Diosmectite

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Diosmectit 3g
Dạng bào chế
Thuốc bột pha hỗn dịch uống
Dạng đóng gói
Hộp 30 gói x 3g
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm TV.Pharm - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-13913-11
Chỉ định khi dùng Diosmectite
Dược lực học
Với cấu trúc từng lớp và độ nhầy cao, diosmectit có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa rất lớn. Diosmectit tương tác với glycoprotein của chất nhầy làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc khi bị tấn công. Nhờ tác động trên hàng rào niêm mạc tiêu hóa và khả năng bám cao nên diosmectit bảo vệ được niêm mạc tiêu hóa.Diosmectit không cản quang, không nhuộm màu phân, và với liều lượng thông dụng, Diosmectit không làm thay đổi thời gian vận chuyển sinh lý của ruột.Dược động học Diosmectit không được hấp thu và thải ra theo đường tiêu hóa. Chỉ định
Điều trị triệu chứng đau của bệnh thực quản-dạ dày-tá tràng và đại tràng. 
Tiêu chảy cấp và mãn tính ở trẻ con và người lớn.
Cách dùng Diosmectite
Trẻ em 
Dưới 1 tuổi : 1 gói/ngày.1 đến 2 tuổi: 1-2 gói/ngày. 
Trên 2 tuổi : 2-3 gói/ngày. 
Thuốc có thể hòa trong bình nước (50 ml) chia trong ngày hoặc trộn đều trong thức ăn sệt. Người lớn: Trung bình, 3 gói/ngày, hòa trong nửa ly nước. 
Thông thường nếu tiêu chảy cấp tính, liều lượng có thể tăng gấp đôi khi khởi đầu điều trị.  Nên sử dụng
Sau bữa ăn ở viêm thực quản.
Xa bữa ăn ở các bệnh khác. 
Thụt rửa giữ lại: 1 đến 3 lần thụt rửa/ngày, mỗi lần hòa 1 đến 3 gói trong 50 đến 100 ml nước ấm.
Tác dụng phụ của Diosmectite
Có thể gây ra hoặc làm tăng táo bón nhưng rất hiếm, điều trị vẫn có thể tiếp tục với liều lượng giảm.
Đề phòng khi dùng Diosmectite
Phải bù nước nếu cần (bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch) tùy theo tuổi, cơ địa bệnh nhân và tầm quan trọng của tiêu chảy.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Diosmectit

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Diosmectite
Chỉ định khi dùng Diosmectit
Điều trị triệu chứng đau của viêm thực quản – dạ dày – tá tràng và đại tràng.Ỉa chảy cấp và mãn tính sau khi đã bồi phụ đủ nước và điện giải mà còn ỉa chảy kéo dài. Theo Tổ chức Y tế thế giới, diosmectit không có một vị trí nào trong điều trị ỉa chảy cấp ở trẻ em và không nên dùng.
Cách dùng Diosmectit
Liều lượng và cách dùng:
- Trẻ em:
+ Dưới 1 tuổi 1 ngày 1 gói chia 2 – 3 lần.
+ Từ 1 – 2 tuổi ngày 1 – 2 gói chia 2 – 3 lần.
+ Trên 2 tuổi ngày 2 – 3 gói chia 2 – 3 lần.
Hòa mỗi gói thuốc với khoảng 50ml nước, trước mỗi lần dùng thuốc cần lắc hoặc khuấy đều. Có thể thay nước bằng dịch thức ăn như chanh, nước rau, hoặc trộn kỹ với thức ăn nửa lỏng như món nghiền rau – quả.
-Người lớn:
Mỗi lần 1 gói, hòa vào nửa cốc nước ấm, khuấy đều rồi uống ngày 3 lần.
Trường hợp tiêu chảy cấp, liều khởi đầu có thể gấp 2 lần.
Uống sau bữa ăn với người bệnh viêm thực quản.
Uống xa bữa ăn với các chỉ định khác.
Riêng viêm loét trực tràng dùng cách thụt.
Thụt trực tràng:
Mỗi lần1 – 3 gói hòa với 50 – 100ml nước ấm, rồi thụt ngày 1 – 3 lần.
Thận trọng khi dùng Diosmectit
Khi có sốt không dùng thuốc này quá 2 ngày.
Nếu ỉa chảy mất nước cần bù nước kết hợp dùng thuốc bằng đường uống hoặc tiêm truyền dịch tĩnh mạch, số lượng nước cần bù tùy theo tuổi, cơ địa người bệnh và mức độ bị tiêu chảy. Cần thận trọng khi dùng diosmectit để điều trị ỉa chảy nặng, vì thuốc có thể làm thay đổi độ đặc của phân và chưa biết có ngăn được mất nước và điện giải còn tiếp tục trong ỉa chảy cấp.
Thời kỳ mang thai:
Không có chống chỉ định với phụ nữ thời kỳ mang thai.
Thời kỳ cho con bú:
Không có chống chỉ định với phụ nữ thời kì cho con bú.
Chống chỉ định với Diosmectit
Không dùng chữa ỉa chảy cấp mất nước và điện giải nặng cho trẻ em.
Tương tác thuốc của Diosmectit
Diosmectit có thể hấp thụ một số thuốc khác, do đó có thể ảnh hưởng tới thời gian và tỷ lệ hấp thu của các thuốc đó, nên uống các thuốc khác sau khi uống Diosmectit khoảng 2 – 3 giờ.
Tác dụng phụ của Diosmectit
Rất hiếm trường hợp diosmectit gây táo bón hoặc làm nặng thêm mức độ táo bón đã có trước khi dùng thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Cần giảm liều khi bị táo bón.
Đề phòng khi dùng Diosmectit
Phải bù nước nếu cần (bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch) tùy theo tuổi, cơ địa bệnh nhân và tầm quan trọng của tiêu chảy.