Kỷ ô bổ thận hoàn

Thành phần
Câu kỷ tử, hà thủ ô, ngưu tất, thỏ ty tử, phá cố chỉ, đỗ trọng, tục đoạn, thục địa, thảo quyết minh, cam thảo, đại táo, độc hoạt
Dạng bào chế
Hoàn cứng
Dạng đóng gói
Hộp 1 chai 30g hoàn cứng
Hàm lượng
30g
Sản xuất
Cơ sở Thế Cường - VIỆT NAM
Số đăng ký
V613-H12-10
Chỉ định khi dùng Kỷ ô bổ thận hoàn
Tác dụng bổ thận, dưỡng tỳ vị, lợi thủy, cố tinh, thuốc được dùng trong các trường hợp:-    Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực chống lại các tác nhân gây bệnh.-    Điều trị bệnh thận hư, yếu sinh lý, rối loạn cương dương, di mộng tinh.-     Đau lưng, mỏi gối, mỏi chân tay, chóng mặt ù tai, rụng tóc, phát dục không tốt.-     Kinh nguyệt không đều, khí hư, bạch đới.
Cách dùng Kỷ ô bổ thận hoàn
Ngày uống 2 – 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 viên.Uống thuốc với nước đun sôi để nguội, nên nhai trước khi nuốt.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Câu kỷ tử

Nhóm thuốc
Thuốc điều trị bệnh da liễu
Thành phần
Câu kỷ tử
Chỉ định khi dùng Câu kỷ tử
Chủ trị:+ Trị xoay xẫm, chóng mặt do huyết hư, thắt lưng đau, Di tinh, tiểu đường.+ Trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn, chứng tiêu khát, hư lao, khái thấu .
Cách dùng Câu kỷ tử
Đơn thuốc+ Trị mắt đỏ, mắt sinh mụn thịt: Câu kỷ tử giã nát lấy nước, điểm 3-4 lần vào khóe mắt, rất hữu hiệu+ Trị mặt nám, da mặt sần sùi: Câu kỷ tử 10kg, Sinh địa 3kg, đem tán thành bột, uống 1 muỗng với rượu nóng, ngày 3 lần, uống lâu da sẽ mịn, đẹp.+ Trị chảy nước mắt do Can hư: Câu kỷ tử 900g bọc vải lụa ngâm trong rượu, đậy thật kín, 21 ngày sau có thể uống được.+ Trị Can Thận âm hư, sốt về chiều, mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt, đau rít sáp trong mắt: Câu kỷ tử, Cúc hoa 12g, Thục địa 16g, Sơn dược 8g, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả 6g. Tán bột trộn thành viên. Mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần, với nước muối nhạt+ Trị suy nhược vào mùa hè, khó chịu với thời tiết: Câu kỷ tử, Ngũ vị tử, tán bột pha nước sôi uống thay trà.+ Trị viêm gan mãn tính, xơ gan do âm hư: Bắc sa sâm, Mạch môn, Đương quy mỗi thứ 12g, Sinh địa 24-40g, Kỷ tử 12-24g, Xuyên luyện tử 6g, sắc nước uống.+ Trị hoa mắt, thị lực giảm, cườm mắt tuổi già, đục thủy tinh thể: Nhục thung dung 12g, Kỷ tử 20g, Cúc hoa ,Ba kích thiên 8g, sắc lấy nước uống+ Trị nam giới sinh dục suy yếu, vô sinh : Mỗi tối nhai 15g Câu kỷ tử, liên tục 1 tháng, sau khi tinh dịch xuất hiện lại bình thường, uống thêm 1 tháng. Trong thời gian uống thuốc, kiêng sinh hoạt tình dục.+ Trị thận hư, đau lưng, vùng thắt lưng đau mỏi: Câu kỷ tử, Hoàng tinh, 2 vị bằng nhau, tán thành bột, luyện mật làm viên, ngày uống 2 lần với nước nóng mỗi lần 12g.+ Trị Can hư sinh bệnh ở mắt, ra gió chảy nước mắt: Câu kỷ tử, dùng rượu ngâm sau 3-7 ngày dùng được, mỗi lần uống 1-2 muỗng canh, ngày 2 lần
Chống chỉ định với Câu kỷ tử
Tỳ vị hư yếu, đại tiện sống phân hoặc phân lỏng không nên dùng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần hà thủ ô

Thành phần
Cao đặc hà thủ ô
Tác dụng của Hà Thủ ô
Bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng.
Chỉ định khi dùng Hà Thủ ô
Nam giới tinh tủy kém, thần kinh suy nhược.Dùng trong các trường hợp khô và rụng tóc, tóc bạc sớm, suy nhược cơ thể giảm tuổi thọ, thiếu máu, chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối,râu tóc bạc sớm.Tác dụng dược lý :Hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, ích tinh tủy, hoà khí huyết, mạnh gân xương; điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng… Dùng lâu có lợi cho việc sinh con, kéo dài tuổi thọ, làm râu tóc dày khỏe và đen bóng.Bên cạnh đó, dược liệu còn chứa lecithin nên có thể dùng trong suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh, giúp sinh huyết dịch, bổ tim, cải thiện chuyển hoá chung.
Cách dùng Hà Thủ ô
- Viên nang: Mỗi lần 2-3 viên, ngày 2-3 lần.- Trà: Mỗi lần 1 gói (3g) hoà tan vào một tách nước. Ngày 2-3 lần. 
Thận trọng khi dùng Hà Thủ ô
Kiêng kỵ: Uống Hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ. Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.
Chống chỉ định với Hà Thủ ô
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bảo quản Hà Thủ ô

Ghi chú:
Phân biệt với Hà thủ ô trắng là rễ củ của cây Hà thủ ô trắng, còn gọi là Dây sữa bò (Streptocaulon juventas Merr.), họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Các Lương y dùng Hà thủ ô trắng làm thuốc bổ máu, bổ can

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần ngưu tất

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Ngưu tất 1kg
Tác dụng của Ngưu tất
Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng đối với tử cung: Tác dụng của Ngưu tất đối với tử cung của súc vật có sự khác biệt đôi khi tùy thuộc vào tình trạng mang thai của súc vật. Nước sắc Ngưu tất luôn gây nên sự co thắt tử cung đối với thỏ và chuột nhắt trong khi đó nó lại gây nên thư giãn ở tử cung không có thai của mèo và co thắt đối với tử cung mèo có thai. Ngưu tất dùng tại chỗ gây nên giãn xương cổ ở phụ nữ (Trung Dược Học).
+Tác dụng đối với vị trường: Nước sắc Ngưu tất ức chế nhu động ruột của chuột nhắt nhưng lại làm tăng co bóp ruột ở heo. Chích dịch Ngưu tất vào tĩnh mạch chó và thỏ làm tăng co bóp dạ dầy nhất thời (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với tim mạch: Dù chích nước sắc hoặc dịch chiết acol của Ngưu tất cho chó, mèo và thỏ làm giảm huyết áp, ức chế sự giãn mạch của tim và ngoại vi (Trung Dược Học).
+ Tác dụng giảm đau: Chích dịch chiết Ngưu tất vào màng bụng chuột nhắt, gây nên trạng thái bong gân nhân tạo, thấy có tác dụng giảm đau yếu hơn của Morphin (Trung Dược Học).
+ Nước sắc Ngưu tất có tác dụng thúc đẩy quá trình tổng hợp Protein. Dịch chiết cồn Ngưu tất có tác dụng ức chế tim ếch cô lập, làm giãn mạch, hạ áp, hưng phấn tử cung có thai hoặc không có thai. Thuốc có tác dụng lwoin tiểu, làm hạ đường huyết, cải thiện chức năng gan, hạ Cholesterol máu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Vị thuốc Ngưu tất
Tính vị:
+ Vị đắng (Bản Kinh).
+ Vị chua, tính bình, không độc (Biệt Lục).
+ Vị chua, hơi cay, tính hơi ôn (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị đắng, chua, tính bình (Trung Dược Đại Từ Điển).
Quy kinh:
+ Vào kinh Can, Thận (Bản Thảo Cương Mục).
+ Vào 3 kinh âm ở chân [Can, Thận, Tỳ] (Bản Thảo Hối Ngôn).
Tác dụng của Ngưu tất:
+ Bổ Can, Thận, cường cân cốt, hoạt huyết, thông kinh, dẫn huyết (hỏa) đi xuống, lợi thủy, thông lâm (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Tư can, trợ thận, trục ứ huyết đi xuống (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Phá huyết,hành ứ, cường tráng gân cốt, tả hỏa, lợi niệu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chỉ định khi dùng Ngưu tất
- Ngưu tất dạng sống chữa cổ họng sưng đau, mụn nhọt, tiểu gắt buốt, tiểu ra máu, ứ huyết gây đau bụng, chấn thương tụ máu, đầu gối nhức mỏi.- Ngưu tất tẩm sao chữa can thận hư, ù tai, đau lưng mỏi gối, tay chân co quắp hoặc bại liệt. Chiết xuất saponin làm thuốc giảm cholesterol trong máu.
Cách dùng Ngưu tất
Liều dùng: 6 - 20g.Bài thuốc:- Chữa bại liệt, co giật, phong thấp teo cơ, đột quỵ, xơ vữa mạch máu: lấy 40-60g ngưu tất sắc uống nhiều lần trong ngày.- Chữa các chứng bị thương máu tụ ở ngoài hoặc đi xa về chân tay nhức mỏi: ngưu tất 100g, huyết giác 50g, sâm đại hành 30g ngâm trong rượu từ 30-40 ngày trở lên. Một ngày uống 1-2 lần mỗi lần 10-15ml- Chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp: ngưu tất 12g, hy thiêm 16g, thổ phục linh 10g, cẩu tích 10g, cốt toái bổ 10g, trần bì 6g sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần trước bữa ăn dùng liên tục 2-3 tuần.
Chống chỉ định với Ngưu tất
+ Kỵ thịt trâu (Dược Tính Luận).
+ Có thai không dùng (Phẩm Hối Tinh Yếu).
+ Khí hư hạ hãm, đùi và gối sưng đau: đại kỵ (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Tính của Ngưu tất thường giáng xuống mà không đưa lên, vì vậy phàm chứng nguyên khí bị hãm xuống, băng huyết, di tinh, hoạt tinh, theo phép phải cấm hẳn. Bệnh mộng tinh, di tinh mà dùng lầm Ngưu tất thì bệnh càng thêm nặng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Khí hư hạ hãm, di tinh, băng huyết, rong huyết, đau từ ngang lưng trở lên: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trung khí hạ hãm, tiêu chảy do tỳ hư, hạ nguyên không chặt, mộng tinh, hoạt tinh, kinh nguyệt ra nhiều, có thai: kiêng dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Di tinh, mộng tinh, tiêu chảy do Tỳ hư, có thai, kinh nguyệt ra nhiều: Kiêng dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần đỗ trọng

Nhóm thuốc
Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
Thành phần
Đỗ trọng
Tác dụng của Đỗ trọng
Hạ áp, hạ cholesterol, giãn mạch, kháng viêm, chống co giật, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu. Ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai, nhuận can táo, bổ can hư.
Chỉ định khi dùng Đỗ trọng
- Trị thận hư, hai bên thăn lưng đau, liệt dương, rong kinh, đầu đau, chóng mặt do thận hư.- Dưỡng thai, dùng trong trường hợp thai động, trụy thai.
Cách dùng Đỗ trọng
Liều dùng: 10 - 15g dạng thuốc sắc, ngâm rượu hay cao lỏng.
Thận trọng khi dùng Đỗ trọng
Phân biệt: Đỗ trọng với cây Bạch phụ tử còn gọi là cây San hô (Jatropha multifida Un.) thuộc họ Euphorbiaceae là một cây có nhựa mủ. Khi bẻ gẫy cuống lá nhựa mủ khô lại, thành sợi tơ mành, vì vậy cüng có người gọi là cây Đỗ trọng. Cây này chỉ thường được trồng làm cảnh.
Chống chỉ định với Đỗ trọng
- Kỵ Huyền sâm, Xà thoái
- Không phải can thận hư hoặc âm hư hỏa vượng không nên dùng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần thục địa

Nhóm thuốc
Thuốc điều trị bệnh da liễu
Thành phần
Thục địa
Tác dụng của Thục địa
Bộ phận dùng: Củ đã chế biến (Radix Rehmanniae). Loại chắc, mầu đen huyền, mềm, không dính tay, thớ dai là tốt.
Bào chế:
Củ Địa hoàng lấy về, ngâm nước, cạo sạch đất. Lấy những củ vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm những củ đã được chọn rồi đem đồ, đồ xong lại phơi, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy được 9 lần, khi màu thục đen nhánh là được. Khi nấu không dùng nồi kim loại như đồng, sắt. Tuỳ từng nơi, người ta áp dụng cách chế biến có khác nhau, có thể dùng rượu nấu rồi lại dùng nước gừng ngâm, lại nấu tiếp tới khi có thục màu đen. Do cách chế biến mà tính chất của Sinh địa và Thục địa có khác nhau.
Bảo quản:
Đựng trong thùng kín, tránh sâu bọ. Khi dùng thái lát mỏng hoặc nấu thành cao đặc hoặc đập cho bẹp, sấy khô với thuốc khác để làm thuốc hoàn, thuốc tán.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Thục địa là loại Sinh địa đã chế biến thành, là phần rễ hình thoi hoặc dải dài 8 – 24 cm, đường kính 2 – 9 cm. Phiến dày hoặc khối không đều. Mặt ngoài bóng. Chất mềm, dai, khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang đen nhánh, mịn bóng. Không mùi, vị ngọt.
Tính vị: Vị ngọt, tính hơi ôn.
Quy kinh: Vào 3 kinh Tâm, Can, Thận.
Thành phần hóa học: B-sitosterol, mannitol, stigmasterol, campesterol, rehmannin, catalpol, arginine, glucose.
Tác dụng:
Bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân dịch, tráng thuỷ, thông thận. Dùng để chữa các chứng : Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát. Huyết hư, đánh trống ngực hồi hộp, kinh nguyệt không đều, rong huyết, chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón.
Chỉ định khi dùng Thục địa
- Bổ thận chữa di tinh, đau lưng, mỏi gối, ngủ ít, đái dầm...- Bổ huyết điều kinh.- Trừ hen suyễn do thận hư không nạp được phế khí.- Làm sáng mắt (chữa quáng gà, giảm thị lực do can thận hư.- Sinh tân, chỉ khát (chữa đái nhạt - đái đường).Nên phối hợp vị thuốc với các vị hoá khí như Trần bì, Sa nhân, Sinh khương...để giảm tác dụng gây trệ của Thục địa.
Cách dùng Thục địa
12 - 64gam/ 24 giờ.
Chống chỉ định với Thục địa
Người tỳ vị hư hàn.
Tác dụng phụ của Thục địa
Tiêu chảy, bụng đau, chóng mặt thiếu khí, hồi hộp. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng uống thuốc (Chinese Herbal Medicine).

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần cam thảo

Nhóm thuốc
Thuốc tim mạch
Tác dụng của Cam thảo

Cây cam thảo là một loại thảo dược có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò dược chất, cam thảo thường được sử dụng điều trị các vấn đề đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng và viêm niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày mạn tính), đau cổ họng, viêm phế quản, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, các triệu chứng mãn kinh, loãng xương, viêm khớp mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn gan, sốt rét, lao phổi, kali cao trong máu, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.

Cam thảo còn có khả năng làm giảm dầu trong tóc, điều trị ngứa ngáy, viêm da, chàm, chảy máu, lở loét, bệnh vẩy nến, giảm cân hoặc tình trạng da bị đốm nám.

Khi dùng để tiêm tĩnh mạch, cam thảo thường có tác dụng điều trị viêm gan B và viêm gan C, loét miệng ở người bị viêm gan C.

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất có thể làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể có tác dụng chữa lành vết loét.

Cách dùng Cam thảo

Liều dùng thông thường đối với chứng kích ứng dạ dày:

Bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ, chanh, dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

Ngoài ra, bạn có thể dùng 1ml sản phẩm khác có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hà, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ và tinh dầu chanh (STW-5-S, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

Một cách dùng khác là bạn dùng 1ml sản phẩm có chứa cây thập tự, hoa cúc Đức, bạc hà, caraway, cam thảo và chanh (STW 5-II, Steigerwald Arzneimittelwerk GmbH), dùng 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần.

Liều dùng thông thường để phục hồi sau giải phẫu:

Bạn uống thuốc Sualin® có chứa 97 mg cam thảo 30 phút trước khi được gây tê.

Bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng 30ml chất lỏng chứa 0,5g cam thảo trong ít nhất 1 phút trước 5 phút trước khi đặt ống thở.

Liều dùng thông thường đối với ngứa và viêm da (chàm):

Bạn dùng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo 3 lần mỗi ngày trong 2 tuần.

Liều dùng của cam thảo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Cam thảo được bào chế dưới dạng gel và viên nang.

Tác dụng phụ của Cam thảo

Mặc dù cây cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc tiêu thụ cam thảo hàng ngày trong vài tuần hoặc lâu hơn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh.

Các tác dụng phụ khác khi sử dụng cam thảo bao gồm mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu, giữ nước và natri, giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng ở nam giới.

Những người sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần đại táo

Nhóm thuốc
Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
Thành phần
Mỗi 1 kg chứa: Đại táo 1 kg
Tác dụng của Đại táo
Kiện tỳ, ích khí, dưỡng vị sinh tân dịch, điều hoà dinh vệ, hoà giải các vị thuốc khác.
Chỉ định khi dùng Đại táo
Chữa lo âu, mất ngủ, tỳ vị hư nhược.
Cách dùng Đại táo
Ngày 10 - 30g (3 - 10 quả), thường phối hợp trong các bài thuốc bổ, sắc hoặc ngâm rượu uống.Bài thuốc:- Đại táo thang (thang táo tầu)Táo tầu 15 quả, rửa sạch, ngâm nước 1 giờ, đun nhỏ lửa cho nhừ. Uống ngày ba lần, mỗi lần 1 thang. 7 ngày là một liệu trình.Dùng cho người tỳ hư khí nhược, không thiết ăn uống, khí hư huyết hư, phát ban (âm ban) do tỳ hư không có khả năng hút huyết. Hiện nay thường dùng nhiều cho bệnh tử điếu có tính chất phản ứng biến thái. Dương ban không nên dùng.- Đại táo trần bì trúc diệp thang ( thang đại táo trần bì lá tre)Táo tầu 5 quảTrần bì 5gLá tre 7gSắc 3 vị trên lấy nước. Uống ngày 1 thay chia 2 lần. Dùng liền 3 đến 5 thang.Dùng cho trẻ em bị cam dãi.- Hồng táo trà (trà táo tầu)Táo tầu 3-5 quảDùng dao khia nát, bỏ vào cốc trà, rót nước sôi vào ủ, uống thang trà. Dùng cho bệnh cơ tim.- Hồng táo hắc đậu hoàng kỳ thang (thang táo tầu, đậu đen, hoàng kỳ)Táo tầu 20 quảĐậu đen 60gHoàng kỳ 30gRửa sạch sắc uống ngày 1 thang chia hai lần. Dùng cho người khí hư, tự đổ mồ hôi.- Táo khương trà (trà gừng táo tầu)Táo tầu (sấy khô bỏ hạt) 50gGừng tươi 50gCam thảo 6gSắc chung ba vị, lọc bã. uống thay trà.Dùng cho người doanh vệ thất hoà, vị khí hư nhược dẫn tới thể hư lực kém dễ cảm cúm, thường xuất hiện các chứng chảy nước mắt nước mũi, dòm dài rất nhiều, thanh khiếu bất lợi.- Hồng táo nọa mễ hắc đậu chúc (cháo đậu đen, gạo nếp, táo tầu)Gạo nếp 100gTáo tầu 30gĐậu đen 30gNấu 3 vị trên đây thành cháo theo cách thông thường, cho thêm đường đỏ vào, ăn ngày 2 lần tuỳ ý.Dùng cho trẻ em thiếu máu dưới dạng thiếu sắt trong máu.- Đại táo dương cốt chúc (Cháo táo tầu, xương dê)Đại táo 20 quảXương cổ dê 1 – 2 chiếcGạo nếp 50 – 100gMuối ăn vừa phải.Xương dê đem đập vỡ ra, đại táo bỏ hạt, nấu với gạo nếp thành cháo, cho thêm muối điều vị. Ăn lúc nóng vào buổi sớm và buổi tối.Dùng cho người thiếu máu do máu tái sinh khó mắc bệnh tử điếu thiểu và các chứng thiếu khí huyết khác.
Chống chỉ định với Đại táo
Đầy bụng, có đàm thấp, thấp nhiệt không dùng

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần độc hoạt

Nhóm thuốc
Thuốc tim mạch
Thành phần
Mỗi 1 kg chứa: Độc hoạt 1 kg
Tác dụng của Độc hoạt

Tác dụng của Độc hoạt:
+ Trừ phong thấp, chỉ thống, giải biểu (Trung Dược Học).
+ Khứ phong, thắng thấp,tán hàn, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Khư phong, thắng thấp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chỉ định khi dùng Độc hoạt
+ Chủ phong hàn, kim sang, phụ nữ bị chứng sán hà, uống lâu người nhẹ khỏe.+ Trị các loại phong, các khớp đau do phong.+ Trị các loại phong thấp lạnh, hen suyễn, nghịch khí, da cơ ngứa khó chịu chân tay giật đau, lao tổn, phong độc đau.+ Trị chứng phong thấp tý thống, thiếu âm đầu thống, ngứa ngoài da do thấp, phong hàn biểu chứng.+ Trị phong hàn thấp tý, lưng gối đau, tay chân co rút, đau, khí quản viêm mạn, đầu đau, răng đau.+ Trị phong thấp, phong hàn biểu chứng, đau thắt lưng đùi .
Cách dùng Độc hoạt
Liều dùng: 4-12g. 
Cùng sắc uống với các vị thuốc khác, hoặc ngâm rượu, hoặc nghiền bột trộn làm viên hoặc tán bột để uống.
Chống chỉ định với Độc hoạt
+ Khí huyết hư mà nửa người đau, âm hư, nửa người phái dưới hư yếu: không dùng .
+ Âm hư nội nhiệt, huyết hư mà không có phong hàn thực tà thì cấm dùng .
+ Thận trọng lúc dùng đối với bệnh nhân âm hư, Không dùng vớì chứng nội phong.
+ Âm hư, huyết táo: cần thận trọng khi dùng.
+ Huyết hư: không dùng.
+ Ngang lưng, đầu gối đau, nếu thuộc về chứng hư: không dùng.