- Thuốc nhuận trường thẩm thấu. - Thuốc có tác động hướng gan-mật.
Dược động học của Sorbitol
Sorbitol được hấp thu kém qua đường tiêu hoá, Sau khi uống, sorbitol được chuyển hóa thành fructose nhờ vào men sorbitol-deshydrogenase, sau đó chuyển thành glucose. Một tỷ lệ rất nhỏ sorbitol không bị chuyển hóa được đào thải qua thận, phần còn lại qua đường hô hấp dưới dạng CO2.
Tác dụng của Sorbitol
Sorbitol (D-glucitol) là một rượu có nhiều nhóm hydroxyl, có vị ngọt bằng 1/2 đường mía (sarcarose). Thuốc thúc đẩy sự hydrat hoá các chất chứa trong ruột. Sorbitol kích thích tiết cholecystokinin-pancreazymin và tăng nhu động ruột nhờ tác dụng nhuận tràng thẩm thấu. Sorbitol chuyển hoá chủ yếu ở gan thành fructose, một phản ứng được xúc tác bởi sorbitol dehydrogenase. Một số sorbitol có thể chuyển đổi thẳng thành glucose nhờ aldose reductase.
Chỉ định khi dùng Sorbitol
Ðiều trị triệu chứng táo bón. Ðiều trị triệu chứng các rối loạn khó tiêu.
Cách dùng Sorbitol
Ðiều trị ngắn hạn. Ðiều trị triệu chứng các rối loạn khó tiêu: Người lớn: 1-3 gói/ngày, pha trong nửa ly nước, uống trước các bữa ăn hoặc lúc có các rối loạn. Phụ trị chứng táo bón: Người lớn: 1 gói, uống vào buổi sáng lúc đói. Trẻ em: nửa liều người lớn.
Thận trọng khi dùng Sorbitol
Không dùng trong trường hợp tắc mật. Ðối với người bệnh kết tràng, tránh dùng lúc đói và nên giảm liều.
Chống chỉ định với Sorbitol
Bệnh kết tràng thực thể (viêm loét trực-kết tràng, bệnh Crohn). Hội chứng tắc hay bán tắc, hội chứng đau bụng không rõ nguyên nhân. Không dung nạp fructose (bệnh chuyển hóa rất hiếm gặp).
Tương tác thuốc của Sorbitol
Không nên phối hợp: - Kayexalate (đường uống và đặt hậu môn): có nguy cơ gây hoại tử kết tràng.
Tác dụng phụ của Sorbitol
Có thể gây tiêu chảy và đau bụng, đặc biệt ở bệnh nhân bị bệnh kết tràng chức năng.
Quá liều khi dùng Sorbitol
Rối loạn nước và điện giải do dùng nhiều liều lăph lại. Nước và điện giải phải được bù nếu cần.
Đề phòng khi dùng Sorbitol
Không dùng thuốc kéo dài. Không dùng thuốc khi bị tắc đường dẫn mật. Người bệnh đại tràng kích thích: Tránh dùng thuốc khi đói, giảm liều. Ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa biết. Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Chưa biết.
Bảo quản Sorbitol
Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, tránh ẩm, baơ quản dưới 30 độ C.
Dùng Sorbitol theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Calcium glucoheptonate
Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Calci glucoheptonat
Chỉ định khi dùng Calcium Glucoheptonate
Điều trị Thiếu canxi, Loãng xương sau mãn kinh, Trào ngược dạ dày và các bệnh chứng khác.
Dùng Calcium Glucoheptonate theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Vitamin B12
Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Cyanocobalamine
Dược lực của Vitamin B12
Chống thiếu máu, vitamine B12 (B: máu và các cơ quan tạo máu). Hydroxocobalamine: yếu tố tạo máu.
Dược động học của Vitamin B12
- Hấp thu: Vitamin B12 được hấp thu ở đoạn cuối hồi tràng theo hai cơ chế, một cơ chế thụ động khi có số lượng nhiều, và một cơ chế chủ động cho phép hấp thu các liều sinh lý trong đó sự hiện diện của các yếu tố nội sinh(là một glycoprotein do tế bào niêm mạc dạ dày bài tiết ra)là cần thiết. Ðỉnh hấp thu trong huyết thanh đạt được sau khi tiêm bắp một giờ. - Phân bố: Vào máu, vitamin B12 tích luỹ nhiều ở gan(khoảng 90%), thần kinh trung ương, tim và nhau thai. - Thải trừ: Thuốc được bài tiết chủ yếu qua đường tiểu, phần lớn thải trừ trong vòng 8 giờ đầu.
Tác dụng của Vitamin B12
Các cobalamin đóng vai trò là các coenzym đồng vận chuyển, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá quan trọng của cơ thể, đặc biệt là 2 quá trình chuyển hoá acidfolic và tổng hợp ADN nên rất cần cho sự sinh sản của hồng cầu và qua trình chuyển hoá các chất ceton để đưa vào chu trình Kreb, cần cho chuyển hoá lipid và hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Khi thiếu vitamin B12, gây thiếu máu hồng cầu to và rối loạn thần kinh như viêm nhiều dây thần kinh, rối loạn cảm giác, vận động khu trú ở chân, tay, rối loạn trí nhớ và tâm thần.
Chỉ định khi dùng Vitamin B12
Thiếu vitamin B12 đã được xác nhận do có rối loạn trong sự hấp thu: bệnh Biermer, dạ dày bị cắt toàn bộ, đoạn cuối hồi tràng bị cắt, bệnh Imerslund. Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to. Viêm, đau dây thần kinh. Ngoài ra còn phối hợp với các vitamin khác khi cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, trẻ em chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, nhiễm khuẩn, nhiễm độc...
Cách dùng Vitamin B12
Tiêm bắp. Không được tiêm tĩnh mạch. - Ðiều trị tấn công: 1mg (1 ống) mỗi ngày hoặc mỗi tuần 3 lần, tiêm bắp. Một đợt điều trị gồm 10mg (10 ống). - Ðiều trị duy trì: 1mg (1 ống), tiêm bắp mỗi tháng một lần.
Thận trọng khi dùng Vitamin B12
Không sử dụng thuốc khi đã mở nắp chai 15 ngày.
Chống chỉ định với Vitamin B12
Có tiền sử dị ứng với cobalamine (vitamine B12 và các chất cùng họ). U ác tính: do vitamine B12 có tác động trên sự nhân bội tế bào và tăng trưởng mô, do đó có thể làm cho bệnh tiến triển kịch phát.
Tác dụng phụ của Vitamin B12
- Phản ứng phản vệ: ngứa, nổi mày đay, hồng ban, hoại tử da, phù có thể dẫn đến nặng: sốc phản vệ hoặc phù Quincke. - Có thể gây mụn trứng cá. - Có thể gây đau ở nơi tiêm bắp. - Có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ (do vitamine B12 được đào thải qua nước tiểu).
Quá liều khi dùng Vitamin B12
Vitamine B12 không gây quá liều.
Đề phòng khi dùng Vitamin B12
Có thể gặp phản ứng miễn dịch dị ứng đôi khi trầm trọng lúc tiêm các cobalamin, tránh dùng cho người hen suyễn, eczema. Có thể nhuộm đỏ nước tiểu.