Eye Thecol

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Chloramphenicol, Vitamin B2, Naphazoline, thimerosal, sodium chloride, sodium borat,
Dạng bào chế
Dung dịch nhỏ mắt
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ 5ml dung dịch nhỏ mắt
Hàm lượng
5ml
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược & thiết bị vật tư Y tế Thanh Hóa - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-0575-06
Chỉ định khi dùng Eye Thecol
Viêm kết mạc cấp tính, viêm loét giác mạc, nhiễm trùng tuyến lệ, viêm mí mắt, khử nhiễm trước & sau khi phẫu thuật mắt.
Cách dùng Eye Thecol
Liều dùng nhỏ 1 - 2 giọt, dùng nhiều lần/ngày. Khoảng 10 ngày.
Chống chỉ định với Eye Thecol
Quá mẫn với thành phần thuốc. Suy tủy, trẻ sơ sinh. Nhiễm virus, vi nấm ở mắt, lao mắt, glaucoma.
Tác dụng phụ của Eye Thecol
Kích ứng tại chỗ, dị ứng.
Đề phòng khi dùng Eye Thecol
Phụ nữ có thai & cho con bú. Không dùng lâu.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Chloramphenicol

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Chloramphenicol
Dược lực của Chloramphenicol
Chloramphenicol là kháng sinh được phân lập từ Streptomyces venezuelae, nay được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp.
Dược động học của Chloramphenicol
- Hấp thu: Cloraphenicol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Cloramphenicol palmitat thuỷ phân trong đường tiêu hoá và được hấp thu dưới dạng cloramphenicol tự do.
Sau khi dùng tại chỗ ở mắt, cloramphenicol được hấp thu vào thuỷ dịch.
- Phân bố: Cloramphenicol được phân bố rộng khắp trong phần lớn mô cơ thể kể cả nước bọt, dịch cổ trướng, dịch màng phổi, hoạt dịch, thuỷ dịch và dịch kính. Nồng độ thuốc cao nhất trong gan và thận. Cloramphenicol gắn kết với khoảng 60% với protein huyết tương.
- Chuyển hoá: Cloramphenicol bị khử hoạt chủ yếu ở gan do glucuronyl transferase.
- Thải trừ: Khoảng 68-99% một liều uống cloramphenicol thải trừ trong nước tiểu trong 3 ngày, 5-15% liều này thải trừ dưới dạng không đổi trong nwocs tiểu qua lọc cầu thận và phần còn lại thải trừ qua ống thận dưới dạng những chất chuyển hoá không hoạt tính.
Tác dụng của Chloramphenicol
Cloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.
Cloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom. Thuốc cũng có cùng vị trí tác dụng với erythromycin, clindamycin, lincomycin, oleandomycin và troleandomycin.
Cloramphenicol cũng có ức chế tổng hợp protein ở những tế bào tăng sinh nahnh của động vật có vú.
Cloramphenicol có thể gây ức chế tuỷ xương và có thể không hồi phục được.
Cloramphenicol có hoạt tính ức chế miễn dịch nếu cho dùng toàn thân trwocs khi kháng nguyên kích thích cơ thể, tuy vậy đáp ứng kháng thể có thể không bị ảnh hưởng đáng kể khi dùng cloramphenicol sau kháng nguyên.
Thuốc không có tác dụng với Escherichia coli, Shigella flexneri, Enterobacter spp., Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và ít tác dụng đối với nấm.
Chỉ định khi dùng Chloramphenicol
- Nhiễm trùng phần trước của mắt, mí & lệ đạo.- Phòng ngừa nhiễm trùng trước & sau mổ, bỏng hóa chất & các loại bỏng khác. - Những nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm, viêm màng não và những nhiễm khuẩn khác do Haemophilus influenzae khi các kháng sinh aminopenicilin, gentamicin và một số cephalosporin thế hệ 3 không hiệu quả hoặc bị chống chỉ định.- Nhiễm khuẩn do Rickettsia khi không thể dùng tetracyclin.- Mắt hột & zona mắt.- Bơm rửa hệ thống dẫn lưu nước mắt với mục đích điều trị hay phòng ngừa.
Cách dùng Chloramphenicol
Thuốc nhỏ mắt:
Nhỏ 1 giọt/lần x 2-4 lần/ngày.Cấp tính: nhỏ 1 giọt/giờ.Chưa có khuyến cáo dùng cho trẻ em.
Thuốc uống:- Người lớn: Uống 250mg/lần x 4 lần/ngày.- Trẻ em: Uống 50 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 4 lần.
Thận trọng khi dùng Chloramphenicol
Không nên mang kính áp tròng. Không dùng > 10 ngày. Có thai, cho con bú hoặc trẻ sơ sinh.
Chống chỉ định với Chloramphenicol
Quá mẫn với thành phần thuốc. Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp từng cơn. Suy gan nặng. Bệnh về máu nặng do tủy xương. Sơ sinh. Tiền sử gia đình có suy tủy xương.
Tương tác thuốc của Chloramphenicol
Không dùng với kháng sinh diệt khuẩn, thuốc có tác động trên hệ tạo máu, sulphonylurea, coumarin, hydantoin & methotrexate.
Tác dụng phụ của Chloramphenicol
Phản ứng có hại:
Cảm xót nhẹ thoáng qua, vị đắng khi xuống miệng. Cá biệt: loạn sản máu bất hồi phục một phần, viêm dây thần kinh có hồi phục.
Quá liều khi dùng Chloramphenicol
Những triệu chứng quá liều gồm thiếu máu, nhiễm toan chuyển hoá, hạ thân nhiệt và hạ huyết áp. Điều trị triệu chứng sau khi rửa dạ dày.
Đề phòng khi dùng Chloramphenicol
Cần xét nghiệm máu đầy đủ

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin B2

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Riboflavin
Dược lực của Vitamin B2
Riboflavin thuốc nhóm vitamin nhóm B (vitamin B2).
Dược động học của Vitamin B2
Riboflavin được hấp thu chủ yếu ở tá tràng. Các chất chuyển hoá của riboflavin được phân bố khắp các mô trong cơ thể và vào sữa. Một lượng nhỏ được dự trữ ở gan, lách, thận và tim.
Sau khi uống hoặc tiêm bắp, khoảng 60% FAD và FMN gắn vào protein huyết tương. Vitamin B2 là một vitamin tan trong nước, đào thải qua thận. Lượng đưa vào vượt quá sự cần thiết của cơ thể sẽ thải dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Riboflavin còn thải theo phân. Ở người thẩm phân màng bụng và lọc máu nhân tạo, riboflavin cũng được đào thải, nhưng chậm hơn ở người có chức năng thận bình thường. Riboflavin có đi qua nhau thai và đào thải theo sữa.
Tác dụng của Vitamin B2
Riboflavin không có tác dụng rõ ràng khi uống hoặc tiêm. Riboflavin được biến đổi thành 2 co - enzym là flavin mononucleotid (FMN) và flavin adenin dinucleotid (FAD), là các dạng co - enzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hoá pyridoxin, sự chuyển tryptophan thành niacin và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu.
Riboflavin ở dạng flavin nucleotid cần cho hệ thống vận chuyển điện tử và khi thiếu riboflavin sễ dần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng.
Có thể có những triệu chứng về mắt như ngứa và rát bỏng, sợ ánh sáng và rối loạn phân bố mạch ở giác mạc. Một số triệu chứng này thực ra là biểu hiện của thiếu các vitamin khác, như pyridoxin hoặc acid nicotinic do các vitamin này không thực hiện được được đúng chức năng của chúng khi thiếu riboflavin. Thiếu riboflavin có thể xảy ra cùng với thiếu các vitamin B, ví dụ như bệnh pellagra.
Thiếu riboflavin có thể phát hiện bằng cách đo glutathion reductase và đo hoạt tính của enzym này khi thêm FAD trên in vitro. Thiếu riboflavin có thể xảy ra khi chế độ dinh dưỡng không đủ, hoặc kém hấp thu, nhưng không xảy ra ở những người khoẻ ăn uống hợp lý.
Thiếu riboflavin thường gặp nhất ở người nghiện rượu, người bệnh gan, ung thư, stress, nhiễm khuẩn, ốm lâu ngày, sốt, ỉa chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, trẻ em có lượng bilirubin huyết cao và người sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt riboflavin.
Chỉ định khi dùng Vitamin B2
Phòng và điều trị thiếu riboflavin.
Cách dùng Vitamin B2
Dạng uống điều trị thiếu riboflavin: trẻ em 2,5 - 10 mg/ngày, chia thành những liều nhỏ.
Người lớn: 5 - 30 mg/ngày, chia thành những liều nhỏ.
Lượng riboflavin cần trong một ngày có thể như sau:
Sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4 mg
6 tháng đến 1 năm tuổi: 0,5 mg
1 đến 3 tuổi: 0,8 mg
4 đến 6 tuổi: 1,1 mg
7 đến 10 tuổi: 1,2 mg
11 đến 14 tuổi: 1,5 mg
15 đến 18 tuổi: 1,8 mg
19 đến 50 tuổi: 1,7 mg
Từ 51 trở lên: 1,2 mg
Riboflavin là một thành phần trong dịch truyền nuôi dưỡng toàn phần. Khi trộn pha trong túi đựng mềm 1 hoặc 3 lít dịch truyền và dung dịch chảy qua hệ dây truyền dịch, thì lượng riboflavin có thể mất 2%. Do đó, cần cho thêm vào dung dịch truền một lượng riboflavin có thể mất 2%. Do đó, cần cho thêm vào dung dịhc truyền một lượng riboflavin để bù vào số bị mất này.
Thận trọng khi dùng Vitamin B2
Sự thiếu riboflavin thường xảy ra khi thiếu những vitamin nhóm B khác.
Chống chỉ định với Vitamin B2
Quá mẫn với riboflavin.
Tương tác thuốc của Vitamin B2
Đã gặp một số ca "thiếu riboflavin" ở người đã dùng clopromazin, imipramin, amitriptylin và adriamycin.
Rượu có thể gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột.
Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin ở dạ dày, ruột.
Tác dụng phụ của Vitamin B2
Không thấy có tác dụng không mong muốn khi sử dụng riboflavin. Dùng liều cao riboflavin thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.
Bảo quản Vitamin B2
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng. Dạng khô không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng lan toả. nhưng dạng dung dịch thì bị ánh sáng làm hỏng rất nhanh.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Naphazoline

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Naphazoline hydrochloride
Dược lực của Naphazoline
Naphazoline là thuốc có tác dụng cường giao cảm, đặc biệt là tác dụng gây co mạch làm tản máu.
Chỉ định khi dùng Naphazoline
Các trường hợp xốn mắt, cảm giác rát bỏng, đỏ mắt kèm chảy nhiều nước mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng. Làm trong mắt & làm ướt mắt.
Cách dùng Naphazoline
Nhỏ 1-2 giọt vào mắt mỗi 3-4 giờ. Không dùng thuốc liên tục quá 4 ngày.
Thận trọng khi dùng Naphazoline
Bệnh nhân tăng huyết áp, cường giáp, bệnh tim mạch, tăng đường huyết.
Chống chỉ định với Naphazoline
Quá mẫn với thành phần thuốc. Tăng nhãn áp góc đóng hoặc góc đóng không tăng nhãn áp.
Tương tác thuốc của Naphazoline
Các thuốc vô cảm. IMAO.
Tác dụng phụ của Naphazoline
Ðôi khi có thể gặp dãn đồng tử. Rất hiếm: tăng huyết áp, rối loạn tim mạch, tăng đường huyết, tăng nhãn áp, buồn nôn.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần sodium chloride

Nhóm thuốc
Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
Thành phần
sodium chloride
Tác dụng của Sodium Chloride
Khi tiêm tĩnh mạch, dung dịch natri clorid là nguồn cung cấp bổ sung nước và chất điện giải. Dung dịch natri clorid 0,9% (đẳng trương) có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể. Natri là cation chính của dịch ngoại bào và có chức năng chủ yếu trong điều hòa sự phân bố nước, cân bằng nước, điện giải và áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. Natri kết hợp với clorid và bicarbonat trong điều hòa cân bằng kiềm – toan, được thể hiện bằng sự thay đổi nồng độ clorid trong huyết thanh. Clorid là anion chính của dịch ngoại bào.
Dung dịch tiêm natri clorid có khả năng gây bài niệu phụ thuộc vào thể tích tiêm truyền và điều kiện lâm sàng của người bệnh. Dung dịch 0,9% natri clorid không gây tan hồng cầu.
Chỉ định khi dùng Sodium Chloride
Bổ sung natri clorid và nước trong trường hợp mất nước: Ỉa chảy, sốt cao, sau phẫu thuật, mất máu.
Phòng và điều trị thiếu hụt natri và clorid do bài niệu quá mức hoặc hạn chế quá mức, phòng co cơ (chuột rút) và mệt lả do ra mồ hôi quá nhiều vì nhiệt độ cao.
Dung dịch tiêm natri clorid nhược trương (0,45%) được dùng chủ yếu làm dung dịch bồi phụ nước và có thể được sử dụng để đánh giá chức năng thận, để điều trị đái tháo đường tăng áp lực thẩm thấu.
Dung dịch natri clorid đẳng trương (0,9%) được dùng rộng rãi để thay thế dịch ngoại bào và trong xử lý nhiễm kiềm chuyển hóa có mất dịch và giảm natri nhẹ và là dịch dùng trong thẩm tách máu, dùng khi bắt đầu và kết thúc truyền máu.
Dung dịch ưu trương (3%, 5%) dùng cho trường hợp thiếu hụt natri clorid nghiêm trọng cần phục hồi điện giải nhanh (thiếu hụt natri clorid nghiêm trọng có thể xảy ra khi có suy tim hoặc giảm chức năng thận, hoặc trong khi phẫu thuật, hoặc sau khi phẫu thuật). Còn được dùng khi giảm natri và clor huyết do dùng dịch không có natri trong nước và điện giải trị liệu và khi xử lý trường hợp dịch ngoại bào pha loãng quá mức sau khi dùng quá nhiều nước (thụt hoặc truyền dịch tưới rửa nhiều lần vào trong các xoang tĩnh mạch mở khi cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo).
Dung dịch tiêm natri clorid 20% được truyền nhỏ giọt qua thành bụng vào trong buồng ối để gây sẩy thai muộn trong 3 tháng giữa của thai kỳ (thai ngoài 16 tuần). Sau khi truyền nhỏ giọt qua thành bụng vào trong buồng ối, dung dịch này với liều được khuyên dùng, sẩy thai thường xảy ra trong vòng 72 giờ ở khoảng 97% người bệnh.
Thuốc tiêm natri clorid 0,9% cũng được dùng làm dung môi pha tiêm truyền một số thuốc tương hợp.
Cách dùng Sodium Chloride
Natri clorid có thể uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Khi có chỉ định dùng dung dịch natri clorid 3% hoặc 5%, các dung dịch này phải được tiêm vào một tĩnh mạch lớn, không được để thuốc thoát mạch. Natri clorid còn được dùng bằng đường khí dung qua miệng. Liều dùng natri clorid tùy thuộc vào tuổi, cân nặng, tình trạng mất nước, cân bằng kiềm toan và điện giải của người bệnh.
Nhu cầu natri và clorid ở người lớn thường có thể được bù đủ bằng tiêm truyền tĩnh mạch 1 lít dung dịch tiêm natri clorid 0,9% hàng ngày hoặc 1 – 2 lít dung dịch tiêm natri clorid 0,45%.
Liều thông thường ban đầu tiêm tĩnh mạch dung dịch natri clorid 3% hoặc 5% là 100ml tiêm trong 1 giờ, trước khi tiêm thêm, cần phải định lượng nồng độ điện giải trong huyết thanh bao gồm cả clorid và bicarbonat. Tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch 3 hoặc 5% natri clorid không vượt quá 100ml/giờ.
Liều uống thay thế thông thường natri clorid là 1 – 2g, ba lần mỗi ngày.
Thận trọng khi dùng Sodium Chloride
Hết sức thận trọng với người bệnh suy tim sung huyết hoặc các tình trạng giữ natri hoặc phù khác.
Người bệnh suy thận nặng, xơ gan, đang dùng các thuốc corticosteroid hoặc corticotropin.
Đặc biệt thận trọng với người bệnh cao tuổi và sau phẫu thuật.
Không được dùng các dung dịch natri clorid có chất bảo quản alcol benzylic để pha thuốc cho trẻ sơ sinh vì đã có nhiều trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh dưới 2,5kg thể trọng khi dùng các dung dịch natri clorid có chứa 0,9% alcol benzylic để pha thuốc.
Truyền nhỏ giọt dung dịch natri clorid 20% vào buồng ối chỉ được tiến hành do các thầy thuốc được đào tạo về chọc màng ối qua bụng, làm tại các bệnh viện có đủ phương tiện ngoại khoa và chăm sóc tăng cường.
Thời kỳ mang thai:
Thuốc an toàn cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú:
Thuốc không ảnh hưởng đến việc cho con bú.
Chống chỉ định với Sodium Chloride
Người bệnh trong tình trạng dùng natri và clorid sẽ có hại: Người bệnh bị tăng natri huyết, bị ứ dịch.
Dung dịch natri clorid 20%: chống chỉ định khi đau đẻ, tử cung tăng trương lực, rối loạn đông máu.
Dung dịch ưu trương (3%, 5%): Chống chỉ định khi nồng độ điện giải huyết thanh tăng, bình thường hoặc chỉ giảm nhẹ.
Tương tác thuốc của Sodium Chloride
Thừa natri làm tăng bài tiết lithi; thiếu natri có thể thúc đẩy lithi bị giữ lại và tăng nguy cơ gây độc; người bệnh dùng lithi không được ăn nhạt.
Nước muối ưu trương dùng đồng thời với oxytocin có thể gây tăng trương lực tử cung, có thể gây vỡ tử cung hoặc rách cổ tử cung. Cần theo dõi khi dùng đồng thời.
Tác dụng phụ của Sodium Chloride
Hầu hết các phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm do dung dịch nhiễm khuẩn hoặc do kỹ thuật tiêm. Khi dùng các chế phẩm không tinh khiết có thể gây sốt, nhiễm khuẩn ở chỗ tiêm và thoát mạch. Tăng thể tích máu hoặc triệu chứng do quá thừa hoặc thiếu hụt một hoặc nhiều ion trong dung dịch cũng có thể xảy ra.
Dùng quá nhiều natri clorid có thể làm tăng natri huyết và lượng clorid nhiều có thể gây mất bicarbonat kèm theo tác dụng toan hóa.
Quá liều khi dùng Sodium Chloride
Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, co cứng bụng, khát, giảm nước mắt và nước bọt, hạ kali huyết, tăng natri huyết, vã mồ hôi, sốt cao, tim nhanh, tăng huyết áp, suy thận, phù ngoại biên và phù phổi, ngừng thở, nhức đầu, hoa mắt, co giật, hôn mê và tử vong.
Điều trị: Trong trường hợp mới ăn natri clorid, gây nôn hoặc rửa dạ dày kèm theo điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Khi có tăng natri huyết, nồng độ natri phải được điều chỉnh từ từ với tốc độ không vượt quá 10 – 12 mmol/lít hàng ngày. Tiêm truyền tĩnh mạch các dung dịch natri clorid nhược trương và đẳng trương (nhược trương đối với người bệnh ưu trương); khi thận bị thương tổn nặng, cần thiết, có thể thẩm phân.
Bảo quản Sodium Chloride
Bảo quản các thuốc tiêm ở nhiệt độ phòng, tránh nóng và đông lạnh; chỉ dùng dung dịch không có chí nhiệt tố.