- Nhiễm trùng tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm amidan, viêm thực quản, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang. - Nhiễm trùng đường niệu - sinh dục: viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm cổ tử cung, viêm cổ âm đạo, viêm vòi tử cung đặc biệt do nhiễm Chlamydia. - Nhiễm trùng da và mô mềm: viêm nang, nhọt, nhọt độc, chốc lở, bệnh mủ da, chứng viêm da do nhiễm trùng, viêm quầng, loét do nhiễm trùng. - Nhiễm trùng răng miệng.
Cách dùng Makrodex
- Người lớn: 150 mg x 2 lần/ngày hoặc 300 mg x 1 lần/ngày. Nên kéo dài ít nhất 2 ngày sau khi giảm triệu chứng, ít nhất 10 ngày trong trường hợp nhiễm Streptoccoci, viêm đường niệu, viêm âm đạo - cổ tử cung. Điều trị tối đa 4 tuần. - Trẻ em: 5-7,5 mg/kg/ngày.
Chống chỉ định với Makrodex
Quá mẫn với thành phần thuốc. Không dùng chung với ergotamin.
Tương tác thuốc của Makrodex
Disopyramide, Digoxin, Midazolam, Terfenadine.
Tác dụng phụ của Makrodex
Nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày.
Đề phòng khi dùng Makrodex
Biểu hiện tiêu hóa : buồn nôn, mửa, đau dạ dày, tiêu chảy. Dị ứng ngoài da: phát ban, mề đay, phù mạch. Khi dùng liều cao, lượng transaminase tăng tạm thời, hiếm gặp ca gây viêm gan ứ mật. Cảm giác chóng mặt, nhức đầu, dị cảm. Hiếm gặp trường hợp gây phản ứng quá mẫn nặng (phù Quincke, phản ứng dạng phản vệ).
Dùng Makrodex theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Roxithromycin
Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Roxithromycin
Dược lực của Roxithromycin
Roxithromycine là một kháng sinh bán tổng hợp thuộc họ macrolide.
Dược động học của Roxithromycin
Roxithromycin thâm nhập tốt vào các tế bào và các khoang của cơ thể. Đặc biệt thuốc đạt nồng độ cao ở phổi, amidan, xoang, tuyến tiền liệt, tử cung. Roxithromycin không vượt qua hàng rào máu não. Vì roxithromycin thải trừ chủ yếu qua chuyển hoá ở gan và các chất chuyển hoá thải qua mật và phân, nên có thể sử dụng liều bình thường cho người thiểu năng thận.
Tác dụng của Roxithromycin
Phổ kháng khuẩn: - Các loại thường nhạy cảm (CMI ≤ 1 mg/l): Bordetella pertussis, Borrelia burgdorferi, Branhamella catarrhalis, Campylobacter coli, Campylobacter jejuni, Chlamydia trachomatis, psittaci và pneumoniae, Clostridium perfringens, Corynebacterium diphteriae, Enterococcus, Gardnerella vaginalis, Helicobacter pylori, Legionella pneumophila, Listeria monocytogenes, Meti-S Staphylococcus, Mobiluncus, Mycoplasma pneumoniae, Neisseria meningitidis, Pasteurella multocida, Peptostreptococcus, Porphyromonas, Propionibacterium acnes, Rhodococcus equi, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus spp. - Các loại nhạy cảm trung bình (1mg/l ≤ CMI ≤ 4mg/l: Haemophilus influenzae, Ureaplasma urealyticum, Vibrio cholerae. - Các loại đề kháng (CMI > 4mg/l): Acinetobacter spp. Bacteroides fragilis, Enterobacteriaceae, Fusobacterium, Meti-R Staphylococcus (S. aureus và coagulase âm tính), Mycoplasma hominis, Nocardia, Pseudomonas spp.
Chỉ định khi dùng Roxithromycin
Nhiễm trùng do chủng được xác định là có nhạy cảm với kháng sinh, chủ yếu trong: - Nhiễm trùng đường hô hấp trên: viêm họng, viêm amidan, viêm xoang. - Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: viêm phổi, viêm phế quản, bệnh phế quản kinh niên bội nhiễm, viêm phổi không điển hình. - Nhiễm trùng da và mô mềm. - Nhiễm trùng cơ quan sinh dục không do lậu cầu: viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung-âm đạo. - Nhiễm trùng răng miệng.
Cách dùng Roxithromycin
Dùng thuốc trước các bữa ăn, chia làm 2lần/ngày. Người lớn: 300mg/ngày: 1 viên 150mg sáng và tối. Trẻ em : 5-8mg/kg/ngày, chia làm 2 lần. Ở trẻ em, điều trị tối đa trong 10 ngày.
Thận trọng khi dùng Roxithromycin
Chú ý đề phòng: Khi dùng kháng sinh macrolide kết hợp với các alcaloid gây co mạch của nấm cựa gà, co mạch ở các đầu chi có thể dẫn đến hoại tử đã được ghi nhận. Trước khi kê toa Roxithromycin phải chắc là bệnh nhân không đang dùng các alcaloid này. Thận trọng lúc dùng: Thận trọng trong trường hợp suy gan nặng: giảm nửa liều nếu cần phải dùng Roxithromycin. Trường hợp suy thận, người già: không cần điều chỉnh liều. Cảnh giác các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông và sử dụng máy móc về nguy cơ gây chóng mặt của thuốc. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Lúc có thai: Không có tác dụng sinh quái thai ở động vật. Ở người, sự an toàn đối với thai nhi chưa được xác định. Lúc nuôi con bú: Bài tiết yếu qua sữa mẹ. Không dùng thuốc khi mẹ cho con bú hoặc ngưng cho con bú.
Chống chỉ định với Roxithromycin
Quá mẫn với nhóm macrolide. Không dùng chung với các alcalọde gây co mạch của nấm cựa gà (ergotamine và dihydroergotamine).
Tương tác thuốc của Roxithromycin
Chống chỉ định phối hợp: các alcaloides gây co mạch của nấm cựa gà (ergotamine, dihydroergotamine). Không nên phối hợp: terfenadine, astemizole, cisapride, pimozide. Thận trọng khi phối hợp: chất đối kháng vitamine K, disopyramide, digoxine và các glycosides khác. Lưu ý khi phối hợp: midazolam, theophylline, ciclosporine A.
Tác dụng phụ của Roxithromycin
Biểu hiện tiêu hóa : buồn nôn, mửa, đau dạ dày, tiêu chảy. Dị ứng ngoài da: phát ban, mề đay, phù mạch. Khi dùng liều cao, lượng transaminase tăng tạm thời, hiếm gặp ca gây viêm gan ứ mật. Cảm giác chóng mặt, nhức đầu, dị cảm. Hiếm gặp trường hợp gây phản ứng quá mẫn nặng (phù Quincke, phản ứng dạng phản vệ).
Quá liều khi dùng Roxithromycin
Không có thuốc giải độc. Rửa dạ dày. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
Đề phòng khi dùng Roxithromycin
Biểu hiện tiêu hóa : buồn nôn, mửa, đau dạ dày, tiêu chảy. Dị ứng ngoài da: phát ban, mề đay, phù mạch. Khi dùng liều cao, lượng transaminase tăng tạm thời, hiếm gặp ca gây viêm gan ứ mật. Cảm giác chóng mặt, nhức đầu, dị cảm. Hiếm gặp trường hợp gây phản ứng quá mẫn nặng (phù Quincke, phản ứng dạng phản vệ).