Selstar soft cap

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Selenium trong nấm men, Vitamin C, beta carotene, Tocopherol acetate
Dạng bào chế
Viên nang mềm
Dạng đóng gói
Hộp 20 vỉ x 5 viên
Sản xuất
Binex Co., Ltd - MỸ
Đăng ký
Hana Pharm Co., Ltd - HÀN QUỐC
Số đăng ký
VN-2346-06

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Selenium

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Selenium
    Tác dụng của Selenium
    Selenium là một trong những khoáng chất mà cơ thể chúng ta không tự sinh sản ra được mà cần phải nhờ đến sự bổ sung vào cơ thể thông qua thức ăn hoặc chế phẩm bổ sung Selenium.
    Trong thực phẩm, selenium tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: selenomethionine trong thực vật và selenocysteine động vật. Khoảng 90% lượng selenium từ bữa ăn sẽ được hấp thụ.
    Tác dụng của selenium
    Chống oxy hóa:
    Vai trò quan trọng nhất của selenium là chống oxy hóa. Đặc biệt selenium dưới dạng selenocysteine liên kết chặt chẽ với enzyme glutathione peroxidase ở bốn vị trí hoạt động. Enzyme này đảm nhiệm vai trò chính yếu trong việc bảo vệ cơ thể chống các gốc tự do và tổn thương oxy hóa.
    Những hợp chất chống oxy hóa khác cũng bắt buộc có selenium là selenoprotein P và selenoprotein W. Cả ba chất chống oxy hóa cũng như những chất chống oxy hóa khác có tác dụng kìm hãm những phản ứng gây sưng viêm (inflammation) vốn là nguyên nhân hàng đầu vì sao chúng ta bị các bệnh tim mạch. Chúng cũng giúp cơ thể phục hồi nhanh khi cơ thể bị tổn thương bao gồm các phản ứng trao đổi chất tự nhiên trong cơ thể vốn luôn tạo ra phân tử bức xạ.
    Selenium cũng là một chất đối kháng của các kim loại nặng như chì, thủy ngân, nhôm và cadmium.
    Selenium giúp phục hồi lại vitamin C sau khi vitamin C bị oxy hóa (vì vitamin C là chất chống oxy hóa nên khi vào cơ thể sẽ có lúc bị oxy hóa). Cơ thể động vật không có khả năng tự tái tạo vitamin C như thực vật nên vitamin C chỉ có thể được nạp vào từ thực phẩm hoặc thuốc bổ. Vai trò của selenium giúp tái thiết lại vitamin C từ những mảnh giáp nhỏ sau những phản ứng oxy hóa giúp quá trình trao đổi chất có hiệu quả “kinh tế” hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bạn dùng vitamin C và selenium cùng lúc thì hiệu quả sẽ cao hơn (với người đang bệnh).
    Chỉ định khi dùng Selenium
    Chế phẩm bổ sung selenium được sử dụng chủ yếu trong hỗ trợ chống oxy hóa.
    Cách dùng Selenium
    Nên dùng khoảng 50 – 200mcg selenium mỗi ngày cho người trưởng thành. Liều cao (>1000mcg/ngày) có thể gây ngộ độc. Trẻ em nên dùng 3,3mcg/kg cân nặng.
    Tương tác thuốc của Selenium
    Một số dưỡng chất chống oxy hóa khác có tác dụng hiệp đồng với selenium trong việc làm tăng hoạt động glutathione peroxidase. Việc hấp thu selenium bị cản trở bởi các kim loại nặng (chì, thủy ngân, cadmium,…), vitamin c liều cao (ảnh hưởng nhiều lên muối selenite natri hơn là lên các dạng selenium hữu cơ). Hấp thu selenium còn giảm khi nhập vào liều cao các muối khoáng khác, nhất là kẽm. Nhiều loại thuốc, đặc biệt là các thuốc hóa trị ung thư, làm tăng nhu cầu selenium.
    Tác dụng phụ của Selenium
    Tiêu chảy;
    Móng tay yếu;
    Hơi thở và mồ hôi có mùi tỏi;
    Rụng tóc;
    Khó chịu;
    Ngứa da;
    Buồn nôn và ói mửa;
    Mệt mỏi bất thường và yếu.
    Quá liều khi dùng Selenium
    Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ selenium. Liều khoảng 900mcg/ngày kéo dài có thể gây ngộ độc selenium, bao gồm các dấu hiệu như: trầm cảm, lo lắng bồn chồn, tính khí và cảm xúc không ổn định, buồn nôn, nôn, hơi thở và mồ hôi có mùi tỏi, và một số trường hợp rụng lông tóc và hư móng. Ngộ độc selenium cấp tính do nguồn gốc thực phẩm hiếm khi xảy ra.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin C

    Nhóm thuốc
    Khoáng chất và Vitamin
    Thành phần
    Acid Ascorbic
    Dược lực của Vitamin C
    Vitamin tan trong nước.
    Dược động học của Vitamin C
    Hấp thụ: Vitamin C được hấp thu dễ dàng sau khi uống; tuy vậy, hấp thu là một quá trình tích cực và có thể bị hạn chế sau những liều rất lớn. Trong nghiên cứu trên người bình thường, chỉ có 50% của một liều uống 1,5 g vitamin C được hấp thu. Hấp thu vitamin C ở dạ dày - ruột có thể giảm ở người ỉa chảy hoặc có bệnh về dạ dày - ruột.
    Nồng độ vitamin C bình thường trong huyết tương ở khoảng 10 - 20 microgam/ml. Dự trữ toàn bộ vitamin C trong cơ thể ước tính khoảng 1,5 g với khoảng 30 - 45 mg được luân chuyển hàng ngày. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh scorbut thường trở nên rõ ràng sau 3 - 5 tháng thiếu hụt vitamin C.
    Phân bố: Vitamin C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% vitamin C trong huyết tương kết hợp với protein.
    Thải trừ: Vitamin C oxy - hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một ít vitamin C chuyển hóa thành những hợp chất không có hoạt tính gồm ascorbic acid - 2 - sulfat và acid oxalic được bài tiết trong nước tiểu. Lượng vitamin C vượt quá nhu cầu của cơ thể cũng được nhanh chóng đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Ðiều này thường xảy ra khi lượng vitamin C nhập hàng ngày vượt quá 200 mg.
    Tác dụng của Vitamin C
    Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể
    - Tham gia tạo colagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu. Đo đó thiếu vitamin C thành mạch máu không bền, gây chảy máu chân răng hoặc màng xương, sưng nướu răng, răng dễ rụng...
    - Tham gia các quá trình chuyển hoá của cơ thể như chuyển hoá lipid, glucid, protid.
    - Tham gia quá trình tổng hợp một số chất như các catecholamin, hormon vỏ thượng thận.
    - Xúc tác cho quá trình chuyển Fe+++ thành Fe++ nên giúp hấp thu sắt ở tá tràng (vì chỉ có Fe++ mới được hấp thu). Vì vậy nếu thiếu vitamin C sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt.
    - Tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
    - Chống oxy hoá bằng cách trung hoà các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hoá, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào(kết hợp với vitamin A và vitamin E).
    Chỉ định khi dùng Vitamin C
    Phòng và điều trị thiếu vitamin C ( bệnh Scorbut) và các chứng chảy máu do thiếu vitamin C. Tăng sức đề kháng ở cơ thể khi mắc bệnh nhiễm khuẩn, cảm cúm , mệt mỏi, nhiễm độc.
    Thiếu máu do thiếu sắt. 
    Phối hợp với các thuốc chống dị ứng.
    Cách dùng Vitamin C

    Vitamin C có những dạng và hàm lượng sau:

    • Viên nang phóng thích kéo dài, thuốc uống: vitamin C 500mg.
    • Dạng lỏng, thuốc uống: 500mg/ 5 ml.
    • Dạng dung dịch, thuốc tiêm: 250mg/ml, 500mg/ml.
    • Dạng si rô, thuốc uống: 500mg/ml.
    • Viên nén, thuốc uống: 100mg, 250mg, 500mg, 1000mg, 1500mg.
    • Viên nén, thuốc nhai: 500mg, 1000mg, 1500mg.

    Liều dùng thông thường cho người lớn hỗ trợ giảm cân

    Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 50-200 mg/ngày.

    Liều dùng thông thường cho người lớn để acid hóa nước tiểu

    Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 4-12 g/ngày trong 3-4 liều chia.

    Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh Scorbut

    Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 100-250 mg một lần hoặc hai lần mỗi ngày trong ít nhất hai tuần.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em hỗ trợ giảm cân

    Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 35-100 mg/ngày.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em để acid hóa nước tiểu

    Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 500mg mỗi 6-8 giờ.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh Scorbut

    Dạng uống, tiêm bắp, truyền dịch, tiêm dưới da: 100-300 mg/ngày chia làm nhiều lần trong ít nhất hai tuần.

    Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

    Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

    Bạn nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về những thực phẩm, đồ uống và hoạt động bị hạn chế.

    Thận trọng khi dùng Vitamin C
    Dùng vitamin C liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, do đó khi giảm liều sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C. Uống liều lớn vitamin C trong khi mang thai đã dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
    Tăng oxalat niệu có thể xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C. Vitamin C có thể gây acid - hóa nước tiểu, đôi khi dẫn đến kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.
    Tiêm tĩnh mạch nhanh vitamin C (sử dụng không hợp lý và không an toàn) có thể dẫn đến xỉu nhất thời hoặc chóng mặt, và có thể gây ngừng tim.
    Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase dùng liều cao vitamin C tiêm tĩnh mạch hoặc uống có thể bị chứng tan máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu cũng đã xảy ra sau khi dùng liều cao vitamin C.
    Thời kỳ mang thai
    Vitamin C đi qua nhau thai. Chưa có các nghiên cứu cả trên súc vật và trên người mang thai, và nếu dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường hàng ngày thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì trên người. Tuy nhiên, uống những lượng lớn vitamin C trong khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu về vitamin C và dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.
    Thời kỳ cho con bú
    Vitamin C phân bố trong sữa mẹ. Người cho con bú dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường, chưa thấy có vấn đề gì xảy ra đối với trẻ sơ sinh.
    Chống chỉ định với Vitamin C
    Chống chỉ định dùng vitamin C liều cao cho người bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD) (nguy cơ thiếu máu huyết tán) người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).
    Tương tác thuốc của Vitamin C

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. Thuốc này có thể tương tác với:

    • Amygdalin;
    • Deferoxamine;
    • Indinavir.

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe, đặc biệt là:

    Vấn đề về máu – vitamin C liều cao có thể gây ra các vấn đề về máu.

    • Bệnh tiểu đường loại 2 –vitamin C liều quá cao có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm đường trong nước tiểu;
    • Thiếu Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) – vitamin C liều cao có thể gây thiếu máu tán huyết;
    • Sỏi thận (hoặc có tiền sử bị sỏi thận) – vitamin C liều cao có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận ở đường tiết niệu.
    Tác dụng phụ của Vitamin C

    Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu của phản ứng dị ứng, bao gồm:

    • Phát ban;
    • Khó thở;
    • Sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

    Ngừng sử dụng Vitamin C và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:

    • Đau khớp, suy nhược hoặc cảm giác mệt mỏi, sụt cân, đau dạ dày;
    • Ớn lạnh, sốt, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu đau hoặc khó khăn;
    • Đau ở phía bên hoặc dưới lưng, có máu trong nước tiểu của bạn.

    Phản ứng phụ thường có thể bao gồm:

    • Ợ nóng, khó chịu dạ dày;
    • Buồn nôn, tiêu chảy, co rút dạ dày.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Quá liều khi dùng Vitamin C
    Những triệu chứng quá liều gồm sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và ỉa chảy. Gây lợi tiểu bằng truyền dịch có thể có tác dụng sau khi uống liều lớn.
    Đề phòng khi dùng Vitamin C
    Bệnh nhân sỏi thận, phụ nữ có thai dùng dài ngày.
    Bảo quản Vitamin C
    Vitamin C sẫm màu dần khi tiếp xúc với ánh sáng; tuy vậy, sự hơi ngả màu không làm giảm hiệu lực điều trị của thuốc tiêm vitamin C.
    Dung dịch vitamin C nhanh chóng bị oxy hóa trong không khí và trong môi trường kiềm; phải bảo vệ thuốc tránh không khí và

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần beta carotene

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
    Tác dụng của Beta carotene

    Beta-carotene được sử dụng để làm giảm triệu chứng hen suyễn gây ra bởi vậ động; để ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng (AMD); điều trị AIDS, nghiện rượu, bệnh Alzheimer’s, trầm cảm, động kinh, đau đầu, ợ nóng, huyết áp cao, vô sinh, bệnh Parkinson, bệnh viêm khớp dạng thấp, tâm thần phân liệt, và rối loạn da bao gồm bệnh vẩy nến và bệnh bạch biến.

    Beta-carotene cũng được sử dụng điều trị suy dinh dưỡng (thiếu ăn), giảm nguy cơ tử vong và bệnh quáng gà trong thời kỳ mang thai, cũng như tiêu chảy và sốt sau khi sinh.

    Ở những người dễ dàng bị cháy nắng, bao gồm cả những người có bệnh di truyền được gọi là protoporphyria erythropoietin (EPP), sử dụng beta-carotene để giảm nguy cơ bị cháy nắng.

    Beta-carotene được chuyển thành vitamin A, một chất dinh dưỡng thiết yếu. Nó có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại.

    Sử dụng beta-carotene theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kiểm tra nhãn trên thuốc để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác.

    Hãy dùng beta-carotene với thức ăn hoặc sữa.

    Hãy dùng beta-carotene thường xuyên để nhận được những lợi ích tốt nhất. Dùng beta-carotene tại cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ giúp bạn không phải bỏ sót liều.

    Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

    Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

    Cách dùng Beta carotene

    Liều lượng beta carotene sẽ khác nhau đối với các bệnh nhân khác nhau. Thực hiện theo đơn thuốc của bác sĩ hoặc các chỉ dẫn trên nhãn. Các thông tin sau đây chỉ bao gồm các liều trung bình của beta carotene. Nếu liều của bạn là khác nhau, không thay đổi trừ khi bác sĩ của bạn sẽ cho bạn biết phải làm như vậy.

    Số lượng thuốc mà bạn dùng phụ thuộc vào sức mạnh của thuốc. Ngoài ra, số liều bạn uống mỗi ngày, thời gian cho phép giữa các liều, và độ dài thời gian bạn dùng thuốc phụ thuộc vào các vấn đề y tế.

    Sử dụng để bổ sung chế độ ăn uống:

    Đối với liều lượng thuốc uống (viên nang hoặc viên nén): Người lớn và thanh thiếu niên: 6-15 milligram (mg) beta-carotene (tương đương 10.000 đến 25.000 đơn vị vitamin A) mỗi ngày.

    Đối với các chế độ khác:

    Đối với liều lượng thuốc uống (viên nang hoặc viên nén):

    Để điều trị hoặc ngăn chặn phản ứng với ánh nắng mặt trời ở những bệnh nhân bị protoporphyria erythropoietic: Người lớn và thanh thiếu niên 30-300 miligram (mg) beta-carotene (tương đương 50.000 đến 500.000 đơn vị vitamin A) một ngày.

    Để điều trị hoặc ngăn chặn phản ứng đối với ánh nắng mặt trời ở những bệnh nhân với polymorphous light eruption: Người lớn và thanh thiếu niên-75-180 mg beta-carotene (tương đương với 125.000 đến 300.000 đơn vị vitamin A) một ngày.

    Nếu bạn có nồng độ vitamin A trong máu cao, cơ thể của bạn sẽ ít chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A.

    Để bổ sung chế độ ăn uống:

    Đối với liều lượng thuốc uống (viên nang hoặc viên nén nhai): Trẻ em: 3-6 mg beta-carotene (tương đương với 5.000 đến 10.000 đơn vị vitamin A hoạt động) mỗi ngày.

    Đối với các chế độ khác:

    Đối với liều lượng thuốc uống (viên nang hoặc viên nén):

    Để điều trị hoặc ngăn chặn phản ứng đối với ánh nắng mặt trời ở những bệnh nhân bị protoporphyria erythropoietic: Trẻ em 30-150 mg beta-carotene (tương đương 50.000 đến 250.000 đơn vị vitamin A hoạt động) một ngày.

    Để điều trị hoặc ngăn chặn một phản ứng đối với ánh nắng mặt trời ở những bệnh nhân bị polymorphous light eruption: Trẻ em 30-150 mg beta-carotene (tương đương 50.000 đến 250.000 đơn vị vitamin A hoạt động) một ngày.

    Beta carotene có những dạng và hàm lượng sau:

    Viên nang mềm dùng đường uống:

    • Caro-25: 25.000 đơn vị;
    • B-Caro-T: 15 mg;
    • Caroguard: 15 mg.
    Thận trọng khi dùng Beta carotene

    Một số điều kiện y tế có thể tương tác với beta-carotene. Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn nếu bạn có bất kỳ điều kiện y tế, đặc biệt là nếu có những điều sau đây áp dụng cho bạn:

    • Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú.
    • Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc theo toa hoặc không theo toa, và các thảo dược bổ sung.
    • Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm, hoặc các chất khác.
    • Nếu bạn sử dụng liều lượng lớn các vitamin.

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ.

    Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

    • A= Không có nguy cơ;
    • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
    • C = Có thể có nguy cơ;
    • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
    • X = Chống chỉ định;
    • N = Vẫn chưa biết.
    Tương tác thuốc của Beta carotene

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    Thuốc dùng để hạ cholesterol (Statins) tương tác với beta-caroten: dùng chung beta-carotene với selenium, vitamin C, vitamin E có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc dùng để hạ cholesterol. Chưa có nghiên cứu cho thấy beta-carotene làm giảm hiệu quả của một số thuốc dùng để hạ cholesterol.

    Một số loại thuốc dùng để hạ cholesterol bao gồm atorvastatin (Lipitor), fluvastatin (Lescol), lovastatin (Mevacor), và pravastatin (Pravachol).

    Niacin tương tác với beta-caroten: dùng beta-carotene cùng với vitamin E, vitamin C và selen có thể giảm một số tác dụng có lợi của niacin. Niacin có thể làm tăng các cholesterol tốt. Dùng beta-carotene cùng với các vitamin khác có thể làm giảm các cholesterol tốt.

    Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

    • Rối loạn ăn uống;
    • Bệnh thận;
    • Bệnh gan – Những điều kiện này có thể gây ra nồng độ máu cao do beta-carotene, có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
    Tác dụng phụ của Beta carotene

    Ngoài những tác dụng mong muốn của nó, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Mặc dù không phải tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra, tuy nhiên nếu xảy ra cần phải có sự trợ giúp y tế.

    Một số tác dụng phụ có thể xảy ra mà không cần phải chăm sóc y tế. Các tác dụng phụ có thể mất đi trong quá trình điều trị vì cơ thể bạn sẽ có các điều chỉnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể nói với bạn về cách để ngăn ngừa hoặc làm giảm một số tác dụng phụ. Kiểm tra với bác sĩ nếu bất kỳ các tác dụng phụ tiếp tục gây khó chịu hoặc nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào.

    Các tác dụng phụ phổ biến:

    • Vàng da lòng bàn tay, bàn tay hay bàn chân, ở mặt (điều này có thể là dấu hiệu cho lượng beta-carotene dùng để bổ sung quá cao);
    • Bệnh hiếm;
    • Bệnh tiêu chảy;
    • Chóng mặt;
    • Đau khớp;
    • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.