Lamivudine/Zidovudine 150mg/300mg

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Lamivudine; Zidovudine
Dạng bào chế
Viên nén bao phim
Dạng đóng gói
Chai 60 viên
Hàm lượng
150mg;300mg
Sản xuất
Matrix Laboratories Limited - ẤN ĐỘ
Đăng ký
Matrix Laboratories Limited - ẤN ĐỘ
Số đăng ký
VN-10390-10
Chỉ định khi dùng Lamivudine/Zidovudine 150mg/300mg
Điều trị nhiễm HIV ở người lớn & trẻ từ 12 tuổi trở lên, làm tăng khả năng miễn dịch.
Cách dùng Lamivudine/Zidovudine 150mg/300mg
Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 1 viên/lần x 2 lần/ngày. Chỉnh liều khi suy thận, chỉnh liều zidovudin khi bị suy gan nặng.
Chống chỉ định với Lamivudine/Zidovudine 150mg/300mg
- Thiếu máu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, giảm bạch cầu. Phản ứng phụ xảy ra thường nếu sử dụng thuốc liều cao (1200-1500mg/ngày) và bệnh nhân tiền sử bị nhiễm HIV (có suy tủy), đặc biệt ở bệnh nhân có lượng CD4+ - Tỉ lệ bị giảm bạch cầu đa nhân trung tính tăng ở những bệnh nhân có lượng bạch cầu đa nhân trung tính, nồng độ hemoglobin và nồng độ huyết thanh của vitamin B12 thấp khi khởi đầu trị liệu bằng zidovudine, hay ở những bệnh nhân dùng đồng thời paracetamol.
- Các phản ứng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn, biếng ăn, đau bụng, nhức đầu, phát ban, sốt, đau cơ, dị cảm, mất ngủ, khó chịu, suy nhược và khó tiêu.
Các phản ứng phụ khác: buồn ngủ, tiêu chảy, chóng mặt, ra mồ hôi, khó thở, đầy hơi, lạt miệng, đau ngực, mất nhạy bén, bồn chồn, tiểu lắt nhắt, suy nhược, đau mỏi toàn thân, ớn lạnh, ho, nổi mề đay, ngứa sần và triệu chứng giống cúm.
Tương tác thuốc của Lamivudine/Zidovudine 150mg/300mg
Tránh dùng với ribavirin hay stavudin.
Tác dụng phụ của Lamivudine/Zidovudine 150mg/300mg
Nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, rối loạn tiêu hoá, chuột rút...
Đề phòng khi dùng Lamivudine/Zidovudine 150mg/300mg
Thận trọng dùng thuốc cho các bệnh nhân: Phụ nữ béo phì, bệnh gan, xơ gan do viêm gan B mạn, suy thận, phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ và cho con bú.
Bảo quản Lamivudine/Zidovudine 150mg/300mg
Bảo quản trong trong bao bì kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Lamivudine

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Lamivudin
Dược lực của Lamivudine
Lamivudin là thuốc kháng virus, có hoạt tính cao đối với virus viêm gan B ở mọi dòng tế bào thử nghiệm và ở những động vật thí nghiệm bị nhiễm.
Dược động học của Lamivudine
- Hấp thu:
Lamivudin được hấp thu tốt từ hệ tiêu hóa, sinh khả dụng của lamivudin khi uống ở người lớn thường là từ 80-85%.
- Phân bố:
Trong các nghiên cứu đưa thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch, thể tích phân bố trung bình là 1,3 lít/kg.
- Chuyển hóa:
Lamivudin thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng không đổi. Khả năng tương tác thuốc chuyển hóa với lamivudin thấp do chuyển hóa qua gan thấp (5-10%) và gắn với protein huyết tương thấp.
- Thải trừ:
Thanh thải toàn thân trung bình của lamivudin là khoảng 0,3 lít/giờ/kg. Thời gian bán thải ghi nhận được là 5-7 giờ. Phần lớn lamivudin thải trừ ở dạng không đổi qua nước tiểu thông qua lọc cầu thận và bài tiết tích cực (hệ thống vận chuyển cation hữu cơ). Thanh thải qua thận chiếm khoảng 70% thải trừ của lamivudin.
Tác dụng của Lamivudine
Lamivudin bị chuyển hoá bởi cả những tế bào nhiễm và không nhiễm thành dẫn xuất triphosphat (TP), đây là dạng hoạt động của chất gốc. Thời gian bán hủy nội tế bào của triphosphat trong tế bào gan là 17-19 giờ trong thử nghiệm in vitro. Lamivudin-TP đóng vai trò như chất nền cho polymerase của virus HBV. Sự hình thành tiếp theo của DNA của virus bị chặn lại do sự sát nhập lamivudin-TP vào chuỗi và dẫn đến kết thúc chuỗi.
Lamivudin-TP không can thiệp vào chuyển hóa desoxynucleotid ở tế bào bình thường. Nó chỉ là yếu tố ức chế yếu polymerase DNA alpha và beta của động vật có vú. Và như vậy, lamivudin-TP ít có tác dụng tới thành phần DNA tế bào của động vật có vú.
Trong thử nghiệm về khả năng thuốc tác dụng tới cấu trúc ty lạp thể, thành phần và chức năng DNA, lamivudin không có tác dụng gây độc đáng kể. Thuốc chỉ có khả năng rất thấp làm giảm thành phần DNA, không sát nhập vĩnh viễn vào DNA ty lạp thể, và không đóng vai trò chất ức chế polymerase DNA gamma của ty lạp thể.
Chỉ định khi dùng Lamivudine
Ðiều trị viêm gan siêu vi B mạn tính ở bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên có bằng chứng sao chép của virus viêm gan siêu vi B (HBV), và tình trạng viêm gan tiến triển kèm theo một hoặc nhiều điều kiện sau đây:
- Alanin aminotransferase (ALT) huyết thanh tăng gấp 2 lần hay hơn so với bình thường.
- Xơ gan.
- Bệnh gan mất bù.
- Bệnh gan dạng viêm hoại tử thể hiện trên sinh thiết.
- Tổn thương hệ miễn dịch.
- Ghép gan.
Cách dùng Lamivudine
Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên:
Liều đề nghị: 100mg, mỗi ngày 1 lần.
- Bệnh nhân suy thận với độ thanh thải creatinin dưới 50 ml/phút: cần giảm liều.
Có thể dùng thuốc trong bữa ăn hoặc cách bữa ăn.
Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ vì thời gian điều trị tối ưu chưa được xác định.
Nên cân nhắc ngưng sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:
- Chắc chắn có sự chuyển dạng HBeAg và/ hoặc HBsAg huyết thanh được khẳng định ở bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường.
- Bệnh nhân nữ mang thai trong thời gian điều trị.
- Bệnh nhân có dấu hiệu không dung nạp thuốc khi đang điều trị.
- Trường hợp lamivudin không có hiệu quả đối với bệnh nhân, theo đánh giá của bác sĩ điều trị. Ví dụ như khi nồng độ ALT huyết thanh trở về giá trị trước điều trị, hoặc tình trạng bệnh xấu đi thể hiện trên mô học gan.
Nên theo dõi sự phù hợp của bệnh nhân trong quá trình điều trị bằng lamivudin.
Nếu ngừng thuốc, phải theo dõi định kỳ để phát hiện bằng chứng của viêm gan tái phát.
Suy gan: Dược động học của lamivudin không bị ảnh hưởng đáng kể bởi rối loạn chức năng gan nên không cần điều chỉnh liều dùng ở bệnh nhân suy gan, trừ trường hợp có kèm theo suy thận.
Thận trọng khi dùng Lamivudine
Chú ý đề phòng:
- Nhiễm acid lactic, gan to và nhiễm mỡ mức độ nặng:
Cần đặc biệt thận trọng khi dùng lamivudin cho những bệnh nhân đã biết có nguy cơ liên quan đến bệnh gan; tuy nhiên, bệnh nhân không nằm trong diện nguy cơ vẫn phải được chú ý.
- Những điểm khác biệt quan trọng giữa các sản phẩm có chứa lamivudin, xét nghiệm HIV, và nguy cơ xuất hiện dạng HIV đột biến kháng thuốc:
Công thức bào chế và hàm lượng lamivudin trong thuốc không thích hợp cho việc điều trị cho các bệnh nhân vừa nhiễm HBV vừa nhiễm HIV.
- Tăng bệnh sau khi điều trị viêm gan:
Có sự gia tăng của bệnh sau khi ngưng dùng lamivudin (có sự gia tăng của ALT huyết thanh, sự tái xuất hiện ADN của HBV sau khi ngưng điều trị). Mặc dù hầu hết các biến cố dường như tự hạn chế, nhưng có một vài trường hợp gây chết đã được báo cáo.
- Viêm tụy:
Một vài trường hợp bệnh nhân bị viêm tụy sau khi điều trị bằng lamivudin đã được công bố, đặc biệt là ở các bệnh nhân là trẻ em bị nhiễm HIV đã được điều trị bằng nucleosid trước đó.
Thận trọng lúc dùng:
Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần được một bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính theo dõi, xem xét và đánh giá.
Sau khi ngưng dùng lamivudin, bệnh nhân có thể bị viêm gan tái phát, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn ở những bệnh nhân bị bệnh gan mất bù. Do đó, phải theo dõi định kỳ trên lâm sàng và đánh giá thử nghiệm chức năng gan (nồng độ ALT và bilirubin) trong tối thiểu 4 tháng để tìm bằng chứng viêm gan siêu vi tái phát.
Không có thông tin về sự lây truyền virus gây viêm gan B từ mẹ sang con trong trường hợp bệnh nhân đang mang thai được điều trị bằng lamivudin. Cần tuân theo phương pháp tiêm phòng virus viêm gan thông thường đã được khuyến cáo cho nhũ nhi.
Chưa khẳng định được tính an toàn và hiệu quả của lamivudin ở những bệnh nhân dưới 2 tuổi, bệnh nhân cấy ghép gan, bệnh nhân bị nhiễm cả hai loại HBV và HCV, viêm gan delta hay HIV.
Ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc:
Ảnh hưởng của lamivudin tới khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc chưa được nghiên cứu. Từ các đặc điểm dược lý học của thuốc, cũng không dự đoán được tác hại của thuốc lên những hoạt động này.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Lúc có thai:
Nghiên cứu ở chuột và thỏ cho thấy không có bằng chứng của việc lamivudin gây ra quái thai. Tuy nhiên, không nên dùng lamivudin trong thời kỳ mang thai trừ khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ. Bệnh nhân đang mang thai mà sử dụng lamivudin hay trong lúc sử dụng lamivudin lại có thai phải báo ngay cho bác sĩ.
Lúc nuôi con bú:
Phụ nữ khi đang điều trị bằng lamivudin không nên cho con bú.
Chống chỉ định với Lamivudine
Quá mẫn với lamivudin.
Tương tác thuốc của Lamivudine
Khả năng tương tác thuốc thấp do chuyển hóa và gắn với protein huyết tương hạn chế và hầu như thải trừ hoàn toàn qua thận dưới dạng không đổi.
Lamivudin thải trừ chủ yếu theo cơ chế bài tiết chủ động cation hữu cơ. Nên xem xét khả năng tương tác với thuốc khác dùng đồng thời, đặc biệt khi đường thải trừ chính của những thuốc này là bài tiết chủ động qua thận thông qua hệ thống vận chuyển cation hữu cơ, ví dụ trimethoprim. Những thuốc khác (ví dụ ranitidin, cimetidin) chỉ thải trừ một phần bằng cơ chế này và cho thấy không tương tác với lamivudin.
Những thuốc thải trừ chủ yếu qua đường hoạt hóa anion hữu cơ, hoặc bởi lọc tiểu cầu thận không chắc có những tương tác mang ý nghĩa lâm sàng đáng kể với lamivudin.
Không nên sử dụng phối hợp lamivudin và zalcitabin.
Không có tương tác thuốc giữa lamivudin và các thuốc dùng phối hợp. Lamivudin không tương tác với cytochrom P-450. Tương tác thuốc chỉ xảy ra với ganciclovir (làm yếu hoạt tính kháng HIV) và trimethoprim.
Tác dụng phụ của Lamivudine
Tác dụng phụ hay gặp nhất là mệt mỏi, khó chịu, nhiễm trùng hô hấp, đau đầu, đau và khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Một vài trường hợp tác dụng phụ xảy ra khi bệnh nhân dùng lamivudin (nhiễm acid lactic, gan to và gan nhiễm mỡ mức độ nặng, bệnh trầm trọng hơn sau khi điều trị, viêm tụy, sự xuất hiện của chủng virus đột biến đi kèm với việc giảm tính nhạy cảm đối với thuốc và giảm bớt tính đáp ứng với việc điều trị).
Quá liều khi dùng Lamivudine
Trong các nghiên cứu cấp tính trên động vật, lamivudin với liều rất cao không gây độc tính cho cơ quan. Có một vài số liệu hạn chế về phản ứng phụ do uống quá liều cấp tính ở người. Không trường hợp nào tử vong, bệnh nhân đều hồi phục. Không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc hiệu nào sau những trường hợp quá liều như vậy.
Nếu bị quá liều, phải theo dõi bệnh nhân và áp dụng biện pháp điều trị hỗ trợ thông thường nếu cần. Do lamivudin có thể thẩm phân được, nên có thể áp dụng phương pháp lọc máu.
Bảo quản Lamivudine
Giữ nơi khô mát.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Zidovudine

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Tác dụng của Zidovudine

Zidovudine thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn, phân nhóm thuốc kháng retrovirus.

Zidovudine được dùng chung với các loại thuốc trị HIV khác để giúp kiểm soát nhiễm HIV. Thuốc làm giảm lượng HIV trong cơ thể để hệ thống miễn dịch có thể hoạt động hiệu quả hơn. Điều này làm giảm nguy cơ mắc các các biến chứng của nhiễm HIV (như nhiễm trùng, ung thư) và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Zidovudine là thuốc thuộc nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside – NRTI.

Zidovudine được dùng ở phụ nữ mang thai để tránh việc lây truyền virus HIV từ mẹ sang con. Thuốc này cũng được sử dụng cho trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HIV để ngăn ngừa nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh.

Zidovudine không phải là thuốc chữa trị được HIV. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan HIV sang người khác, hãy thực hiện tất cả những điều sau đây:

  • tiếp tục dùng tất cả các thuốc trị HIV chính xác theo chỉ định của bác sĩ.
  • luôn sử dụng phương pháp tránh thai hiệu quả (bao cao su bằng latex hay polyurethane/tấm bảo vệ miệng) khi quan hệ tình dục.
  • không dùng chung những vật dụng cá nhân (như kim tiêm/ống tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo) có thể đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người khác.

Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

CÔNG DỤNG KHÁC: Phần này bao gồm việc sử dụng các loại thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc chuyên nghiệp đã được phê duyệt, nhưng có thể được bác sĩ chỉ định. Chỉ sử dụng thuốc này khi bác sĩ chỉ định để điều trị các tình trạng được liệt kê trong mục này.

Thuốc này cũng có thể được sử dụng kết hợp với các thuốc trị HIV khác để giảm nguy cơ bị nhiễm HIV sau khi tiếp xúc với virus. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để biết thêm chi tiết.

Uống thuốc mỗi ngày 2-3 lần kèm hoặc không kèm với thức ăn hoặc dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Uống thuốc với nhiều nước (240 ml) trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ. Nếu bạn dùng thuốc dạng lỏng, hãy đo cẩn thận liều dùng bằng thiết bị đo/thìa đo đặc biệt. Không dùng muỗng ăn ở nhà vì có thể không đo được liều dùng chính xác.

Liều dùng dựa trên tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị của bạn. Phụ nữ mang thai có thể cần phải dùng thuốc này 5 lần mỗi ngày. Trẻ sơ sinh thường dùng thuốc dạng lỏng cách mỗi 6 giờ trong vòng 6 tuần sau khi sinh để ngăn ngừa nhiễm HIV.

Dùng thuốc này cách 2 giờ trước hoặc sau khi uống clarithromycin. Clarithromycin có thể ngăn ngừa cơ thể hấp thụ hoàn toàn zidovudine.

Thuốc này hoạt động tốt nhất khi lượng thuốc trong cơ thể của bạn được giữ ở nồng độ ổn định. Vì vậy hãy dùng thuốc này với các khoảng cách đều nhau. Để giúp bạn ghi nhớ, hãy dùng thuốc vào cùng những thời điểm trong ngày.

Cần tiếp tục dùng thuốc này (và các thuốc trị HIV khác) chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Không được bỏ qua bất kỳ liều nào. Lấy thuốc mới về trước khi hết thuốc cũ.

Không dùng quá nhiều hay quá ít thuốc so với chỉ định hoặc ngưng dùng thuốc (hoặc các thuốc trị HIV khác) dù chỉ trong một thời gian ngắn, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Việc bỏ liều hoặc thay đổi liều dùng mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể khiến số lượng virus tăng lên, làm bệnh khó chữa trị hơn (kháng thuốc) hoặc làm trầm trọng hơn các tác dụng phụ.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Cách dùng Zidovudine

Liều dùng thông thường cho người lớn nhiễm HIV:

Đường uống: uống 300 mg cách mỗi 12 giờ hoặc 200 mg cách mỗi 8 giờ.

Tiêm tĩnh mạch: tiêm 1 mg/kg (trong hơn 1 giờ) cách mỗi 4 giờ trong suốt ngày đêm, tổng liều trong ngày là 5-6 mg/kg.

Thời gian dùng: điều trị nên được tiếp tục cho đến khi bệnh nhân dung nạp thuốc hoặc cho đến khi bệnh nhân chuyển sang dùng thuốc kháng retrovirus.

Liều dùng thông thường cho người lớn để giảm lây truyền nhiễm HIV trong thai kỳ:

Liều dùng cho người mẹ: uống 100 mg 5 lần một ngày cho đến khi bắt đầu chuyển dạ; tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia còn xem xét liều uống tiêu chuẩn 300 mg mỗi 12 giờ hoặc 200 mg mỗi 8 giờ.

Trong thời gian chuyển dạ và sinh con: tiêm tĩnh mạch 2 mg/kg (trong hơn 1 giờ), sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 1 mg/kg/giờ cho đến khi kẹp dây rốn.

Việc điều trị nên bắt đầu lúc thai nhi được 14-34 tuần tuổi. Trẻ sơ sinh cũng cần được điều trị trong 6 tuần. Bên cạnh công dụng của phác đồ này, việc lây truyền nhiễm HIV sang trẻ sơ sinh vẫn có thể xảy ra trong một số trường hợp.

Liều dùng thông thường cho trẻ em nhiễm HIV:

4 tuần tuổi đến dưới 18 tuổi:

Đường uống:

Dựa vào cân nặng cơ thể:

4 đến dưới 9 kg: 12 mg/kg uống mỗi ngày 2 lần hoặc 8 mg/kg mỗi ngày 3 lần.

9 đến dưới 30 kg: 9 mg/kg mỗi ngày 2 lần hoặc 6 mg/kg uống mỗi ngày 3 lần.

30 kg trở lên: 300 mg uống mỗi ngày 2 lần hoặc 200 mg uống mỗi ngày 3 lần.

Dựa vào diện tích bề mặt cơ thể: 240 mg/m2 (tối đa: 300 mg/liều) uống mỗi ngày 2 lần hoặc 160 mg/m2 (tối đa: 200 mg/liều) uống mỗi ngày 3 lần.

Liều lượng tính theo cân nặng cơ thể có thể không giống như liều lượng tính theo diện tích bề mặt cơ thể trong một số trường hợp.

Bảng điều trị ARV và kiểm soát y khoa khuyến cáo cho trẻ em bị nhiễm HIV:

Trẻ sơ sinh thiếu tháng (thai dưới 35 tuần tuổi):

Đường uống: uống 2 mg/kg cách mỗi 12 giờ.

Tiêm tĩnh mạch: tiêm 1,5 mg/kg (trong hơn 30 phút) cách mỗi 12 giờ.

Nên tăng tần suất dùng thuốc đến mỗi 8 giờ ở trẻ sơ sinh được 4 tuần tuổi nhỏ hơn thai nhi 30 tuần tuổi lúc sinh ra và ở trẻ sơ sinh được 2 tuần tuổi nhỏ hơn thai nhi 30 đến dưới 35 tuần tuổi lúc sinh ra.

Trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ nhỏ dưới 6 tuần:

Đường uống: uống 2 mg/kg mỗi 6 giờ.

Tiêm tĩnh mạch: tiêm 1,5 mg/kg (trong hơn 30 phút) cách mỗi 6 giờ.

6 tuần tuổi đến dưới 18 tuổi:

Đường uống:

Dựa vào cân nặng cơ thể:

4 đến dưới 9 kg: 12 mg/kg uống mỗi ngày 2 lần.

9 đến dưới 30 kg: 20 mg/kg uống mỗi ngày 2 lần.

30 kg trở lên: uống 300mg mỗi ngày 2 lần.

Căn cứ vào diện tích bề mặt cơ thể: uống 180-240 mg/m2 mỗi 12 giờ hoặc 160 mg/m2 mỗi 8 giờ.

Liều dùng thông thường cho trẻ em để giảm lây truyền nhiễm HIV trong thai kỳ:

Trẻ sơ sinh:

Đường uống: uống 2 mg/kg mỗi 6 giờ.

Tiêm tĩnh mạch: tiêm 1,5 mg/kg (trong hơn 30 phút) cách mỗi 6 giờ.

Liều dùng cho trẻ sơ sinh nên bắt đầu trong vòng 12 giờ sau khi sinh và tiếp tục cho đến khi trẻ được 6 tuần tuổi. Tiêm tĩnh mạch zidovudine có thể được chỉ định cho trẻ sơ sinh không thể dùng thuốc theo đường uống.

Bảng điều trị ARV và kiểm soát y khoa khuyến cáo cho trẻ em bị nhiễm HIV:

Trẻ sơ sinh thiếu tháng (thai dưới 35 tuần tuổi):

Đường uống: uống 2 mg/kg mỗi 12 giờ.

Tiêm tĩnh mạch: tiêm 1,5 mg/kg (trong hơn 30 phút) cách mỗi 12 giờ.

Nên tăng tần suất dùng đến mỗi 8 giờ ở trẻ sơ sinh được 4 tuần tuổi nhỏ hơn thai nhi 30 tuần tuổi lúc sinh ra và ở trẻ sơ sinh được 2 tuần tuổi nhỏ hơn thai nhi 30 đến dưới 35 tuần tuổi lúc sinh ra.

Trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ nhỏ dưới 6 tuần (thai nhi từ 35 tuần tuổi hoặc hơn):

Đường uống: 4 mg/kg uống mỗi ngày 2 lần.

Tiêm tĩnh mạch: tiêm 1,5 mg/kg (trong hơn 30 phút) cách mỗi 6 giờ.

Zidovudine nên được bắt đầu dùng ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt, tốt nhất nên dùng trong vòng 6-12 giờ sau khi sinh và tiếp tục đến 6 tuần tuổi. Tiêm tĩnh mạch zidovudine có thể dùng cho trẻ sơ sinh không dung nạp được với các thuốc uống.

Điều trị 6 tuần bổ sung với zidovudine, có thể dùng 3 liều nevirapine trong tuần đầu tiên trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV chưa được điều trị ARV trước sinh. Phác đồ cho trẻ sơ sinh (thuốc uống zidovudine kết hợp với nevirapine) nên được bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi sinh.

 Zidovudine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén 300 mg;
  • Viên nang 100 mg;
  • Siro 10 mg/mL;
  • Dung dịch tiêm 10 mg/mL.
Thận trọng khi dùng Zidovudine

Khi quyết định sử dụng một loại thuốc, phải cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích khi dùng thuốc. Bạn và bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra quyết định. Đối với thuốc này, có những điều cần được xem xét như sau:

Dị ứng

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng bị bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc khác. Nói với bác sĩ nếu bạn bị bất kỳ bệnh dị ứng khác, chẳng hạn như dị ứng các loại thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với sản phẩm không kê toa, đọc kỹ thành phần thuốc được ghi trên nhãn hoặc bao bì.

Trẻ em

Không có thông tin về mối quan hệ giữa tuổi tác với tác động của thuốc tiêm zidovudine ở trẻ em. Sự an toàn và hiệu quả chưa được chứng minh.

Người cao tuổi

Các nghiên cứu tương thích gần đây chưa chỉ ra các vấn đề lão khoa sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tiêm zidovudine. Tuy nhiên, người cao tuổi có nhiều khả năng mắc các vấn đề về gan, thận, hoặc tim liên quan đến tuổi tác nên cần thận trọng và điều chỉnh liều dùng ở những bệnh nhân được tiêm zidovudine.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc của Zidovudine

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Không nên sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau. Bác sĩ có thể không điều trị cho bạn bằng thuốc này hoặc thay đổi một số các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.

  • Amifampridine.

Thường không khuyến cáo dùng thuốc này đối với bất kỳ các thuốc sau đây, nhưng có thể cần dùng trong một số trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê đơn cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều dùng hoặc tần suấ dùng thuốc của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Clarithromycin;
  • Dapsone;
  • Doxorubicin;
  • Doxorubicin hydrochloride liposome;
  • Flucytosine;
  • Ganciclovir;
  • Interferon alfa;
  • Pyrazinamide;
  • Pyrimethamine;
  • Ribavirin;
  • Stavudine;
  • Teriflunomide;
  • Vinblastine;
  • Vincristine;
  • Vincristine sulfate liposome.

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gia tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng việc điều trị với hai loại thuốc này có thể là hướng tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê đơn cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều dùng hoặc tần suất dùng thuốc của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Acetaminophen;
  • Fluconazole;
  • Interferon beta-1a;
  • Methadone;
  • Nelfinavir;
  • Probenecid;
  • Rifabutin;
  • Rifampin;
  • Rifapentine;
  • Tipranavir;
  • Axit valproic.

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Vấn đề về máu (ví dụ, thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, hoặc giảm toàn thể huyết cầu);
  • Vấn đề về xương tủy;
  • Rối loạn cơ – hãy dùng thuốc thận trọng vì có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn;
  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan – tác dụng của thuốc có thể tăng do đào thải thuốc tiêm zidovudine ra khỏi cơ thể chậm hơn.
Tác dụng phụ của Zidovudine

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Thuốc này có thể gây nhiễm toan axit lactic (sự gia tăng axit lactic trong cơ thể có thể gây tử vong). Nhiễm axit lactic có thể bắt đầu từ từ và trở nên nặng hơn theo thời gian. Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng nhiễm toan axit lactic dù ở mức nhẹ, chẳng hạn như: đau cơ hay yếu cơ, cảm giác tê hoặc lạnh tay và chân, khó thở, đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, nhịp tim nhanh hoặc không đều, chóng mặt, hoặc cảm thấy rất yếu hoặc mệt mỏi.

Ngưng dùng zidovudine và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Đau cơ nghiêm trọng;
  • Có dấu hiệu của nhiễm trùng mới như sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm, lở loét trong miệng và cổ họng;
  • Da nhợt nhạt, cảm giác mê sảng, nhịp tim nhanh, khó tập trung;
  • Dễ bị bầm tím, chảy máu bất thường (ở mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), có đốm nhỏ màu tím hoặc đỏ dưới da;
  • Tăng tiết mồ hôi, run tay, lo lắng, cảm giác khó chịu, khó ngủ (mất ngủ);
  • Tiêu chảy, sụt cân không có lý do, thay đổi kinh nguyệt, bất lực, mất hứng thú trong quan hệ tình dục;
  • Sưng ở cổ hoặc cổ họng (bướu cổ);
  • Gặp khó khăn khi đi đứng, hô hấp, nói chuyện, nuốt hoặc cử động mắt;
  • Cảm giác suy nhược hoặc đau nhói ở ngón tay hoặc ngón chân;
  • Đau nghiêm trọng ở vùng lưng dưới, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột;
  • Vấn đề về gan với các triệu chứng bao gồm đau ở vùng bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân có màu đất sét, vàng da (hoặc mắt);
  • Viêm tụy ới các triệu chứng bao gồm đau dữ dội ở vùng bụng trên lan sang lưng, buồn nôn và nôn mửa, nhịp tim nhanh;
  • Dị ứng da nghiêm trọng với các triệu chứng bao gồm sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, rát mắt, đau da, kèm phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc phần trên cơ thể ) và dẫn tới phồng rộp và bong tróc.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Khỏ ngủ (mất ngủ);
  • Buồn nôn nhẹ, táo bón;
  • Đau khớp;
  • Đau đầu;
  • Thay đổi hình dạng hoặc vị trí mỡ trong cơ thể (đặc biệt là ở cánh tay, chân, mặt, cổ, ngực, và thân).

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.