Opsil A

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Antazoline, Tetrahydrozoline
Dạng bào chế
Dung dịch nhỏ mắt
Dạng đóng gói
Hộp 1 Lọ 10ml
Hàm lượng
10ml
Sản xuất
Silom Medical Co., Ltd - THÁI LAN
Đăng ký
S.I.A. (Tenamyd Canada)., Ltd
Số đăng ký
VN-6009-01
Chỉ định khi dùng Opsil A
Viêm kết mạc kích ứng không do nhiễm trùng, viêm kết mạc do dị ứng & viêm kết mạc mùa xuân.
Cách dùng Opsil A
Nhỏ mắt 1 giọt mỗi 3 giờ trong giai đoạn cấp tính. Ðiều trị duy trì: nhỏ mắt 1 giọt x 2-3 lần/ngày. Trẻ em 1- 2 giọt/ngày.
Chống chỉ định với Opsil A
Khi được dùng như đã chỉ dẫn, nói chung các thuốc làm giảm xung huyết mắt không gây tác dụng phụ ở mắt hoặc toàn thân. Trong thực tế, rất hiếm khi có tác dụng phụ toàn thân sau khi nhỏ tại chỗ thuốc làm giảm sung huyết mắt. Tuy nhiên, dùng quá mức và/hoặc dùng kéo dài có thể gây sung huyết kết mạc hồi ứng. Những bệnh nhân có tác dụng hồi ứng rõ rệt cần được đưa đến cơ sở chuyên khoa mắt để chẩn đoán phân biệt và chữa trị. Sung huyết hồi ứng dường như ít có khả năng xảy ra khi nhỏ mắt bằng tetrahydrozoline so với khi dùng oxymetazoline.
Tương tác thuốc của Opsil A
Không dùng đồng thời với các thuốc IMAO, thuốc chống trầm cảm 3 vòng (sau khi ngừng thuốc này 10 ngày mới có thể dùng Spersallerg).
Tác dụng phụ của Opsil A
Cảm giác xốn nhẹ thoáng qua sau khi nhỏ thuốc, có thể có sung huyết phản ứng khi ngừng điều trị.
Đề phòng khi dùng Opsil A
Tham khảo ý kiến của Bác sĩ khi điều trị kéo dài > 2- 3 ngày. Viêm mũi khô. Tiểu đường, bệnh tim nặng, cao huyết áp, cường giáp, u tủy thượng thận. Có thể che dấu tình trạng nhiễm trùng mắt. Không nên đeo kính áp tròng trong lúc nhỏ thuốc. Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Tetrahydrozoline

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Tetrahydrozoline hydrochloride
Chỉ định khi dùng Tetrahydrozoline
Tetrahydrozoline là một dung dịch nhỏ mắt làm giảm sung huyết để làm giảm các triệu chứng phù kết mạc và sung huyết thứ phát đối với các trường hợp dị ứng và kích thích nhẹ ở mắt.
Tetrahydrozoline là một chất giống giao cảm, làm giảm sung huyết do sự co mạch. Mắt đỏ nhanh chóng trở thành trắng do chất co mạch có hiệu quả này, là chất làm hạn chế đáp ứng mạch tại chỗ bằng cách co các mạch máu nhỏ. Tác dụng có lợi của tetrahydrozoline còn bao gồm việc cải thiện sưng tấy, kích thích, ngứa, đau và chảy nước mắt quá mức.
Cách dùng Tetrahydrozoline
Ðường dùng: Dùng để nhỏ mắt.
Nhỏ vào mắt bệnh 1-2 giọt, 2-3 lần/ngày. Tháo kính sát tròng ra trước khi dùng.
Thận trọng khi dùng Tetrahydrozoline
Dùng thận trọng trong trường hợp cao huyết áp, đái đường, cường giáp, bất thường về tim mạch (như bệnh động mạch vành do cao huyết áp, xơ cứng động mạch não), nhiễm khuẩn hoặc bị tổn thương. Sung huyết hồi ứng có thể xảy ra khi dùng kéo dài chất co mạch ở mắt.
Tháo kính sát tròng ra trước khi dùng.
Dùng quá nhiều thuốc này có thể làm đỏ mắt tăng lên.
Ðể tránh nhiễm bẩn thuốc, không được chạm vào chóp lọ nhỏ vào bề mặt của mắt. Nếu mắt bị đau, thị lực thay đổi, kích ứng mắt/đỏ mắt kéo dài, hoặc nếu tình trạng xấu đi hoặc vẫn còn trên 72 giờ phải chẩn đoán lại bệnh.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Các nghiên cứu về sinh sản ở động vật chưa được thực hiện với tetrahydrozoline.
Chưa rõ thuốc này có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Vì có nhiều thuốc được bài tiết qua sữa mẹ, cần thận trọng khi dùng tetrahydrozoline ở phụ nữ cho con bú.
Chống chỉ định với Tetrahydrozoline
Chống chỉ định dùng Tetrahydrozoline ở những người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc và bệnh nhân bị glaucoma góc hẹp.
Tương tác thuốc của Tetrahydrozoline
Không nên dùng Tetrahydrozoline hydrochloride ở bệnh nhân đang điều trị các chất ức chế monoamine oxydase (IMAO).
Tác dụng phụ của Tetrahydrozoline
Khi được dùng như đã chỉ dẫn, nói chung các thuốc làm giảm xung huyết mắt không gây tác dụng phụ ở mắt hoặc toàn thân. Trong thực tế, rất hiếm khi có tác dụng phụ toàn thân sau khi nhỏ tại chỗ thuốc làm giảm sung huyết mắt. Tuy nhiên, dùng quá mức và/hoặc dùng kéo dài có thể gây sung huyết kết mạc hồi ứng. Những bệnh nhân có tác dụng hồi ứng rõ rệt cần được đưa đến cơ sở chuyên khoa mắt để chẩn đoán phân biệt và chữa trị. Sung huyết hồi ứng dường như ít có khả năng xảy ra khi nhỏ mắt bằng tetrahydrozoline so với khi dùng oxymetazoline.
Quá liều khi dùng Tetrahydrozoline
Bảo quản ở 20-30 độ C trong lọ kín ở nơi mát và khô ráo.