Midoxime 1g

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Cefepim (dưới dạng Cefepim hydroclorid) 1g
Dạng bào chế
Thuốc bột pha tiêm
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ loại dung tích 20 ml
Sản xuất
Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân - VIỆT NAM
Đăng ký
Công ty cổ phần dược phẩm Minh Dân - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-31135-18
Chỉ định khi dùng Midoxime 1g
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, đường tiểu, da & cấu trúc da, khoang bụng, đường mật, phụ khoa, nhiễm khuẩn huyết.
- Chứng sốt giảm bạch cầu.
- Viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em.
Cách dùng Midoxime 1g
Thời gian điều trị: 7 - 10 ngày:
- Người lớn & trẻ > 40 kg:
+ Nhiễm khuẩn nhẹ - trung bình: 0,5 - 1 g/12 giờ, tiêm IV/IM.
+ Nhiễm khuẩn nặng: 2 g/12 giờ, tiêm IV.
+ Nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: 2 g/8 giờ, tiêm IV.
- Trẻ =- Trẻ > 2 tháng tuổi: 30 mg/kg mỗi 8 - 12 giờ. Liều dùng cho trẻ em không được vượt quá liều khyến cáo dùng cho người lớn.
- Chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận có ClCr > 50 mL/phút.
Chống chỉ định với Midoxime 1g
Quá mẫn với cefepime hoặc kháng sinh nhóm cephalosporin, penicillin hay b-lactam khác.
Tác dụng phụ của Midoxime 1g
- Nổi mẩn, ngứa, mề đay, buồn nôn, nôn, nhiễm Candida miệng, tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc, viêm tại chỗ tiêm truyền, nhức đầu, sốt, viêm âm đạo, ban đỏ, đau bụng, táo bón, giãn mạch, khó thở, choáng váng, dị cảm, ngứa ở đường sinh dục, xáo trộn vị giác.
- Rất hiếm: lạnh run, phản vệ & co giật.
Đề phòng khi dùng Midoxime 1g
- Có biểu hiện dị ứng đặc biệt là với thuốc.
- Người Suy thận, phụ nữ có thai & cho con bú, trẻ > 2 tháng tuổi không dùng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Cefepim

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Cefepim 1gam
Tác dụng của Cefepim
Cefepime là một kháng sinh thuộc họ betalactamin, nhóm cephalosporin thế hệ thứ tư.
Hoạt tính kháng khuẩn:
- Các loài thường nhạy cảm (CMI ≤ 4mg/l):
Trên 90% các chủng của loài nhạy cảm với kháng sinh (S).
Escherichia coli, Salmonella, Shigella, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Morganella morganii; Providencia, Citrobacter diversus, Citrobacter freundii*, Klebsiella oxytoca, Serratia, enterobacter; streptocoques, Streptococcus pneumoniae nhạy với penicillin; Haemophilus influenzae, Neisseria, Branhamella catarrhalis; Peptostreptococcus, Clostridium perfringens; staphylocoques nhạy với méticilline.
- Các loài nhạy cảm trung bình:
Kháng sinh có tác động trung bình in vitro. Có thể thấy các kết quả lâm sàng tốt khi nồng độ kháng sinh tại nơi bị nhiễm trùng cao hơn nồng độ ức chế tối thiểu CMI.
Pseudomonas aeruginosa.
- Các loài đề kháng (CMI > 32mg/l):
Ít nhất 50% các chủng của loài đề kháng với kháng sinh (R).
Entérocoques, Listeria, staphylocoques kháng méticilline; Pseudomonas cepacia, Xanthomonas maltophilia; Clostridium difficile, vi khuẩn kỵ khí Gram (-).
- Các loài nhạy cảm không ổn định:
Tỷ lệ các chủng nhạy cảm với kháng sinh không ổn định. Do đó cần làm kháng sinh đồ để kết luận tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh.
Klebsiella pneumoniae; Streptococcus pneumoniae giảm nhạy cảm hoặc đề kháng với penicillin; Acinetobacter baumannii.
Ghi chú: một vài loài vi khuẩn không được liệt kê trong phổ kháng khuẩn ở trên do không có chỉ định lâm sàng.
Ở Pháp, năm 1995 có 30-40% pneumocoques giảm nhạy cảm với penicillin (CMI > 0,12mg/lít). Việc giảm nhạy cảm này có thể ảnh hưởng đến tất cả các bêta-lactamin ở những mức độ khác nhau và cần phải được lưu ý khi điều trị viêm màng não do tầm quan trọng của bệnh và trong điều trị viêm tai giữa cấp do trong trường hợp này tần suất các chủng giảm nhạy cảm có thể vượt quá 50%.
Chỉ định khi dùng Cefepim
Các chỉ định điều trị của thuốc dựa trên hoạt tính kháng khuẩn và các tính chất dược động của cefepime. Người lớn: nhiễm khuẩn huyết và du khuẩn huyết, các nhiễm trùng đường hô hấp dưới mắc phải tại cộng đồng và viêm phổi nặng, các nhiễm trùng đường tiểu có và không có biến chứng, các đợt sốt ở những bệnh nhân bị giảm bạch cầu đa nhân trung tính và nhiễm trùng đường mật. Trẻ em: Viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu có hoặc không có biến chứng, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da, nhiễm khuẩn huyết, sốt giảm bạch cầu và viêm màng não.
Cách dùng Cefepim
Cefepime 1g có thể được dùng bằng đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu.
Ðường tĩnh mạch:
Cefepime có thể được pha trong nước cất pha tiêm hay trong các dung môi pha tiêm tương hợp khác.
Thể tích cần phải pha trước khi sử dụng:
Lọ 1g IM: Thể tích dung môi cần thêm vào: 3ml; Thể tích xấp xỉ sau khi pha: 4,4ml; Nồng độ xấp xỉ: 240mg/ml
Lọ 1 g IV: Thể tích dung môi cần thêm vào: 10ml; Thể tích xấp xỉ sau khi pha: 11,4ml; Nồng độ xấp xỉ: 90mg/ml
Lọ 1 g IV: Thể tích dung môi cần thêm vào: 50-100ml; Thể tích xấp xỉ sau khi pha: 50-100ml; Nồng độ xấp xỉ: 20-10mg/ml
Các dung dịch sau khi pha mục đích để tiêm tĩnh mạch có thể được dùng trực tiếp bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm (3-5 phút) hoặc tiêm vào bộ ống của dịch truyền hoặc tiêm trực tiếp vào dịch truyền.
Ðường tiêm bắp:
Pha Cefepime 1g trong nước cất pha tiêm hoặc trong dung dịch lidocain hydrochloride 0,5% hoặc 1%.
Tương hợp:
Cefepime có thể pha với các dung môi và dung dịch sau: natri chloride 0,9% (có hoặc không có phối hợp với glucose 5%), glucose 5% hoặc 10%, dung dịch Ringer (có hoặc không có phối hợp với glucose 5%), sodium lactate M/6.
Cefepime có thể được sử dụng đồng thời với các kháng sinh khác với điều kiện là không được pha chung trong cùng ống tiêm, trong cùng một dịch truyền hay tiêm cùng một vị trí.
Như với các cephalosporin khác, dung dịch sau khi pha có thể có màu vàng hổ phách, điều này không có nghĩa là thuốc mất hoạt tính.
Thận trọng khi dùng Cefepim
Nếu xảy ra các biểu hiện dị ứng phải ngưng ngay việc điều trị.
Phải hỏi thăm bệnh sử trước khi kê toa cephalosporin. Có từ 5 đến 10% trường hợp xảy ra dị ứng chéo giữa nhóm penicillin và nhóm cephalosporin:
- Phải thật thận trọng khi dùng cephalosporin cho bệnh nhân bị nhạy cảm với penicillin; cần theo dõi y khoa chặt chẽ ngay trong lần sử dụng đầu tiên;
- Tuyệt đối không chỉ định cephalosporin cho bệnh nhân đã có tiền sử dị ứng với cephalosporin kiểu phản ứng tức thì. Trong trường hợp có nghi ngờ, thầy thuốc cần phải túc trực bên cạnh bệnh nhân trong lần dùng thuốc đầu tiên để xử lý tai biến phản vệ nếu có.
Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy thì có thể là triệu chứng, tuy nhiên hiếm khi xảy ra, của viêm đại tràng có giả mạc, cần phải được chẩn đoán bằng soi đại tràng. Tai biến này hiếm xảy ra với cephalosporin, tuy nhiên nếu đã xảy ra thì phải ngưng ngay thuốc và cho dùng liệu pháp kháng sinh chuyên biệt thích hợp (vancomycin). Trong trường hợp này, tuyệt đối tránh dùng những thuốc làm ứ đọng phân.
Ảnh hưởng đối với các xét nghiệm cận lâm sàng:
Test Coombs cho kết quả dương tính, không rõ có tán huyết hay không, đã được mô tả ở những bệnh nhân được điều trị bằng cefepime hai lần mỗi ngày.
Phản ứng dương tính giả có thể xảy ra khi làm xét nghiệm tìm đường niệu, nên dùng phương pháp định lượng sử dụng glucose-oxydase.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Lúc có thai:
Sự dung nạp của cefepime chưa được nghiên cứu trên phụ nữ có thai.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật, đã ghi nhận rằng khi cho dùng liều hàng ngày cao gấp 8-10 lần liều dùng cho người vẫn không gây tác dụng có hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho sự sinh sản, sự phát triển của phôi hay của bào thai, thời gian mang thai, sự phát triển của thai nhi trong và sau khi sinh.
Chỉ sử dụng cefepime trong thời gian mang thai khi mà lợi ích điều trị cao hơn những nguy cơ có thể xảy ra.
Lúc nuôi con bú:
Cefepime được bài tiết một lượng rất nhỏ qua sữa mẹ. Do đó cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú.
Chống chỉ định với Cefepim
Dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin hay với L-Arginine.
Tương tác thuốc của Cefepim
Những vấn đề đặc biệt liên quan đến mất cân bằng chỉ số INR (International Normalized Ratio):
Nhiều trường hợp tăng hoạt tính của thuốc chống đông dạng uống được báo cáo ở những bệnh nhân có dùng kháng sinh. Tình trạng nhiễm trùng hay bị viêm nặng, tuổi tác và tổng trạng của bệnh nhân dường như là những yếu tố nguy cơ. Trong những trường hợp này, dường như khó có thể tách rời giữa bệnh lý nhiễm trùng và việc điều trị với khả năng xảy ra mất cân bằng chỉ số INR. Tuy nhiên, một số nhóm kháng sinh có liên quan nhiều hơn, nhất là các fluoroquinolones, macrolides, cyclines, cotrimoxazole và một số cephalosporines.
TƯƠNG KỴ
Do không có các nghiên cứu chuyên biệt, không được trộn chung với các thuốc khác trong cùng ống tiêm hay dịch truyền.
Tác dụng phụ của Cefepim
Thường gặp nhất: tiêu chảy, phát ban.
Hiếm gặp hơn:
- Dị ứng: ngứa, mề đay, sốt;
- Đường tiêu hóa: buồn nôn, nôn, nấm miệng;
- Tại chỗ: viêm tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi tiêm tĩnh mạch; đau và viêm tại điểm tiêm;
- Thần kinh cảm giác: nhức đầu, dị cảm.
Rất hiếm gặp: phản vệ, hạ huyết áp, giãn mạch, đau bụng, viêm đại tràng, viêm đại tràng có giả mạc, loét ở miệng, phù, đau khớp, lú lẫn, cảm giác chóng mặt, co giật, thay đổi vị giác, ù tai, viêm âm đạo.
Các bất thường sinh học, mức độ trung bình và thoáng qua, đã được ghi nhận: tăng cao bạch cầu ưa eosin, tăng transaminase (ASAT-ALAT), tăng thời gian prothrombine và thời gian cephalin được kích hoạt và giảm phosphore huyết. Một vài trường hợp rất hiếm giảm bạch cầu và mất bạch cầu hạt cũng được ghi nhận.
Quá liều khi dùng Cefepim
Nồng độ của cefepime trong huyết tương có thể được giảm bằng cách lọc máu hay thẩm phân phúc mạc.
Bảo quản Cefepim
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh sáng.
Sau khi pha: dung dịch có thể được bảo quản trong vòng 18 giờ ở nhiệt độ phòng và trong vòng 7 ngày ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C (trong tủ lạnh).