điều trị đau thắt ngực, bởi vì đau thắt ngực xảy ra khi nhu cầu oxy vượt quá sự cung cấp.
Chỉ định khi dùng Bisoprolol
Bisoprolol điều trị suy tim mạn tính (kết hợp điều trị cơ bản).
Bisoprolol điều trị cao huyết áp, cơn đau thắt ngực.
Cách dùng Bisoprolol
Bisoprolol với mức liều tăng dần: 1,25mg/ngày 1 lần x 1 tuần; 2,5mg/ngày 1 lần x 1 tuần; 3,75mg/ngày 1 lần x 1 tuần; 5mg/ngày 1 lần x 4 tuần; 7,5 mg/ngày 1 lần x 4 tuần; liều duy trì 10mg/ngày 1 lần.
Bisoprolol 5: 1viên/ngày, nặng: có thể lên đến 2 viên/ngày.
Thận trọng khi dùng Bisoprolol
Với bệnh nhân: đau ngực Prinzmetal, bloc nhĩ thất độ I, suy tim, bệnh phổi, đái tháo đường, vẩy nến, suy thận hay gan, thuyên tắt động mạch ngoại biên, cường giáp, bệnh van tim, bệnh cơ tim.
Người già, trẻ em, phụ nữ có thai & cho con bú.
Khi lái xe & vận hành máy.
Chống chỉ định với Bisoprolol
Quá mẫn với thành phần thuốc. Suy tim mất bù, sốc, block nhĩ thất độ II, III, hội chứng rối loạn nút xoang, bloc xoang nhĩ, nhịp chậm Dùng cùng lúc với IMAO.
Trong u tuỷ thượng thận, chỉ dùng Concor sau khi dùng chẹn a.
Tương tác thuốc của Bisoprolol
Thuốc tim mạch, IMAO, clonidin, thuốc trị loạn nhịp, thuốc trị tiểu đường, thuốc gây mê, digitalis, thuốc giảm đau & kháng viêm, ergotamin, cường giao cảm, thuốc trị động kinh, hướng tâm thần, rifampicin, mefloquin.
Rifampicin làm tǎng chuyển hóa của Bisoprolol dẫn đến làm giảm tác dụng của bisoprolol. Các chất chẹn kênh canxi, đặc biệt là verapamil và diltiazem làm tǎng tác dụng của bisoprolol trên tim. Tác dụng này có thể gây chậm nhịp quá mức hoặc làm giảm khả nǎng co bóp của tim ở một số bệnh nhân. Dùng đồng thời digoxin với bisoprolol cũng có thể gây chậm nhịp tim quá mức.
Đối với phụ nữ mang thai: Không biết rõ tác dụng của bisoprolol lên thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có mang. Có một số tác dụng có hại lên thai nhi chuột khi dùng ở liều gấp 100 lần liều thường dùng cho người. Tuy nhiên cần thận trọng khi dùng thuốc cho thai phụ.
Đối với phụ nữ cho con bú: Không được biết thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Song chỉ dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú khi thật cần thiết.
Tác dụng phụ của Bisoprolol
Cảm giác lạnh hoặc tê cóng tay chân & rối loạn tiêu hóa. Mệt mỏi, chóng mặt (thoáng qua khi bắt đầu điều trị). Yếu cơ, chứng chuột rút, rối loạn giấc ngủ, suy nhược, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền tim, tăng suy tim. Hiếm khi: giảm thính giác, viêm mũi, viêm gan, suy giảm tình dục, ngủ mê, ảo giác, ngứa, nổi mẩn. Tăng men gan, tăng triglyceride.
Tác dụng phụ: Bisoprolol nhìn chung dễ dung nạp, các tác dụng phụ nhẹ và chóng tàn. Các tác dụng phụ hiếm gặp gồm: đau bụng, ỉa chảy, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, bất lực, chặm nhịp, hạ huyết áp, tê cứng, đau nhói, lạnh đầu chi, đau họng, thở nông hoặc khò khè.
Bisoprolol gây tăng khó thở ở bệnh nhân hen, viêm phế quản mạn tính hoặc tràn khí phổi. ở bệnh nhân đã chậm nhịp và blốc tim, bisoprolol gây chậm nhịp và sốc nguy hiểm. Bisoprolol làm giảm sức co cơ tim và có thể làm tăng triệu chứng suy tim. ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, ngừng dùng bisoprolol đột ngột có thể gây đau ngực nặng tức thì và thường dẫn đến cơn đau tim. Nếu cần phải ngừng dùng thuốc, thì phải giảm liều từ từ trong 1-2 tuần. Bisoprolol có thể che lấp các triệu chứng cần cảnh báo sớm về hạ đường huyết, vì vậy cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân đái đường.
Bảo quản Bisoprolol
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ánh sáng, để nhiệt độ dưới 30 độ C.