Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Sulfaguanidine
Dược lực của Sulfaguanidine
Sulfaguanidine là một Sulfonamide có tác động chủ yếu là kìm khuẩn. Sulfaguanidine có cấu trúc tương tự acid p– aminobenzoic do đó cản trở sự tổng hợp acid nucleic ở vi khuẩn nhạy cảm bằng cách ức chế sự chuyển đổi của acid p– aminobenzoic thành coenzyme acid dihydrofolic – một dạng chuyển hóa của acid folic.
Dược động học của Sulfaguanidine
Sulfaguanidine rất ít hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu (khoảng 20%). Tuy nhiên, hấp thu có thể tăng ở những bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa. Sulfaguanidine cũng như các Sulfonamide khác chuyển hóa chủ yếu ở gan, phần lớn thành dẫn xuất acetyl không có hoạt tính và ít tan trong trong nước. Các Sulfonamide và chất chuyển hoá của nó thải trừ phần lớn ở thận
Chỉ định khi dùng Sulfaguanidine
Tiêu chảy cấp do nguyên nhân vi khuẩn mà chưa có các dấu hiệu suy giảm tình trạng cơ thể, sốt, nhiễm độc vi sinh vật,
Cách dùng Sulfaguanidine
– Uống thuốc với nhiều nước. – Người lớn : uống 4 – 6 viên/ngày, chia 2– 3 lần. – Trẻ em : Từ 7– 15 tuổi : uống 3 – 4 viên/ngày, chia 2– 3 lần. Từ 1– dưới 7 tuổi : uống 2 – 3 viên/ngày, chia 2– 3 lần. Một đợt dùng từ 5– 7 ngày.
Thận trọng khi dùng Sulfaguanidine
– Ngưng ngay lập tức việc sử dụng thuốc khi có bất kỳ dấu hiệu mẫn cảm nào. – Thận trọng đối với bệnh nhân suy gan, suy thận, người lớn tuổi, tiền sử dị ứng hoặc hen suyễn. – Điều trị không thể thay thế chế độ ăn uống và việc bù nước nếu cần thiết. Mức độ bù nước và đường sử dụng (đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch) tuỳ theo tuổi, tình trạng bệnh nhân và mức độ tiêu chảy. Cầnkiểm tra số lượng hồng cầu và xét nghiệm nước tiểu, đặc biệt trong thời gian điều trị kéo dài.
Chống chỉ định với Sulfaguanidine
– Mẫn cảm với Sulfonamide hay một trong các thành phần của thuốc. – Thiếu Glucose– 6– phosphate dehydrogenase (G6PD) – Phụ nữ có thai, cho con bú. – Trẻ em dưới 2 tháng tuổi. – Bệnh nhân có rối loạn tạo máu, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, bệnh thận nặng, suy gan nặng.
Tương tác thuốc của Sulfaguanidine
Sulfaguanidine làm thay đổi vị trí kết dính với protein huyết tương hoặc ức chế sự chuyển hóa của các thuốc kháng đông đường uống, Methotrexate, Phenytoin
Tác dụng phụ của Sulfaguanidine
Tác dụng phụ – Buồn nôn, nôn, chán ăn. – Ban da, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, viêm da tróc vảy, hội chứng Lyell. – Mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm Prothrombin– huyết, tăng bạch cầu ái Eosin. – Giảm chức năng gan, thận. Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Quá liều khi dùng Sulfaguanidine
– Nếutrường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý.
Dùng Sulfaguanidine theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Streptomycin
Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Streptomycin sulfate.
Dược lực của Streptomycin
Streptomycin được phân lập từ môi trường nuôi cấy Streptomyces griseus. Là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có hoạt phổ rộng.
Dược động học của Streptomycin
- Hấp thu: Streptomycin ít hấp thu qua đường tiêu hoá, nhưng không bị phá huỷ bởi acid dịch vị và bền vững với penicillinase. Thuốc chủ yếu dùng đường tiêm bắp, ngoài ra còn có thể dùng đường uống để diệt khuẩn tại đường tiêu hoá. - Phân bố: thuốc ít liên kết với protein huyết tương, khuếch tác chủ yếu vào dịch ngoại bào, vào được nhau thai và sữa mẹ, ít vào dịch não tuỷ kể cả khi màng não bị viêm. - Chuyển hoá: Streptomycin ít chuyển hoá trong cơ thể. - Thải trừ: Thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, thời gian bán thải khoảng 2-4 giờ.
Tác dụng của Streptomycin
Streptomycin là kháng sinh phổ rộng có tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn gram âm, còn trên vi khuẩn gram dương tác dụng kém penicillin. Streptomycin có tác dụng tốt trên trực khuẩn lao, nhất là vi khuẩn lao ở giai đoạn sinh sản nhanh. Ngoài ra còn có tác dụng cả trên trực khuẩn gây bệnh phong, dịch hạch và trực khuẩn đường ruột.
Chỉ định khi dùng Streptomycin
Bệnh lao BK(+) (phối hợp đa hoá trị). Bệnh Brucella, Tularemia, dịch hạch. Phối hợp với kháng sinh khác trong một số nhiễm trùng nhạy cảm: nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc.
Cách dùng Streptomycin
Tiêm bắp. Người lớn: 0,5-1,5g/24 giờ. Trẻ em & nhũ nhi: 30-50mg/kg/24 giờ.
Thận trọng khi dùng Streptomycin
Suy thận: chỉnh liều theo Clcr. Rối loạn tiền đình ốc tai. Người cao tuổi. Có thai & cho con bú.
Chống chỉ định với Streptomycin
Quá mẫn với nhóm aminoglycoside. Nhược cơ.
Tương tác thuốc của Streptomycin
Curare, thuốc giãn cơ, một vài thuốc mê. Thuốc có cùng độc tính trên thận & tai.
Tác dụng phụ của Streptomycin
Streptomycin gây độc với thính giác mạnh nhất trong nhóm, như rối loạn tiềnđình, ốc tai, gây ù tai, giảm thính lực và điếc không hồi phục. Thuốc cũng gây độc với thận( mức độ nhẹ hơn gentamicin ). Dị ứng: mày đay, ban da, viêm da tróc vảy, viêm miệng, shock phản vệ. Các tác dụng không mong muốn khác: ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, trường hợp nặng gây suy hô hấp, liệt hô hấp, liệt cơ.