Bệnh đường hô hấp tăng tiết đàm & khó long đàm như viêm phế quản cấp & mãn, các dạng bệnh phổi tắc nghẽn mãn, viêm hô hấp mãn, bụi phổi, giãn phế quản. DƯỢC LỰC HỌC:Bromhexin hydroclorid là chất điều hòa và tiêu nhầy đường hô hấp. Do hoạt hóa sự tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi mucopolysaccharid acid nên thuốc làm đàm lỏng hơn và ít quánh hơn. Thuốc làm long đàm dễ dàng hơn, nên làm đàm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.DƯỢC ĐỘNG HỌC:Bromhexin được hấp thu tốt qua hệ tiêu hóa. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của thuốc. Thuốc có độ gắn kết cao với protein huyết tương (khoảng 95 - 99%). Bromhexin chuyển hóa chủ yếu qua gan. Phần lớn Bromhexin được bài tiết qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa. Độ thanh lọc Bromhexin giảm có thể gặp trong trường hợp suy gan, suy thận.
Cách dùng Bromhexine 8mg
- Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: uống 8mg x 3 lần/ ngày. - Trẻ em 6 - 12 tuổi: uống 4mg x 3 lần/ ngày.- Trẻ em 2 - 6 tuổi: uống 4mg x 2 lần/ ngày.Uống thuốc ngay sau khi ăn.
Chống chỉ định với Bromhexine 8mg
Quá mẫn với thành phần thuốc. Phụ nữ có thai (chống chỉ định tương đối).
Tương tác thuốc của Bromhexine 8mg
Dùng phối hợp Bromhexin với kháng sinh làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản nên được dùng phối hợp kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp. Tránh kết hợp với các thuốc chống ho hoặc thuốc giảm tiết dịch phế quản kiểu atropin.
Tác dụng phụ của Bromhexine 8mg
Đau dạ dày, buồn nôn, nôn và rối loạn tiêu hóa, khô miệng. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Đề phòng khi dùng Bromhexine 8mg
THẬN TRỌNG: Trong khi dùng Bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp. Thận trọng cho người bệnh hen, vì Bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm. Thận trọng với người suy gan, suy thận nặng. Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy nhược, thể trạng yếu không có khả năng khạc đờm. Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
Dùng Bromhexine 8mg theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Bromhexine
Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
Bromhexine hydrochloride
Dược lực của Bromhexine
Bromhexine (N-cyclohexyl-N-methyl-(2-amino-3,5-dibromobenzyl) amine hydrochloride) là một chất dẫn xuất tổng hợp từ hoạt chất dược liệu vasicine.
Dược động học của Bromhexine
Bromhexine được hấp thu tốt theo đường ruột, thời gian bán hấp thu của dung dịch bromhexine khoảng 0,4 giờ. Dùng bromhexine viên dạng uống, nồng độ cao nhất trong huyết tương đạt được trong khoảng 1 giờ (tmax). Bromhexine được thải qua vòng hấp thu đầu tiên khoảng 75-80%, vì vậy tính khả dụng sinh học tuyệt đối của các dạng thuốc uống khoảng 20-25%. Dùng thức ăn trước khi dùng bromhexine làm tăng tính khả dụng sinh học của hợp chất này. Sau khi dùng bằng đường uống, bromhexine cho thấy biểu đồ liều lượng ở mức 8-32mg. Có ít nhất 10 chất chuyển hóa của bromhexine được tìm thấy trong huyết tương, kể cả chất chuyển hóa ambroxol có hoạt tính dược lý. Có một mức độ kết hợp cao với protein huyết tương khoảng 95-99% và thể tích phân phối lớn 7L/kg cân nặng (dùng đường tiêm tĩnh mạch). Bromhexine tích lũy trong phổi nhiều hơn trong huyết tương. Thời gian bán hủy nổi bật là 1 giờ, thời gian bán hủy cuối cùng từ 13-40 giờ. Khi dùng 8 mg dạng uống, nồng độ trong huyết tương hạ sau 8-12 giờ đến 1,5ng/ml và 0,2ng/ml. Phần lớn bromhexine được bài tiết qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa trong khi chỉ có một lượng nhỏ 0-10% hợp chất được tìm thấy ở dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Sau 24 giờ đến 5 ngày, 70-88% liều uống tương ứng có trong nước tiểu, 4% được bài tiết qua phân. Bromhexine không tích lũy vì thời gian bán hủy cuối cùng dài không nổi bật. Nồng độ hằng định đạt được chậm nhất sau 3 ngày. Trong các nghiên cứu ở động vật, bromhexine thẩm thấu qua dịch não tủy và nhau thai. Có khả năng hợp chất này được bài tiết trong sữa mẹ. Ðộ thanh lọc chất bromhexine giảm có thể gặp trong trường hợp bệnh gan nặng; trong trường hợp suy thận nặng, không loại trừ có thể có sự tích lũy các chất chuyển hóa. Chưa có các nghiên cứu dược động học đối với những tình trạng này.
Tác dụng của Bromhexine
Về mặt tiền lâm sàng cho thấy thuốc có sự gia tăng tỷ lệ tiết thanh dịch phế quản. Bromhexine tăng cường việc vận chuyển chất nhầy bằng cách giảm thiểu độ nhầy dính của chất nhầy và kích hoạt biểu mô có lông chuyển. Trong các nghiên cứu lâm sàng, bromhexine có tác dụng phân hủy chất nhầy và động học chất nhầy trong đường dẫn khí, giúp long đàm và giảm ho dễ dàng. Bromhexine làm thủy phân các mucoprotein dẫn đến khử các cực mucopolysaccharide, cắt đứt các sợi cao phân tử này, làm điều biến hoạt tính của các tế bào tiết chất nhày. Kết quả là thay đổi cấu trúc chất nhày, giảm độ nhày nhớt.
Chỉ định khi dùng Bromhexine
Liệu pháp phân hủy chất tiết trong các bệnh phế quản phổi cấp tính và mãn tính liên quan đến sự tiết chất nhầy bất thường và sự vận chuyển chất nhầy bị suy giảm.
Cách dùng Bromhexine
Viên nén 8mg: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi : 8 mg (1 viên), ngày 3 lần. Trẻ em 6-12 tuổi: 4mg (1/2 viên), ngày 3 lần.Trẻ em 2-6 tuổi: 4 mg (1/2 viên), ngày 2 lần.Cồn ngọt 4 mg/5 ml (1 muỗng cà phê = 5ml):Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10ml (2 muỗng), ngày 3 lần. Trẻ em 6-12 tuổi: 5ml (1 muỗng), ngày 3 lần. Trẻ em 2-6 tuổi: 2,5mg (1/2 muỗng), ngày 2 lần. Trẻ em dưới 2 tuổi: 1,25ml (1/4 muỗng), ngày 3 lần. Khi bắt đầu điều trị, nếu cần thiết có thể tăng tổng liều hàng ngày đến 48mg cho người lớn. Dạng cồn ngọt không chứa đường do đó thích hợp cho người bệnh tiểu đường và trẻ em.Ống tiêm (4mg/2ml):bromhexine dạng ống tiêm được chỉ định sử dụng để điều trị và phòng ngừa các trường hợp biến chứng nặng sau phẫu thuật đường hô hấp chẳng hạn như do suy giảm sản xuất và vận chuyển chất nhầy. Trong những trường hợp nặng cũng như trước và sau khi can thiệp bằng phẫu thuật, 1 ống tiêm tĩnh mạch (thời gian tiêm 2-3 phút), ngày 2-3 lần.Dung dịch tiêm có thể dùng truyền tĩnh mạch chung với dung dịch glucose, levulose, muối sinh lý hay Ringer's. bromhexine không được trộn lẫn với các dung dịch kiềm, vì tính chất acid của dung dịch thuốc (pH 2,8) có thể gây vẩn đục hay kết tủa. Ghi chú:Bệnh nhân đang điều trị với bromhexine cần được thông báo về sự gia tăng lượng dịch tiết.
Thận trọng khi dùng Bromhexine
Cần thận trọng khi sử dụng viên nén bromhexine trên bệnh nhân bị loét dạ dày. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Các nghiên cứu tiền lâm sàng cũng như kinh nghiệm lâm sàng cho đến nay cho thấy không có bằng chứng nào về tác dụng có hại lúc có thai. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thuốc có thể đi vào sữa mẹ, do đó không nên sử dụng khi cho con bú.
Chống chỉ định với Bromhexine
Không sử dụng bromhexine trên bệnh nhân nhạy cảm với bromhexine hay các thành phần khác trong công thức thuốc.
Tương tác thuốc của Bromhexine
Dùng bromhexine chung với kháng sinh (amoxicillin, cefuroxime, erythromycin, doxycycline) dẫn đến gia tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi. Tương tác bất lợi với các thuốc khác về lâm sàng chưa được báo cáo.
Tác dụng phụ của Bromhexine
bromhexine được dung nạp tốt. Tác dụng ngoại ý nhẹ ở đường tiêu hóa được ghi nhận. Phản ứng dị ứng, chủ yếu là phát ban da, rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, khi tiêm tĩnh mạch, không loại trừ khả năng có những phản ứng dị ứng nặng hơn.
Quá liều khi dùng Bromhexine
Cho đến nay chưa có triệu chứng quá liều nào được ghi nhận. Ðiều trị triệu chứng được chỉ định trong trường hợp quá liều.
Đề phòng khi dùng Bromhexine
THẬN TRỌNG: Trong khi dùng Bromhexin cần tránh phối hợp với thuốc ho vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp. Thận trọng cho người bệnh hen, vì Bromhexin có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm. Thận trọng với người suy gan, suy thận nặng. Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy nhược, thể trạng yếu không có khả năng khạc đờm. Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản Bromhexine
Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, để ở nhiệt độ 15-30 độ C.