Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Tetrahydrozoline
Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Tetrahydrozoline hydrochloride
Chỉ định khi dùng Tetrahydrozoline
Tetrahydrozoline là một dung dịch nhỏ mắt làm giảm sung huyết để làm giảm các triệu chứng phù kết mạc và sung huyết thứ phát đối với các trường hợp dị ứng và kích thích nhẹ ở mắt. Tetrahydrozoline là một chất giống giao cảm, làm giảm sung huyết do sự co mạch. Mắt đỏ nhanh chóng trở thành trắng do chất co mạch có hiệu quả này, là chất làm hạn chế đáp ứng mạch tại chỗ bằng cách co các mạch máu nhỏ. Tác dụng có lợi của tetrahydrozoline còn bao gồm việc cải thiện sưng tấy, kích thích, ngứa, đau và chảy nước mắt quá mức.
Cách dùng Tetrahydrozoline
Ðường dùng: Dùng để nhỏ mắt. Nhỏ vào mắt bệnh 1-2 giọt, 2-3 lần/ngày. Tháo kính sát tròng ra trước khi dùng.
Thận trọng khi dùng Tetrahydrozoline
Dùng thận trọng trong trường hợp cao huyết áp, đái đường, cường giáp, bất thường về tim mạch (như bệnh động mạch vành do cao huyết áp, xơ cứng động mạch não), nhiễm khuẩn hoặc bị tổn thương. Sung huyết hồi ứng có thể xảy ra khi dùng kéo dài chất co mạch ở mắt. Tháo kính sát tròng ra trước khi dùng. Dùng quá nhiều thuốc này có thể làm đỏ mắt tăng lên. Ðể tránh nhiễm bẩn thuốc, không được chạm vào chóp lọ nhỏ vào bề mặt của mắt. Nếu mắt bị đau, thị lực thay đổi, kích ứng mắt/đỏ mắt kéo dài, hoặc nếu tình trạng xấu đi hoặc vẫn còn trên 72 giờ phải chẩn đoán lại bệnh. LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ Các nghiên cứu về sinh sản ở động vật chưa được thực hiện với tetrahydrozoline. Chưa rõ thuốc này có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Vì có nhiều thuốc được bài tiết qua sữa mẹ, cần thận trọng khi dùng tetrahydrozoline ở phụ nữ cho con bú.
Chống chỉ định với Tetrahydrozoline
Chống chỉ định dùng Tetrahydrozoline ở những người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc và bệnh nhân bị glaucoma góc hẹp.
Tương tác thuốc của Tetrahydrozoline
Không nên dùng Tetrahydrozoline hydrochloride ở bệnh nhân đang điều trị các chất ức chế monoamine oxydase (IMAO).
Tác dụng phụ của Tetrahydrozoline
Khi được dùng như đã chỉ dẫn, nói chung các thuốc làm giảm xung huyết mắt không gây tác dụng phụ ở mắt hoặc toàn thân. Trong thực tế, rất hiếm khi có tác dụng phụ toàn thân sau khi nhỏ tại chỗ thuốc làm giảm sung huyết mắt. Tuy nhiên, dùng quá mức và/hoặc dùng kéo dài có thể gây sung huyết kết mạc hồi ứng. Những bệnh nhân có tác dụng hồi ứng rõ rệt cần được đưa đến cơ sở chuyên khoa mắt để chẩn đoán phân biệt và chữa trị. Sung huyết hồi ứng dường như ít có khả năng xảy ra khi nhỏ mắt bằng tetrahydrozoline so với khi dùng oxymetazoline.
Quá liều khi dùng Tetrahydrozoline
Bảo quản ở 20-30 độ C trong lọ kín ở nơi mát và khô ráo.
Dùng Tetrahydrozoline theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần cyanocobalamin
Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Cyanocobalamin
Dược lực của Cyanocobalamin
Cyanocobalamin là một trong 2 dạng của vitamin B12 đều có tác dụng tạo máu.
Dược động học của Cyanocobalamin
- Hấp thu: Sau khi uống Cyanocobalamin được hấp thu qua ruột, chủ yếu ở hồi tràng theo 2 cơ chế: cơ chế thụ động khi liều lượng dùng nhiều, và cơ chế tích cực, cho phép hấp thu những liều lượng sinh lý, nhưng cần phải có yếu tố nội tại là glycoprotein do tế bào thành niên mạc dạ dày tiết ra. Mức độ hấp thu khoảng 1% không phụ thuộc vào liều và do đó ngày uống 1 mg sẽ thoả mãn nhu cầu hàng ngày và đủ để điều trị tất cả dạng thiếu vitamin B12. - Phân bố: Sau khi hấp thu, vitamin B12 liên kết với transcobalamin II và được loại nhanh khỏi huyết tương để phân bố ưu tiên vào nhu mô gan. Gan chính là kho dự trữ vitamin B12 cho các mô khác. - Thải trừ: khoảng 3 mcg cobalamin thải trừ vào mật mỗi ngày, trong đó khoảng 50-60% là các dẫn chất của cobalamin không tái hấp thu lại được.
Tác dụng của Cyanocobalamin
Trong cơ thể người, các cobalamin này tạo thành các coenzym hoạt động là methylcobalamin và 5-deoxyadenosylcobalamin rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng. Methylcobalamin rất cần để tạo methionin và dẫn chất là S-adenosylcobalamin từ homocystein. Ngoài ra, khi nồng độ vitamin B12 không đủ sẽ gây ra suy giảm chức năng của một số dạng acid folic cần thiết khác ở trong tế bào. Bất thường huyết học ở các người bệnh thiếu vitamin B12 là do quá trình này. 5-deoxyadenosylcobalamin rất cần cho sự đồng hoá, chuyển L-methylmalonyl CoA thành succinyl CoA. Vitamin B12 rất cần thiết cho tất cả các mô tạo máu, ruột non, tử cung. Thiếu vitamin B12 cũng gây huỷ myelin sợi thần kinh.
Chỉ định khi dùng Cyanocobalamin
Liệu pháp điều trị vitamin, làm liền sẹo; dùng trong: viêm giác mạc, giúp liền sẹo sau ghép giác mạc, tổn thương & bỏng giác mạc, loét giác mạc do chấn thương.
Cách dùng Cyanocobalamin
Thuốc nhỏ mắt: Nhỏ 3-4 giọt/ngày.
Thận trọng khi dùng Cyanocobalamin
Không sử dụng thuốc khi đã mở nắp chai 15 ngày.
Chống chỉ định với Cyanocobalamin
Quá mẫn với thành phần thuốc. Người mang kính sát tròng.
Tác dụng phụ của Cyanocobalamin
Có thể có rát tại chỗ hay phản ứng quá mẫn.
Dùng Cyanocobalamin theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Pyridoxine
Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Pyridoxine hydrochloride
Dược lực của Pyridoxine
Vitamin B6 là loại vitamin tan trong nước thuộc nhóm B.
Dược động học của Pyridoxine
Pyridoxin được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hoá, trừ trường hợp mắc các hội chứng kém hấp thu. Sau khi tiêm hoặc uống, thuốc phần lớn dự trữ ở gan và một phần ở cơ và não. Pyridoxin thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hoá. Lượng đưa vào, nếu vượt quá nhu cầu hàng ngày, phần lớn đào thải dưới dạng không biến đổi.
Tác dụng của Pyridoxine
Vitamin B6 tồn tại dưới 3 dạng: pyridoxal, pyridoxin và pyridoxamin, khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal phosphat và một phần thành pyridoxamin phosphat. Hai chất này hoạt động như coenzym trong chuyển hoá protein, glucid và lipid. Pyridoxin tham gia tổng hợp acid gama - aminobutyric tham gia tổng hợp hemoglobin. Hiếm gặp tình trạng thiếu hụt vitamin B6 ở người, nhưng có thể xảy ra trong trường hợp rối loạn hấp thu, rối loạn chuyển hoá bẩm sinh hoặc rối loạn do thuốc gây nên. Với người bệnh điều trị bằng isoniazid hoặc phụ nữ uống thuốc tránh thai, nhu cầu vitamin B6 hàng ngày nhiều hơn bình thường. Nhiều thuốc tác dụng như các chất đối kháng pyridoxin: isoniazid, cycloserin, penicilamin, hydralazin và các chất có nhóm carbonyl khác có thể kết hợp với vitamin B6 và ức chế chức năng coenzym của vitamin này. Pyridoxin được dùng để điều trị co giật và hoặc hôn mê do ngộ độc isoniazid. Những triệu chứng này được xem là do giảm nồng độ GABA trong hệ thần kinh trung ương, có lẽ do isoniazid ức chế hoạt động của pyridoxal - 5 - phosphat trong não. Pyridoxin cũng được dùng làm thuốc hỗ trợ cho các biện pháp khác trong việc điều trị ngộ độc cấp do nấm thuộc chi Giromitra nhằm trị các tác dụng trên thần kinh (như co giật hôn mê) của chất methylhydrazin, được thuỷ phân từ độc tố gyrometrin có trong các nấm này.
Chỉ định khi dùng Pyridoxine
Phòng và điều trị thiếu hụt vitamin B6: khi thiếu hụt do dinh dưỡng, ít gặp trường hợp thiếu đơn độc một vitamin nhóm B, vì vậy bổ sung vitmain dưới dạng hỗ hợp có hiệu quả hơn dùng đơn lẻ. Tốt nhất vẫn là cải thiện chế độ ăn. Thiếu hụt pyridoxxin có thể dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắt, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da tăng bã nhờn, khô nứt môi. Nhu cầu cơ thể tăng và việc bổ sung vitamin B6, có thể cần thiết trong các trường hợp sau đây: nghiện rượu, bỏng, suy tim sung huyết, sốt kéo dài, cắt bỏ dạ dày, lọc máu, cường tuyến giáp, nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột (như ỉa chảy, viêm ruột), kém hấp thu liên quan đến bệnh gan - mật. Người mang thai có nhu cầu tăng về mọi mặt vitamin. Nên bổ sung bằng chế độ ăn. Một số trường hợp dùng thêm hỗn hợp các vitamin và muối khoáng như người mang thai kém ăn hoặc có nguy cơ thiếu hụt cao (chửa nhiều thai, nghiện hút thuốc lá, rượu, ma tuý). Dùng với lượng quá thừa hỗn hợp các vitamin và muối khoáng có thể có hịa cho mẹ và thai nhi, cần phải tránh.
Cách dùng Pyridoxine
Uống liều 2 mg hàng ngày coi là đủ để bổ sung dinh dưỡng cho người có hấp thu tiêu hoá bình thường. Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nên bổ sung từ 2 - 10 mg mỗi ngày. Để điều trị thiếu hụt pyridoxin ở người lớn, liều uống thường dùng là 2,5 - 10 mg pyridoxin hydroclorid. Sau khi không còn triệu chứng lâm sàng về thiếu hụt, nên dùng hàng ngày trong nhiều tuần, chế phẩm polyvitamin có chứa 2 - 5 mg vitamin B6. Để điều trị thiếu hụt do thuốc gây nên, liều vitamin B6 uống thường dùng là 100 - 200 mg/ngày, trong 3 tuần, sau đó dùng liều dự phòng 25 - 100 mg/ngày. Với phụ nữ uống thuốc tránh thai, liều vitamin B6 thường dùng là 25 - 30 mg/ngày. Để điều trị co giật ở trẻ nhỏ lệ thuộc pyridoxin, nên dùng liều 10 - 100 mg tiêm tĩnh mạch. Co giật thường ngừng sau khi tiêm 2 - 3 phút. Trẻ nhỏ co giật có đáp ứng với pyridoxin thườngphải uống pyridoxin suốt đời với liều 2 - 100 mg/ngày. Để điều trị chứng thiếu máu nguyên bào sắt di truyền, liều uống pyridoxin thường dùng là 200 - 600 mg/ngày. Nếu sau 1 - 2 tháng điều trị, bệnh không chuyển phải xem xét cách điều trị khác. Nếu có đáp ứng, có thể giảm liều pyridoxin xuống còn 30 - 50 mg/ngày. Có thể phải điều trị bằng vitamin này suốt đời để ngăn ngừa thiếu máu ở những người bệnh này. Để phòng thiếu máu hoặc viêm dây thần kinh do thiếu hụt pyridoxin ở người bệnh dùng isoniazid hoặc penicilamin, nên uống vitamin B6 hàng ngày với liều 10 - 50 mg. Để phòng co giật ở người bệnh dùng cycloserin, uống pyridoxin với liều 100 - 300 mg/ngày, chia làm nhiều lần. Để điều trị co giật hoặc hôn mê do ngộ độc isoniazid cấp, dùng 1 liều pyridoxin bằng với lượng isoniazid đã uống, kèm với thuốc chống co giật káhc. Thường tiêm tĩnh mạch 1 - 4 g pyridoxin hydrochlorid sau đó tiêm bắp 1 g, cứ 30 phút một lần cho tới hết liều. Để điều trị quá liều cycloserin, dùng 300 mg pyridoxin hydroclorid với liều 25 mg/kg, một phần ba tiêm bắp, phần còn lại tiêm truyền tĩnh mạch trong 3 giờ. Để điều trị các tác dụng thần kinh do ăn phải nấm thuộc chi Gyromitra, tiêm truyền tĩnh mạch pyridoxin hydroclorid với liều 25 mg/kg trong vòng 15 - 30 phút và lặp lại nếu cần thiết. Tổng liều tối đa mỗi ngày có thể tới 15 - 20 g. Nếu diazepam được dùng phối hợp thì với liều pyridoxin thấp hơn cũng có thể có tác dụng.
Thận trọng khi dùng Pyridoxine
Sau thời gian dài dùng pyridoxxin với liều 200 mg/ngày có thể đã thấy biểu hiện độc tính thần kinh (như bệnh thần kinh ngoại vi nặng và bệnh thần kinh cảm giác nặng). Dùng liều 200 mg mỗi ngày, kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc pyridoxin. Phụ nữ thời kỳ mang thai: liều bổ sung theo nhu cầu hàng ngày không gây hại cho thai nhi, nhưng với liều cao có thể gây hội chứng lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh. Thời kỳ cho con bú: không gây ảnh hưởng gì khi dùng theo nhu cầu hàng ngày. Đã dùgn pyridoxin liều cao (600 mg/ngày, chia 3 lần) để làm tắt sữa, mặc dù thường không hiệu quả.
Chống chỉ định với Pyridoxine
Quá mẫn với pyridoxin.
Tương tác thuốc của Pyridoxine
Pyridoxin làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh parkinson, điều này không xảy ra với chế phẩm là hỗn hợp levodopa - carbidopa hoặc levodopa - benserazid. Liều dùng 200 mg/ngày có thể gaya giảm 40 - 50% nồng độ phenytoin và phenobarbiton trong máu ở một số người bệnh. Pyridoxin có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxin.
Tác dụng phụ của Pyridoxine
Dùng liều 200 mg/ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc, mặc dù vẫn còn để lại ít nhiều di chứng. Hiếm gặp: buồn nôn và nôn.
Bảo quản Pyridoxine
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng.
Dùng Pyridoxine theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần potassium
Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Potassium chloride
Dược động học của Potassium
- Hấp thu: KCl được phóng thích kéo dài trong 6 đến 8 giờ. Nếu làm xét nghiệm quang tuyến vùng bụng, sẽ thấy được viên thuốc do cấu tạo của viên thuốc có một khuôn không tan từ đó phóng thích ra hoạt chất. Viên thuốc sau khi đã phóng thích hết hoạt chất vẫn còn nguyên dạng và được đào thải qua phân, điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng. - Thải trừ: Hoạt chất thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu. Trường hợp bệnh nhân bị suy thận, sự đào thải sẽ giảm và có thể gây tăng kali máu.
Tác dụng của Potassium
Bổ sung kali: Trên phương diện sinh lý, kali máu giảm dưới 3,6mmol/l cho biết rằng cơ thể đang thiếu kali; việc thiếu kali có thể có nguồn gốc: - Do tiêu hóa: tiêu chảy, nôn ói, dùng thuốc nhuận trường kích thích. - Do thận: do tăng bài tiết qua thận, trong trường hợp có bệnh lý ở ống thận, bẩm sinh hoặc khi điều trị bằng thuốc lợi muối niệu, corticoid hay amphotericine B (IV), do dùng quá liều các chất kiềm hay các dẫn xuất của cam thảo. - Do nội tiết: tăng aldosterone nguyên phát (cần phải điều trị nguyên nhân). Việc thiếu kali, về mặt triệu chứng, có thể gây: mỏi mệt ở các cơ, giả liệt, vọp bẻ và thay đổi điện tâm đồ, rối loạn khử cực, tăng kích thích tâm thất. Ion Cl-: cung cấp ion Cl- cho phép điều chỉnh nhiễm toan chuyển hóa thường có liên quan đến giảm kali máu. Hoạt chất thuốc được phóng thích kéo dài làm giảm nguy cơ gây loét của KCl.
Chỉ định khi dùng Potassium
Tăng kali máu, nhất là khi do dùng thuốc: thuốc lợi muối niệu, corticoid, thuốc nhuận trường.
Cách dùng Potassium
Ðiều trị thiếu kali đã được xác nhận: liều lượng được điều chỉnh theo giá trị kali máu định lượng trước và trong thời gian điều trị. Trường hợp chắc chắn hạ kali máu (dưới 3,6mmol/l), bắt đầu với liều hàng ngày tương đương với 4g KCl, tương đương với 52mmol kali. Liều hàng ngày được chia làm 2 đến 3 lần, nên uống thuốc vào cuối bữa ăn.
Thận trọng khi dùng Potassium
- Kiểm tra kali máu trước và trong thời gian điều trị. - Thận trọng khi sử dụng cho người già.
Chống chỉ định với Potassium
Tuyệt đối: - Tăng kali máu hay tất cả các tình huống có thể gây tăng kali máu, đặc biệt là: suy thận, hội chứng addison, tiểu đường không kiểm soát được (do nhiễm acid chuyển hóa), rối loạn trương lực cơ bẩm sinh, dùng đồng thời với thuốc giữ kali riêng lẻ hay kết hợp với thuốc lợi muối niệu (ngoại trừ khi có kiểm tra chặt chẽ kali máu). Tương đối: - Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển (ngoại trừ trường hợp giảm kali máu).
Tương tác thuốc của Potassium
Chống chỉ định phối hợp: - Thuốc lợi tiểu tăng kali máu (amiloride, canrenone, spironolactone, triamterene, dùng một mình hay phối hợp): nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu). Trong các trường hợp này phải chống chỉ định phối hợp, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu. Không nên phối hợp: - Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển: nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu): không phối hợp muối kali với một trong các thuốc trên, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu.
Tác dụng phụ của Potassium
- Tăng kali máu (với nguy cơ đột tử): để tránh điều này, nên kiểm tra kali huyết thường xuyên. - Dùng liều cao có thể gây loét dạ dày tá tràng. Nguy cơ gây loét ruột non, ghi nhận ở một vài dạng uống, giảm do thuốc này được bào chế dưới dạng phóng thích kéo dài.