Cao ích mẫu TB

Thành phần
ích mẫu, hương phụ chế, ngải cứu
Dạng bào chế
Thuốc nước
Dạng đóng gói
Chai 200ml
Hàm lượng
200ml
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược vật tư Y tế Thái Bình - VIỆT NAM
Số đăng ký
V772-H12-10
Chỉ định khi dùng Cao ích mẫu TB
Công dụng:  Hoạt huyết điều kinh
Chỉ định:  Kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh, băng huyết, khí hư bạch đới, làm cho tử cung chóng hồi phục sau đẻ.
Cách dùng Cao ích mẫu TB
Ngày uống 50ml chia 2 lần, uống hàng tháng vào 7-10 ngày trước ngày sự kiến có kinh và uống liền 2-3 vòng kinh, bệnh nặng dùng liều gấp đôi.
Chống chỉ định với Cao ích mẫu TB
Người có đồng tử mở rộng, phụ nữ có thai.
Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Tác dụng phụ của Cao ích mẫu TB
Chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ do thuốc gây nên.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần ích mẫu

Thành phần
ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu
Chỉ định khi dùng Ích mẫu
Trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.Làm giảm sự khó chịu, nhức đầu, hoa mắt trong khi hành kính. Hồi phục tử cung sau khi sinh. Chữa rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ mới có kinh và thời kỳ tiền mãn kinh. Dùng đều đặn mỗi ngày làm lưu thông khí huyết. 
Cách dùng Ích mẫu
1 viên/lần x 3 lần/ngày. Bệnh nặng dùng liều gấp đôi. 
Chống chỉ định với Ích mẫu
Không dùng cho phụ nữ có thai.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần hương phụ chế

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Hương phụ
Tác dụng của Hương phụ chế
Hành khiếu, khai uất, thông kinh, tiêu sưng giảm đau. Hương phụ dùng sống có tác dụng giải cảm. Ở Ấn Ðộ, người ta cho là nó có tác dụng lợi tiểu, điều kinh, trị giun sán, làm ra mồ hôi, làm se và kích thích.
Chỉ định khi dùng Hương phụ chế
Ðược dùng chữa kinh nguyệt không đều, khi thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ mà trước và sau khi sinh đẻ, chữa đau dạ dày ợ hơi và nước chua, giúp ăn uống mau tiêu, chữa nôn mửa, đau bụng đi lỵ và tiêu chảy.
Còn dùng trị đòn ngã tổn thương, chữa rối loạn của dạ dày và kích thích của ruột.
Cách dùng Hương phụ chế
Liều dùng: 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc cao hoặc thuốc viên. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Ðơn thuốc: - Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, huyết áp cao:Hương phụ 3 g, Ích mẫu 3 g, Ngải cứu 3 g, Bạch đồng nữ 3 g. Sắc với nước chia làm 3 lần uống trong ngày. Muốn cho kinh nguyệt đều uống đón kinh 10 ngày trước ngày dự đoán có kinh (thuốc hương ngải).- Chữa kinh nguyệt không đều, kinh đến muộn, bụng dưới đau tức, lúc hành kinh có màu cục tím:Hương phụ 5 g, Đương quy 10 g, Thược dược 10 g, Xuyên khung 5 g, Ô dược 7 g, Ngải diệp 3 g. sắc nước uống.- Chữa băng huyết, rong huyết: Hương phụ sao đen tán bột, mỗi lần uống 6 g; ngày 2 lần. Nếu có kèm theo mê man, gia thêm bẹ mốc đốt thành than tán bột uống với nước cơm.- Chữa kinh nguyệt không đều do huyết nhiệt, kinh thường thấy trước kì, lượng huyết nhiều màu sẫm, mùi hôi, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ:Hương phụ (tử chế 12 g), cỏ nhọ nồi 30 g, sinh địa 16 g, cỏ roi ngựa 25 g, Ích mẫu16 g, rau má tươi 30 g, ngưu tất 12 g. Sắc nước uống ngày một thang. -   Chữa đau bụng nôn mửa:Hương phụ, Riềng, Gừng khô, mỗi vị lượng bằng nhau, tán thành bột nhỏ, mỗi lần uống 6 g, ngày 3 lần.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần ngải cứu

Nhóm thuốc
Thuốc tim mạch
Tác dụng của Ngải cứu

Ngải cứu còn được gọi là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải, quá sú, cỏ linh li, là một loài thực vật thuộc họ cúc. Thảo mộc này thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim…

 Phòng ung thư: Ngải cứu có thể chống lại một số dòng tế bào ung thư đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu ở động vật. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng vẫn còn thiếu để hỗ trợ sử dụng ngải cứu trong điều trị ung thư hoặc dự phòng.

– Điều hòa kinh nguyệt: Bạn có thể hãm trà ngải cứu để uống 1 tuần trước kỳ kinh để bớt đau bụng hay uống trong suốt kỳ kinh để điều hòa kinh nguyệt.

Sơ cứu vết thương: Bạn hãy giã lá ngải cứu và trộn với muối để cầm máu và giảm đau khi bị thương.

– Trị mụn và dưỡng da: Đắp mặt bằng ngải cứu tươi giã nát có thể giúp trị mụn và làm hồng da.

– Chữa suy nhược cơ thể: Món gà hầm ngải cứu có thể bổ sung dưỡng chất cho những ai bị suy nhược cơ thể.

– Giảm mỡ bụng: Bạn có thể rang ngải cứu với muối rồi bỏ vào túi để chườm bụng. Cách này có thể giúp bạn giảm mỡ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón và chữa đau lưng.

Ngải cứu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Các hóa chất trong ngải cứu có thể gây kích thích tử cung.

Cách dùng Ngải cứu

Liều dùng của ngải cứu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Ngải cứu có thể không an toàn nếu bạn dùng không đúng liều lượng. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Tác dụng phụ của Ngải cứu

ngải cứu

Dị ứng: Ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở những người dị ứng với họ thực vật Asteraceae / Compositae. Các thành viên của họ thực vật Asteraceae bao gồm ragweed, hoa cúc và nhiều loại thảo mộc khác.

Ngải cứu cũng có thể gây phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với cỏ bạch dương, cần tây hoặc cà rốt.

Cũng có một số nguồn thông tin cho rằng ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng với mù tạt trắng, mật ong, sữa ong chúa, hazelnut, ô liu, cao su, đào, kiwi, hạt Micronesian gọi là Nangai và các cây khác từ chi Artemisia.

Phấn hoa ngải cứu có thể gây phản ứng ở những người dị ứng với thuốc lá.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.