Hồ nước

Nhóm thuốc
Thuốc sát khuẩn
Thành phần
zinc oxide, Calcium carbonate, Glycerin
Dạng bào chế
Hỗn dịch
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ 30g hỗn dịch
Hàm lượng
30g
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm thiết bị Y tế Hà Nội HAPHARCO - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNA-4117-01

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần zinc oxide

    Nhóm thuốc
    Thuốc điều trị bệnh da liễu
    Thành phần
    Kẽm oxyd
    Dược lực của Zinc oxide
    Kẽm oxyd là thuốc bảo vệ da.
    Tác dụng của Zinc oxide
    Kẽm oxyd có tính chất làm săn da và sát khuẩn nhẹ và được dùng bôi tại chỗ để bảo vệ, làm dịu tổn thương chàm (eczema) và các chỗ trợt da nhẹ. Kẽm oxyd phản xạ tia cực tím nên còn được dùng với hắc ín than đá hoặc ichthammol để điều trị chàm. Kẽm oxyd phản xạ tia cực tím nên còn được dùng trong các thuốc bôi chống nắng.
    Trong phần lớn các chế phẩm chứa kẽm oxyd còncó những chất khác như titan oxyd, bismuth oxyd, glycerol, bôm (nhựa thơm) Peru, ichthammol..., đặc biệt các chất mỡ có tính chất bít kín nên có thể dễ gây bội nhiễm. Một vài chất này có thể gây dị ứng.
    Kẽm oxyd cũng còn là chất cơ sở để làm một số loại xi măng nha khoa. Khi trộn với acid phosphoric, kẽm oxyd tạo thành một vật liệu cứng mà thành phần chủ yếu là kẽm phosphat, vật liệu này trộn với dầu đinh hương hoặc eugenol dùng để hàn răng tạm thời.
    Chỉ định khi dùng Zinc oxide
    Dưới những dạng thuốc mỡ và hồ bôi dược dụng, kẽm oxyd được dùng rộng rãi trong điều trị da khô, các bệnh da và nhiễm khuẩn da như:
    Vùng da bị kích ứng do lỗ dò tiêu hoá, hậu môn nhân tạo, mở thông bàng quang.
    Điều trị hỗ trợ chàm (eczema).
    Vết bỏng nông, không rộng.
    cháy nắng, hồng ban do bị chiếu nắng, bảo vệ da do nắng.
    Trứng cá, côn trùng châm đốt, ban do tã lót, vảy da đầu, tăng tiết nhờn, chốc, nấm da, vẩy nến, loét giãn tĩnh mạch, ngứa.
    Cách dùng Zinc oxide
    Tổn thương trên da: sau khi khử khuẩn, bôi đều một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị tổn thương, 1 - 2 lần một ngày. Có thể dùng một miếng gạc vô khuẩn che lên.
    Chàm, nhất là chàm bị lichen hoá: bôi một lớp dày chế phẩm (hồ nước) có chứa ichthammol, kẽm oxyd, glycerol lên vùng tổn thương, 2 - 3 lần một ngày.
    Đau ngứa hậu môn, nhất là trong những đợt trĩ: bôi thuốc mỡ hoặc đặt đạn trực tràng có kẽm oxyd, bismuth oxyd, resorcin, sulphon, caraghenat vào hậu môn, ngày 2 - 3 lần, sau mỗi lần đi ngoài. Không nên dùng dài ngày. nếu sau 7 - 10 ngày dùng không thấy đỡ thì phải thăm khám hậu môn trực tràng để tìm nguyên nhân gây chảy máu và cuối cùng phát hiện bệnh ác tính.
    Tổn thương do suy tĩnh mạch mạn tính, băng sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch: bôi phủ vết thương bằng chế phẩm có 20% kẽm oxyd trong vaselin.
    Thận trọng khi dùng Zinc oxide
    Trước khi bôi thuốc và trong quá trình điều trị phải đảm bảo vô khuẩn vùng được bôi thuốc vì có thể bội nhiễm các vùng bị thuốc che phủ.
    Một số chế phẩm không thích hợp với các tổn thương có tiết dịch.
    Chống chỉ định với Zinc oxide
    Quá mẫn với một hoặc nhiều thành phần của chế phẩm, đặc biệt với pyrazol.
    Tổn thương da bị nhiễm khuẩn.
    Tác dụng phụ của Zinc oxide
    Hiếm gặp: các tá dược, bôm (nhựa thơm) Peru, lanolin có thể gây chàm tiếp xúc.
    Dị ứng với một trong các thành phần của chế phẩm.
    Bảo quản Zinc oxide
    Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm. Bảo quản thuốc mỡ ở nhiệt độ dưới 25 độ C.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Calcium carbonate

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Calcium Carbonate
    Tác dụng của Calcium Carbonate
    Calcium Carbonate cải thiện tình trạng của người bệnh bằng cách thực hiện những chức năng sau: Trung hòa axit do đó làm giảm axit trào ngược.
    Thuốc này cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn hoặc điều trị nồng độ canxi trong máu thấp ở những người không có đủ lượng canxi.
    Chỉ định khi dùng Calcium Carbonate
    Calcium Carbonate được dùng trong việc điều trị, kiểm soát, phòng chống, & cải thiện những bệnh, hội chứng, và triệu chứng sau: 
    - Bổ sung canxi
    - Dạ dày chua
    - Rối loạn dạ dày
    - Acid khó tiêu
    - Ợ nóng
    Cách dùng Calcium Carbonate
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị loãng xương:
    2500 – 7500 mg/ngày uống chia thành 2 – 4 liều.
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị giảm canxi máu:
    900 – 2500 mg/ngày uống chia thành 2 – 4 liều. Liều này có thể được điều chỉnh khi cần thiết để đạt mức độ canxi huyết thanh bình thường.
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị rối loạn tiêu hóa:
    300 – 8000 mg/ngày uống chia thành 2 – 4 liều. Liều này có thể tăng lên khi cần thiết và được dung nạp để làm giảm các triệu chứng của bệnh đau bao tử.
    Liều tối đa: 5500 đến 7980 mg (tùy thuộc vào sản phẩm được sử dụng). Không được dùng vượt quá liều tối đa hàng ngày trong khoảng thời gian nhiều hơn 2 tuần, trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị lóet tá tràng:
    1250 – 3750 mg/ngày chia thành 2 – 4 lần. Liều này có thể tăng lên khi cần thiết và được dung nạp để làm giảm sự khó chịu ở bụng. Các yếu tố hạn chế đối với việc sử dụng Canxi Cacbonat lâu dài là tiết axit dạ dày quá nhiều và tiết axit hồi ứng.
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị loét dạ dày
    1250 – 3750 mg/ngày chia thành 2 – 4 lần. Liều này có thể tăng lên khi cần thiết và được dung nạp để làm giảm sự khó chịu ở bụng. Các yếu tố hạn chế đối với việc sử dụng Canxi Cacbonat lâu dài là tiết axit dạ dày quá nhiều và tiết axit hồi ứng.
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị ăn mòn thực quản:
    1250 – 3750 mg/ngày uống chia thành 2 – 4 lần. Khả năng bị tiết axit hồi ứng có thể gây hại. Tuy nhiên, các thuốc kháng axit đã được sử dụng thường xuyên để kiểm soát việc ăn mòn thực quản và có thể có ích trong việc giảm nồng độ axit trong dạ dày.
    Liều tối đa: 5500 đến 7980 mg (tùy thuộc vào sản phẩm được sử dụng). Không được vượt quá liều tối đa hàng ngày trong khoảng thời gian hơn 2 tuần, trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị bệnh dạ dày trào ngược
    1250 – 3750 mg/ngày uống trong 2 – 4 lần. Khả năng bị tiết nhiều axit trở lại có thể gây hại. Tuy nhiên, các thuốc kháng axit đã thường xuyên được sử dụng trong việc điều trị ăn mòn thực quản và có thể có ích trong việc giảm nồng độ axit trong dạ dày.
    Liều tối đa: 5500 đến 7980 mg (tùy thuộc vào sản phẩm được sử dụng). Không được vượt quá liều tối đa hàng ngày trong khoảng thời gian nhiều hơn 2 tuần, trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
    Thận trọng khi dùng Calcium Carbonate
    Trước khi dùng thuốc này, hãy thông báo cho bác sĩ danh sách hiện tại những loại thuốc, sản phẩm không kê đơn (ví dụ: vitamin, thảo dược bổ sung, v.v...), dị ứng, những bệnh đang mắc, và tình trạng sức khỏe hiện tại (ví dụ: mang thai, sắp mổ, v.v...). Một vài tình trạng sức khỏe có thể khiến bạn dễ gặp tác dụng phụ của thuốc hơn. Dùng thuốc như chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn được in ra đi kèm sản phẩm. Liều lượng phụ thuộc vào tình trạng của bạn. Hãy nói với bác sĩ nếu tình trạng của bạn duy trì hay xấu đi. Một số điểm quan trọng cần tư vấn được liệt kê dưới đây.
    Bọn trẻ
    Có thai, lên kế hoạch để có thai hoặc cho con bú
    Dùng thuốc này với một ly nước đầy
    Chống chỉ định với Calcium Carbonate
    Độ nhạy cao với Calcium Carbonate là chống chỉ định. Ngoài ra, Calcium Carbonate không nên được dùng nếu bạn có những bệnh chứng sau:
    Bệnh thận
    Khối u mà tan xương
    Sarcoidosis
    Tăng cường hoạt động của tuyến cận giáp
    lượng lớn canxi trong máu
    mất nước trầm trọng cơ thể
    phong trào ruột không đầy đủ hoặc không thường xuyên
    sỏi thận
    Tương tác thuốc của Calcium Carbonate
    Nếu bạn dùng thuốc khác hoặc sản phẩm không kê đơn cùng lúc, công dụng của Calcium Carbonate có thể thay đổi. Điều này có thể tăng rủi ro xảy ra tác dụng phụ hoặc làm cho thuốc không hoạt động đúng cách. Hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, vitamin, thảo dược bổ sung bạn đang dùng để bác sĩ có thể giúp bạn phòng chống hoặc kiểm soát tương tác thuốc. Calcium Carbonate có thể tương tác với những loại thuốc và sản phẩm sau:
    Alendronate
    Calcium acetate
    Ciprofloxacin
    Digoxin
    Doxycycline
    Levofloxacin
    Potassium phosphate
    Sodium polystyrene sulfonate
    Tác dụng phụ của Calcium Carbonate
    Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn quan sát thấy những tác dụng phụ sau, đặc biệt là nếu chúng không biến mất.
    Buồn nôn
    Táo bón
    Đau đầu
    ĂN mất ngon
    Ói mửa

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Glycerin

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Glycerin
    Dược lực của Glycerin
    Glycerin là thuốc nhuận tràng thảm thấu, thuốc xổ, thuốc thẩm thấu.
    Dược động học của Glycerin
    - Hấp thu: Khi uống glycerin dễ dàng hấp thu ở ống tiêu hoá và được hcuyển hoá nhiều. Đường trực tràng hấp thu kém.
    - Chuyển hoá: glycerin chuyển hoá chủ yếu ở gan, 20% chuyển hoá ở thận. chỉ có một phần nhỏ thuốc không chuyển hoá đào thải vào nước tiểu.
    - Thải trừ: qua nước tiểu, thời gian bán thải 30-45 phút.
    Tác dụng của Glycerin
    Glycerin là một tác nhân loại nước qua thẩm thấu, có các đặc tính hút ẩm và làm trơn. Khi uống, glycerin làm tăng tính thẩm thấu huyết tương, làm cho nước thẩm thấu từ khoang ngoài mạch máu đi vào huyết tương.
    Glycerin đã được dùng uống làm giảm áp suất nhãn cầu và giảm thể tích dịch kính trong phẫu thuật mắt và để phụ trị trong điều trị glaucom cấp.
    Glycerol có thể dùng bôi ngoài để giảm phù nề giác mạc, nhưng vì tác dụng là tạm thời nên chủ yếu chỉ được dùng để làm thuận lợi cho việc khám và chẩn đoán nhãn khoa (thuốc tra mắt Ophthalgan).
    Glycerol đã được dùng uống hoặc tiêm tĩnh mạch để giảm áp suất nội sọ trong các trường hợp bệnh nhồi máu não hoặc đột quỵ.
    Glycerol thường được dùng qua đường trực tràng (biệt dược: Feet, Babylax, Sani - supp) để hút dịch vào đại tràng và do đó thúc đẩy thải phân khi táo bón. Thuốc còn có tác dụng gây trơn và làm mềm phân.
    Chỉ định khi dùng Glycerin
    Táo bón.Giảm phù nề giác mạc, giảm áp lực nhãn cầu.Giảm áp lực nội sọ (ít sử dụng trên lâm sàng).
    Cách dùng Glycerin
    Chữa táo bón qua đường trực tràng:Trẻ em dưới 6 tuổi: Dùng 1 đạn trực tràng trẻ em, mỗi ngày 1 - 2 lần, hay 2 - 5 ml glycerol dưới dạng dung dịch thụt.Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn: Dùng 1 đạn trực tràng người lớn, mỗi ngày 1 - 2 lần nếu cần, hay 5 - 15 ml glycerol dưới dạng dung dịch thụt.Giảm phù nề giác mạc trước khi khám hoặc để làm trơn cứ 3 - 4 giờ nhỏ 1 - 2 giọt vào mắt.Giảm áp lực nhãn cầu: Uống với liều 1 - 1,8 g/kg thể trọng trước khi mổ 1 - 1,5 giờ, cách 5 giờ uống 1 lần.
    Giảm áp lực nội sọ: Uống với liều 1,5 g/kg/ngày, chia làm 6 lần hoặc 1 g/kg/lần, cách 6 giờ uống 1 lần.
    Thận trọng khi dùng Glycerin
    Không sử dụng thuốc khi mang kính sát tròng.
    Glycerol phải được dùng thận trọng đối với người bệnh bị bệnh tim, thận hay gan. Glycerol có thể gây tăng đường huyết và đường niệu, vì thế cần thận trọng khi dùng cho người bệnh đái tháo đường.
    Glycerol cũng phải dùng thận trọng với người bệnh bị mất nước, người bệnh cao tuổi.
    Tác dụng chủ yếu của glycerol đối với người cao tuổi là nhuận tràng, mặc dù không được khuyên là thuốc chữa trị hàng đầu. Phải thận trọng khi sử dụng glycerol đối với người bệnh ở tình trạng tinh thần lú lẫn, suy tim sung huyết, lão suy ở người cao tuổi, đái tháo đường và mất nước trầm trọng
    Thời kỳ mang thai
    Tính an toàn của thuốc chưa được xác định.
    Glycerol có thể sử dụng trong quá trình mang thai nếu thực sự cần thiết.
    Thời kỳ cho con bú
    Chưa được biết glycerol có vào sữa hay không, nhưng do tính an toàn của thuốc chưa được xác định nên phải thận trọng đối với phụ nữ cho con bú.
    Chống chỉ định với Glycerin
    Quá mẫn với glycerin.
    Phù phổi, mất nước nghiêm trọng.
    khi gây tê hoặc gây mê vì có thể gây nôn.
    Tương tác thuốc của Glycerin
    Không dùng glycerin với bismuth subnitrat hay kẽm oxyd vì tương kỵ, làm mất tác dụng của glycerin.
    Tác dụng phụ của Glycerin
    Tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn, đau đầu, lú lẫn và mất định hướng. Trường hợp nặng có thể gây mất nước trầm trọng, loạn nhịp tim, hôn mê nguy hiểm đến tính mạng.
    Quá liều khi dùng Glycerin
    Quá liều có thể gây ỉa chảy nặng, nôn, loạn nhịp tim, kích ứng trực tràng và co rút, tăng đường huyết.
    Trường hợp quá liều mạnh phải ngừng thuốc và đưa người bệnh vào bệnh viện.