Sangobion®

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Sắt Gluconate, Manganese sulfate, Copper sulfate, Ascobic acid, Folic acid, vitamin B12, Sorbitol
Dạng bào chế
Thuốc Sangobion® có dạng viên nang, mỗi viên chứa các thành phần với hàm lượng sau:
  • Sắt gluconate: 250 mg;
  • Mangan sulfate: 0,2 mg;
  • Đồng sulfate: 0,2 mg;
  • Vitamin C: 50 mg;
  • Axit folic: 1 mg;
  • Vitamin B12: 7,
Dạng đóng gói
Hộp 10 vi x 4 viên
Sản xuất
PT Merck Tbk - IN ĐÔ NÊ XI A
Đăng ký
Merck K.G.A.A - ĐỨC
Số đăng ký
VN-5665-08
Tác dụng của Sangobion®

Thuốc Sangobion® thường được dùng để phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt và các khoáng chất khác tham gia vào quá trình tạo máu. Thuốc này còn được dùng để bổ sung axit folic ở phụ nữ mang thai và cho con bú.

Chỉ định khi dùng Sangobion®
- Điều trị và dự phòng các loại thiếu máu do thiếu sắt, cần bổ sung sắt.
- Các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu: phụ nữ mang thai, cho con bú, thiếu dinh dưỡng, sau khi mổ, giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng.
Tác dụng
Sắt là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, cần thiết cho sự tạo Hemoglobin và quá trình oxid hóa tại các mô
Acid folic là một loại vitamin nhóm B (vitamin B9) cần thiết cho sự tổng hợp nucleoprotein và duy trì hình dạng bình thường của hồng cầu
Cách dùng Sangobion®

Bạn uống 1 viên thuốc mỗi ngày.

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và chứng minh. Thuốc này có thể không an toàn cho trẻ. Bạn cần hiểu rõ về an toàn của thuốc trước khi dùng thuốc cho trẻ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Thận trọng khi dùng Sangobion®

Trước khi dùng thuốc Sangobion® bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn không nên dùng thuốc này nếu bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;
  • Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang gặp bất kì vấn đề nào về sức khỏe;
  • Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thuốc được xác định cao hơn nguy cơ.

Nhu cầu về sắt tăng trong thời kì có thai và cho con bú, do đó bạn cần sử dụng thêm các chế phẩm chứa sắt để phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ có thai và cho con bú.

Phụ nữ có thai nên bổ sung đầy đủ axit folic, nhất là vào giai đoạn sớm của thai kì để phong ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Chống chỉ định với Sangobion®
- Tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Bệnh gan nhiễm sắt.
- Thiếu máu huyết tán.
- Bệnh đa hồng cầu.
Tương tác thuốc của Sangobion®

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với Sangobion® bao gồm:

  • Thuốc trị động kinh;
  • Thuốc tránh thai đường uống;
  • Thuốc trị lao;
  • Thuốc kháng folic như aminopterin, methotrexate;
  • Sulfonamide;
  • Kháng sinh nhóm aminoglycoside, chloramphenicol, colchicine;
  • Thuốc bổ sung kali dạng phóng thích kéo dài;
  • Axit aminosalicylic.

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này với các thực phẩm.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Tác dụng phụ của Sangobion®

Thuốc Sangobion® có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Kích ứng tiêu hóa;
  • Đau bụng kèm buồn nôn, nôn khi uống;
  • Tiêu chảy;
  • Táo bón;
  • Phân có màu đen.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Đề phòng khi dùng Sangobion®
- Người có lượng sắt trong máu bình thường tránh dùng thuốc kéo dài.
- Ngưng thuốc nếu không dung nạp.
Bảo quản Sangobion®

Bạn nên bảo quản thuốc Sangobion® ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.


Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Sắt

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Săt
Tác dụng của Sắt
Sắt là một khoáng chất. Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt trong máu.
Chỉ định khi dùng Sắt
Phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Không có sự khác biệt về khả năng hấp thu sắt khi sắt được bào chế dưới dạng các loại muối khác nhau.
Cách dùng Sắt
Liều dùng thông thường cho người lớn bị thiếu hụt sắt:
Dùng 50-100 mg sắt nguyên tố uống ba lần mỗi ngày.
Liều dùng thông thường cho phụ nữ bị bị thiếu hụt sắt:
Dùng 30-120 mg uống mỗi tuần trong 2-3 tháng.
Liều dùng thông thường cho thanh thiếu niên bị thiếu hụt sắt:
Dùng 650 mg sắt sulfat uống hai lần mỗi ngày.
Liều dùng thông thường cho người lớn bị ho do các thuốc ACEI (thuốc ức chế men chuyển angiotensin):
Dùng 256 mg sắt sulfat.
Liều dùng thông thường cho phụ nữ mang thai:
Dùng theo liều khuyến cáo mỗi ngày là 27 mg/ngày.
Liều dùng thông thường cho phụ nữ cho con bú:
Dùng liều khuyến cáo hàng ngày là 10 mg/ngày đối với người từ 14 đến 18 tuổi và 9 mg/ngày đối với người từ 19-50 tuổi.
Liều dùng sắt cho trẻ em
Liều dùng thông thường cho trẻ điều trị thiếu máu do thiếu sắt:
Dùng 4-6 mg/kg mỗi ngày chia uống ba lần trong 2-3 tháng.
Liều dùng thông thường cho trẻ phòng ngừa thiếu sắt:
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 4-6 tháng tuổi: cho dùng sắt nguyên tố 1 mg/kg/ngày;
Trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi: cho dùng 11 mg/ngày từ thức ăn hoặc thuốc bổ sung;
Trẻ sinh non tháng: cho dùng 2 mg/kg/ngày trong năm đầu tiên;
Trẻ từ 1-3 tuổi: cho dùng 7 mg/ngày;
Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày;
Trẻ em 1-3 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 7 mg/ngày;
Trẻ em 4-8 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 10 mg/ngày;
Trẻ em 9-13 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 8 mg/ngày;
Con trai từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày;
Con gái từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 15 mg/ngày.
Thận trọng khi dùng Sắt
Dị ứng với thuốc sắt, tá dược sử dụng trong dạng bào chế chứa sắt. Những thông tin này được trình bày chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào khác, thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.
Cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng vì sắt không phù hợp cho trẻ ở độ tuổi này mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
Người cao tuổi.
Có vấn đề ở dạ dày hoặc ruột, ví dụ như viêm đại tràng, bệnh Crohn, viêm túi thừa, viêm loét;
Thiếu máu tán huyết, thiếu máu ác tính, hoặc các loại thiếu máu khác;
Một tình trạng gây thiếu máu, ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase [G6PD];
Các vấn đề máu, ví dụ như rối loạn chuyển hóa porphyrin, bệnh thalassemia;
Truyền máu lượng lớn;
Đang dùng bất kỳ thuốc nào sau đây: một số loại kháng sinh (ví dụ như penicillamine, chloramphenicol, quinolone như ciprofloxacin/norfloxacin), các bisphosphonate (ví dụ như alendronate), levodopa, methyldopa, thuốc trị bệnh về tuyến giáp (ví dụ như levothyroxin).
Tác dụng phụ của Sắt
Táo bón;
Phân đậm màu, xanh hoặc đen, phân hắc ín;
Tiêu chảy;
Chán ăn;
Buồn nôn nặng hoặc dai dẳng;
Co thắt dạ dày, đau hoặc khó chịu dạ dày nôn mửa;
Các phản ứng nặng dị ứng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi);
Có máu hoặc vệt máu trong phân;
Sốt.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Folic acid

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng đối với máu
Thành phần
Acid folic
Dược lực của Folic acid
Acid folic là vitamin thuộc nhóm B ( vitamin B9 ).
Dược động học của Folic acid
- Hấp thu: Acid folic trong tự nhiêm tồn tại dưới dạng polyglutamat vào cơ thể được thuỷ phân nhờ carboxypeptidase, bị khử nhờ DHF reductase ở niêm mạc ruột và methyl hoá tạo MDHF, chất này được hấp thu vào máu.
- Phân bố: Thuốc phân bố nhanh vào các mô trong cơ thể vào được dịch não tuỷ, nhau thai và sữa mẹ. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và tập trung tích cực trong dịch não tuỷ.
- Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng của Folic acid
Trong cơ thể, Acid folic được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hoá trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin, do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường, thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.
Chuyển serin thành glycin với sự tham gia của vitamin B9.
Chuyển deoxyuridylat thành thymidylat để tạo ADN-thymin.
Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.
Chỉ định khi dùng Folic acid
Ðiều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic (không do chất ức chế, dihydrofolat reductase).
Thiếu acid folic trong chế độ ăn, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic (kém hấp thu, ỉa chảy kéo dài), bổ sung acid folic cho người mang thai (đặc biệt nếu đang được điều trị sốt rét hay lao).
Bổ sung acid folic cho người bệnh đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic như methotrexat. Bổ sung cho người bệnh đang điều trị động kinh bằng các thuốc như hydantoin hay đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acid folic tăng lên.
Cách dùng Folic acid
Ðiều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:
Khởi đầu: Uống 5 mg mỗi ngày, trong 4 tháng; trường hợp kém hấp thu, có thể cần tới 15 mg mỗi ngày.
Duy trì: 5 mg, cứ 1 - 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh.
Trẻ em đưới 1 tuổi: 500 microgam/kg mỗi ngày;
Trẻ em trên 1 tuổi, như liều người lớn.
Ðể đảm bảo sức khỏe của người mẹ và thai, tất cả phụ nữ mang thai nên được ăn uống đầy đủ hay uống thêm acid folic nhằm duy trì nồng độ bình thường trong thai. Liều trung bình là 200 - 400 microgam mỗi ngày.
Những phụ nữ đã có tiền sử mang thai lần trước mà thai nhi bị bất thường ống tủy sống, thì có nguy cơ cao mắc lại tương tự ở lần mang thai sau. Những phụ nữ này nên dùng 4 - 5 mg acid folic mỗi ngày bắt đầu trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.
Thận trọng khi dùng Folic acid
Không dung nạp với thuốc (ngưng dùng)Không được dùng acid folic riêng biệt hay dùng phối hợp với vitamin B12 với liều không đủ để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ chưa chẩn đoán được chắc chắn.
Các chế phẩm đa vitamin có chứa acid folic có thể nguy hiểm vì che lấp mức đọ thiếu thực sự vitamin B12 trong bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12.
Mặc dù acid folic có thể gây ra đáp ứng tạo máu ở người bệnh bị thiếu máu nguyên hồng cầukhổng lồ do thiếu vitamin B12, nhưng vãn không được dùng nó một cách đơn độc trong trường hợp thiếu vitamin B12 vì nó có thể thúc đẩy thoái hoá tuỷ sống bán cấp.
Cần thận trọng ở người bệnh có thể bị khối u phụ thuộc folat.
Chống chỉ định với Folic acid
Thiếu máu tán huyết, đa hồng cầu.
Tương tác thuốc của Folic acid
Folat và sulphasalazin: Hấp thu folat có thể bị giảm.
Folat và thuốc tránh thai uống: Các thuốc tránh thai uống làm giảm chuyển hóa của folat và gây giảm folat và vitamin B12 ở một mức độ nhất định.
Acid folic và các thuốc chống co giật: Nếu dùng acid folic để nhằm bổ sung thiếu folat có thể do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong huyết thanh có thể bị giảm.
Acid folic và cotrimoxazol: Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ của acid folic.
Tác dụng phụ của Folic acid
Nói chung acid folic dung nạp tốt.
Hiếm gặp:
Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Sorbitol

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Sorbitol
Dược lực của Sorbitol
- Thuốc nhuận trường thẩm thấu.
- Thuốc có tác động hướng gan-mật.
Dược động học của Sorbitol
Sorbitol được hấp thu kém qua đường tiêu hoá,
Sau khi uống, sorbitol được chuyển hóa thành fructose nhờ vào men sorbitol-deshydrogenase, sau đó chuyển thành glucose.
Một tỷ lệ rất nhỏ sorbitol không bị chuyển hóa được đào thải qua thận, phần còn lại qua đường hô hấp dưới dạng CO2.
Tác dụng của Sorbitol
Sorbitol (D-glucitol) là một rượu có nhiều nhóm hydroxyl, có vị ngọt bằng 1/2 đường mía (sarcarose). Thuốc thúc đẩy sự hydrat hoá các chất chứa trong ruột. Sorbitol kích thích tiết cholecystokinin-pancreazymin và tăng nhu động ruột nhờ tác dụng nhuận tràng thẩm thấu.
Sorbitol chuyển hoá chủ yếu ở gan thành fructose, một phản ứng được xúc tác bởi sorbitol dehydrogenase. Một số sorbitol có thể chuyển đổi thẳng thành glucose nhờ aldose reductase.
Chỉ định khi dùng Sorbitol
Ðiều trị triệu chứng táo bón.
Ðiều trị triệu chứng các rối loạn khó tiêu.
Cách dùng Sorbitol
Ðiều trị ngắn hạn.
Ðiều trị triệu chứng các rối loạn khó tiêu:
Người lớn: 1-3 gói/ngày, pha trong nửa ly nước, uống trước các bữa ăn hoặc lúc có các rối loạn.
Phụ trị chứng táo bón:
Người lớn: 1 gói, uống vào buổi sáng lúc đói.
Trẻ em: nửa liều người lớn.
Thận trọng khi dùng Sorbitol
Không dùng trong trường hợp tắc mật.
Ðối với người bệnh kết tràng, tránh dùng lúc đói và nên giảm liều.
Chống chỉ định với Sorbitol
Bệnh kết tràng thực thể (viêm loét trực-kết tràng, bệnh Crohn).
Hội chứng tắc hay bán tắc, hội chứng đau bụng không rõ nguyên nhân.
Không dung nạp fructose (bệnh chuyển hóa rất hiếm gặp).
Tương tác thuốc của Sorbitol
Không nên phối hợp:
- Kayexalate (đường uống và đặt hậu môn): có nguy cơ gây hoại tử kết tràng.
Tác dụng phụ của Sorbitol
Có thể gây tiêu chảy và đau bụng, đặc biệt ở bệnh nhân bị bệnh kết tràng chức năng.
Quá liều khi dùng Sorbitol
Rối loạn nước và điện giải do dùng nhiều liều lăph lại. Nước và điện giải phải được bù nếu cần.
Đề phòng khi dùng Sorbitol
Không dùng thuốc kéo dài.
Không dùng thuốc khi bị tắc đường dẫn mật.
Người bệnh đại tràng kích thích: Tránh dùng thuốc khi đói, giảm liều.
Ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa biết.
Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc: Chưa biết.
Bảo quản Sorbitol
Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng, tránh ẩm, baơ quản dưới 30 độ C.