Polyvitamin

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Thiamine nitrate, riboflavin, pyridoxine hydrochloride, calci pantothenat, Folic acid
Dạng bào chế
Viên nén dài bao phim
Dạng đóng gói
Hộp 10 vỉ x 10 viên, hộp 1 lọ 50 viên
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược & thiết bị vật tư Y tế Thanh Hóa - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-3202-07
Tác dụng của Polyvitamin
Trên mắt: vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.
- Cơ chế: trong bóng tối vitamin A(cis-retinal) kết hợp với protein là opsin tạo nên sắc tố võng mạc rhodópin là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng có cường độ thấp giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. KHi ra ánh sáng, rhodopsin lại phân huỷ giải phóng ra opsin và trans-retinal. Sau đó, trans-retinal lại chuyển thành dạng cis-retinal. Do đó nếu cơ thể thiếu vitamin A, khả năng nhìn trong tối giảm gây bệnh quáng gà, nếu không điều trị kịp thời sẽ mù loà.
Trên da và niêm mạc: Vitamin A rất cần cho quá trình biệt hoá các tế bàobiểu mô ở da và niêm mạc, có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể, nhất là biểu mô trụ của nhu mô mắt.
Vitamin A làm tăng tiết chất nhầy và ức chế sự sừng hoá. Khi thiếu vitamin A, quá trình tiết chất nhày bị giảm hoặc mất, biểu mô sẽ bị teo và thay vào đó là các lớp keratin dày lên làm da trở lên khô, nứt nẻ và sần sùi.
Trên xương: vitamin A có vai trò giúp cho sự phát triển xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em. Nếu thiếu vitamin A trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn.
Trên hệ miễn dịch: vitamin A giúp phát triển lách và tuyến ức là 2 cơ quan tạo ra lympho bào có vai trò miễn dịch của cơ thể,tăng tổng hợp các protein miễn dịch.
Trong thời gian gần đây, có nhiều nghiên cứu chứng minh vitamin A và tiền chất caroten có tác dụng chống oxy hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi thiếu vitamin A cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và dễ nhạy cảm với các tác nhân gay ung thư.
Khi thiếu vitamin A còn dễ tổn thương đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục và thiếu máu nhược sắc.
Chỉ định khi dùng Polyvitamin
- Tăng cường sinh lực của cơ thể trong các tình trạng suy nhược, gầy mòn, thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn, suy sụp tinh thần, thời kỳ dưỡng bệnh, phụ nữ có thai, cho con bú, các bệnh nhân ăn kiêng hoặc mất cân đối trong chế độ điều trị hoặc do công tác.
- Hỗ trợ điều trị trong các bệnh mạn tính, người cai nghiện, bệnh xơ vữa động mạch, các bệnh tuổi già.
- Các tình trạng căng thẳng quá độ (stress), lo âu làm việc trí óc.
Cách dùng Polyvitamin
Uống 1 viên mỗi ngày sau bữa ăn sáng. Đợt điều trị: 3-4 tuần
Thận trọng khi dùng Polyvitamin
Khi dùng liều cao kéo dài, cần điều trị từng đợt, dùng 6 tuần, nghỉ 2 tuần. Thận trọng ở phụ nữ có thai.
- Không được dùng với các thuốc khác có chứa vitamin A.
- Viên: tránh dùng cho người mẫn cảm với tartiazin và/hoặc acid acetylsalicylic.
- Khi có thai không được dùng quá 6000UI/ngày. Dùng liều cao vitamin A gây dị dạng bào thai. Không dùng liều cao với người đang nuôi con bú, không vượt quá 6000UI/ngày (kể cả trong khẩu phần ăn).
Chống chỉ định với Polyvitamin
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Trẻ em dưới 4 tuổi.
Tương tác thuốc của Polyvitamin
Neomycin, cholestyramin, parafin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A.
Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai. Ðiều này giải thích vì sao đôi khi khả năng thụ thai bị giảm trong thời gian ngay sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai steroid.
Vitamin A và isotretinoin dùng đồng thời thì có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều. Cần tránh dùng đồng thời hai thuốc trên như tránh dùng vitamin A liều cao.
Tác dụng phụ của Polyvitamin
Thường do quá liều, ngừng dùng thuốc. Phải tôn trọng liệu trình và khoảng cách giữa các đợt dùng thuốc (không được dùng quá 100.000UI/lần).
Quá liều khi dùng Polyvitamin
Cấp tính với liều vượt quá 150.000UI ở trẻ em, 100.000UI ở người lớn. Biểu hiện: rối loạn têu hóa, (chán ăn, nôn, ỉa chảy), nhức đầu, tăng áp lực nội sọ, phù nhú thị giác, rối loạn tâm thần (lú lẫn, mê sảng) dễ kích động, co giật, tróc vẩy da. Hàm lượng Retinol huyết tương 150mcg/100ml. Mãn tính, nếu dùng:
Trẻ mới đẻ: 10000 UI/24 giờ, từ 1–3 tháng.
Trẻ em: 10000–30000UI/24 giờ, từ 2–6 tháng.
Người lớn: 50000–100000 UI/24 giờ, từ 2–6 tháng. Biểu hiện: mỏng, mảnh, khô giòn da–lông, móng, niêm mạc môi, lợi nứt nẻ-tăng áp lực nội sọ, nhức đầu, phù nhú thị giác, song thị, rung giật nhãn cầu, sợ ánh sáng, dễ kích động, rối loạn giấc ngủ, đau xương khớp, đau cơ, chán ăn, buồn nôn, gan lách to, xơ gan. Trẻ em dày lớp vỏ xương ở xương dài, hàn sớm đầu xương (phồng dưới da, nhạy cảm đau đầu chi).
Cần sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Bảo quản Polyvitamin
- Để nơi khô, mát, tránh ánh sáng.
ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Folic acid

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng đối với máu
Thành phần
Acid folic
Dược lực của Folic acid
Acid folic là vitamin thuộc nhóm B ( vitamin B9 ).
Dược động học của Folic acid
- Hấp thu: Acid folic trong tự nhiêm tồn tại dưới dạng polyglutamat vào cơ thể được thuỷ phân nhờ carboxypeptidase, bị khử nhờ DHF reductase ở niêm mạc ruột và methyl hoá tạo MDHF, chất này được hấp thu vào máu.
- Phân bố: Thuốc phân bố nhanh vào các mô trong cơ thể vào được dịch não tuỷ, nhau thai và sữa mẹ. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và tập trung tích cực trong dịch não tuỷ.
- Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng của Folic acid
Trong cơ thể, Acid folic được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hoá trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin, do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường, thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.
Chuyển serin thành glycin với sự tham gia của vitamin B9.
Chuyển deoxyuridylat thành thymidylat để tạo ADN-thymin.
Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.
Chỉ định khi dùng Folic acid
Ðiều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic (không do chất ức chế, dihydrofolat reductase).
Thiếu acid folic trong chế độ ăn, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic (kém hấp thu, ỉa chảy kéo dài), bổ sung acid folic cho người mang thai (đặc biệt nếu đang được điều trị sốt rét hay lao).
Bổ sung acid folic cho người bệnh đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic như methotrexat. Bổ sung cho người bệnh đang điều trị động kinh bằng các thuốc như hydantoin hay đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acid folic tăng lên.
Cách dùng Folic acid
Ðiều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:
Khởi đầu: Uống 5 mg mỗi ngày, trong 4 tháng; trường hợp kém hấp thu, có thể cần tới 15 mg mỗi ngày.
Duy trì: 5 mg, cứ 1 - 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh.
Trẻ em đưới 1 tuổi: 500 microgam/kg mỗi ngày;
Trẻ em trên 1 tuổi, như liều người lớn.
Ðể đảm bảo sức khỏe của người mẹ và thai, tất cả phụ nữ mang thai nên được ăn uống đầy đủ hay uống thêm acid folic nhằm duy trì nồng độ bình thường trong thai. Liều trung bình là 200 - 400 microgam mỗi ngày.
Những phụ nữ đã có tiền sử mang thai lần trước mà thai nhi bị bất thường ống tủy sống, thì có nguy cơ cao mắc lại tương tự ở lần mang thai sau. Những phụ nữ này nên dùng 4 - 5 mg acid folic mỗi ngày bắt đầu trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
Thận trọng khi dùng Folic acid
Không dung nạp với thuốc (ngưng dùng)Không được dùng acid folic riêng biệt hay dùng phối hợp với vitamin B12 với liều không đủ để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ chưa chẩn đoán được chắc chắn.
Các chế phẩm đa vitamin có chứa acid folic có thể nguy hiểm vì che lấp mức đọ thiếu thực sự vitamin B12 trong bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12.
Mặc dù acid folic có thể gây ra đáp ứng tạo máu ở người bệnh bị thiếu máu nguyên hồng cầukhổng lồ do thiếu vitamin B12, nhưng vãn không được dùng nó một cách đơn độc trong trường hợp thiếu vitamin B12 vì nó có thể thúc đẩy thoái hoá tuỷ sống bán cấp.
Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat.
Chống chỉ định với Folic acid
Thiếu máu tán huyết, đa hồng cầu.
Tương tác thuốc của Folic acid
Folat và sulphasalazin: Hấp thu folat có thể bị giảm.
Folat và thuốc tránh thai uống: Các thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của folat và gây giảm folat và vitamin B12 ở một mức độ nhất định.
Acid folic và các thuốc chống co giật: Nếu dùng acid folic để nhằm bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
Acid folic và cotrimoxazol: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
Tác dụng phụ của Folic acid
Nói chung acid folic dung nạp tốt.
Hiếm gặp:
Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa.