Huyền sâm phiến

Nhóm thuốc
Thuốc hướng tâm thần
Thành phần
Huyền sâm
Dạng bào chế
Nguyên liệu làm thuốc
Dạng đóng gói
Túi PE hàn kín chứa 50g, 100g, 250g, 500g, 1kg, 2kg, 3kg, 5kg, 10kg, 15kg, 20kg, 25kg
Sản xuất
Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Thành Phát - VIỆT NAM
Đăng ký
Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Thành Phát - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-31180-18
Tác dụng của Huyền sâm phiến
Tính vị: Vị đắng ngọt, tính mát.
Quy kinh: Vào hai kinh Phế, Thận.
Tác dụng của Huyền sâm:
Tư âm, giáng hỏa, giải độc hòa ban, thanh hầu chỉ thống, nhuyễn kiên tán kết, giải khát trừ phiền, nhuận táo hoạt trường.
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, nước sắc Huyền sâm có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với Pseudomonas aeruginosa (Chinese Herbal Medicine).
+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: Nước sắc Huyền sâm có tác dụng tăng huyết áp, đặc biệt trong huyết áp cao do thận. Hiệu quả này có lẽ do tác dụng co mạch (Chinese Herbal Medicine).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng an thần, chống co giật, giải nhiệt (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng cường tim nhẹ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng gĩan mạch, hạ áp (Hồng Duy Quế, Triết Giang Y Học 1981 (1): 11).
+ Cồn chiết xuất Huyền sâm có tác dụng làm tăng lưu lượng máu của mạch vành, làm cho sức chịu đựng trạng thái thiếu Oxy của tim được tốt hơn (Kinh Lợi Bân (Quốc Lập Bắc Bình Nghiên Cứu Viện Sinh Lý Sở trung Văn Báo Cáo 1936, 3 (1): 1).
+ Nước sắc Huyền sâm có tác dụng hạ nhiệt tốt (Won S W, C A 1965, 62: 9631).
Chỉ định khi dùng Huyền sâm phiến
Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản, viêm miệng, viêm lợi, viêm kết mạc. Còn được dùng trị táo bón, mụn nhọt, lở loét.
Cách dùng Huyền sâm phiến
Liều dùng: 12 – 20g. Bài thuốc: + Chữa viêm amydal, viêm cổ họng, ho: Huyền sâm 10g, Cam thảo 3g, Cát cánh 5g, Mạch môn 8g, Thăng ma 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày (hoặc ngậm và súc miệng). + Chữa các bệnh viêm não cấp, sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt đỏ da, sốt, bại liệt ở trẻ em cùng các chứng sốt cao co giật, sốt cơn, mê sảng, táo bón, khô khát (mất nước), sưng họng viêm phổi: Huyền sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Hạt muồng sao, mỗi vị 20g, Dành dành 12g, sắc uống ngày một thang. + Chữa viêm tắc mạch máu ở chân tay: Huyền sâm 24g, Đương quy, Cam thảo dây, Huyết giác, Ngưu tất đều 10g sắc uống. + Chữa huyết áp cao, nhức đầu chóng mặt, ù tai, đau mắt khó ngủ, xuất huyết dạng thấp, chảy máu dưới da, trẻ em chảy máu mũi, hấp nóng, mồ hôi trộm, đau cơ, rút gân, nhức nhối, đại tiện ra máu: Huyền sâm 16g, Muồng sao 12g, Trắc bá sao, Kim anh, Hoa Hòe sao, Ngưu tất, Mạch môn đều 10g, sắc uống. + Chữa viêm hạch, lao hạch, nổi hạch ở cổ, ở vú và lao màng bụng nổi cục: Huyền sâm 20g, Nghệ đen, Rễ quạt, Bồ công anh, Mộc thông đều 10g, sắc uống. 
Thận trọng khi dùng Huyền sâm phiến
Không dùng Huyền sâm đối với người có huyết áp thấp hoặc tạng hàn tiêu chảy. Cần uống thuốc lúc còn ấm, không uống thuốc nguội dễ bị tiêu chảy. Trong khi uống thuốc, kiêng các thứ đắng lạnh như mướp đắng, ốc, hến.
Chống chỉ định với Huyền sâm phiến
Tỳ vị hư hàn, tiêu hóa rối loạn không dùng. Không dùng chung với Lê lô.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Huyền sâm

Tác dụng của Huyền sâm

Người ta dùng cây huyền sâm để làm thuốc lợi tiểu bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu. Đôi khi huyền sâm còn được dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng và phát ban.

Một số người dùng cây huyền sâm để thay cho cây vuốt quỷ vì tác dụng của hai loại cây khá giống nhau.

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy huyền sâm có chứa các chất có tác dụng chống viêm.

Cách dùng Huyền sâm

Liều dùng cây thuốc này tùy thuộc vào dạng bào chế:

  • Chiết xuất chất lỏng: 2-8 ml (pha với nước tỷ lệ 1:1), dùng hàng ngày;
  • Thuốc sắc: dùng 2-8 g cây thuốc hàng ngày;
  • Rượu thuốc: 2-4 ml (pha với nước tỷ lệ 1:5), dùng hàng ngày.

Liều dùng của cây huyền sâm có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây huyền sâm có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Chiết xuất chất lỏng;
  • Thuốc đắp;
  • Rượu thuốc.
Tác dụng phụ của Huyền sâm

Cây huyền sâm có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Nhịp tim giảm, ngừng tim;
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy;
  • Phản ứng mẫn cảm.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.