Syndent Plus Dental Gel

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Metronidazole 1%; Chlorhexsidine Glucogonate Solution 0.25%; Lidocain Hydrochloride 2%
Dạng bào chế
Gel
Dạng đóng gói
Hộp 1 tuýp 20g
Sản xuất
Synmedic Laboratories - ẤN ĐỘ
Đăng ký
Synmedic Laboratories - ẤN ĐỘ
Số đăng ký
VN-0653-06
Chỉ định khi dùng Syndent Plus Dental Gel
* ĐẶC TÍNH:
Metronidazole là một tác nhân kháng khuẩn rất mạnh đối với các vi khuẩn hiện diện chủ yếu ở các ổ viêm nướu chân răng trong bệnh viêm nha chu. Hoạt chất kháng khuẩn của metronidazole trên Bacteriodes spp., Fusobacterium, Woloinella, Spirochaetes và các vi khuẩn kỵ khí thường trú như Actinobacillus actinomycetemcomitans cũng mẫn cảm với nồng độ Metronidazole dạng bôi tại chỗ của Syndent Plus.
Chlohexidine là dung dịch sát trùng ngoài da và niêm mạc có tác dụng tốt trên nhiều loạivi khuẩn hiếu khi Gr(-) và Gr(+) nhất là các nhiễm trùng răng miệng. Chlohexidine có hiệu quả tốt chống mảng bám răng.
Lidocain là thuốc gây tê bề mặt, giảm đau tại chỗ. Ức chế kênh Na+ trên màng tế bào thần kinh ngăn chặn sự khử cực làm cho luồn thần kinh (cảm giác đau) không dẫn truyền được. 
 * CHỈ ĐỊNH:
Syndent- Plus được chỉ định điều trị:
-Ngăn ngừa nhiễm trùng nướu và giảm ê buốt cho bệnh nhân sau khi cao vôi răng, mài cùi răng phục hình cố định.
-Viêm nha chu mãn tính.
-Những viêm nhiễm xuất hiện khi bệnh nhân mang răng giả.
-Phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng trong nhổ răng sữa
-Sát trùng, sát khuẩn gây tê tại chỗ trước và sau khi chích.
-Viêm nhiễm sau nhổ răng.
-Aptơ vùng lưỡi và niêm mạc...
Cách dùng Syndent Plus Dental Gel
Syndent-Plus được thoa trên vùng nướu răng bị bệnh 3 ngày lần. Liều lượng tùy thuộc vào từng bệnh nhân và tùy vào số tăng bệnh viHẠN DÙNG:
24 tháng kể từng ngày sản xuất
Chống chỉ định với Syndent Plus Dental Gel
Chống chỉ định với những bệnh nhân mẫn cảm với Chlorhexidine, Metronidazole và Lidocain Hydrochloride hoặc bất kỳ thành phần nào cuỉa thuốc. Trẻ em dưới 30 tháng tuổi
Bảo quản Syndent Plus Dental Gel
BẢO QUẢN : ở nhiệt độ dưới 30 độ, không để đông lạnh

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Metronidazole

Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Metronidazole
Dược lực của Metronidazole
Metronidazole là thuốc kháng khuẩn thuộc họ nitro-5 imidazole.
Dược động học của Metronidazole
- Hấp thu: Sau khi uống, metronidazole được hấp thu nhanh, ít nhất 80% sau 1 giờ. Với liều tương đương, nồng độ huyết thanh đạt được sau khi uống và tiêm truyền như nhau. Ðộ khả dụng sinh học khi uống là 100% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
- Phân bố:Khoảng 1 giờ sau khi uống 500 mg, nồng độ huyết thanh tối đa đạt trung bình 10mcg/ml.Thời gian bán hủy huyết thanh: 8-10 giờ. Ít liên kết với protein huyết tương: Metronidazole qua được hàng rào nhau thai và qua sữa mẹ.
- Chuyển hóa sinh học: Metronidazole được chuyển hóa chủ yếu ở gan, bị oxyde hóa cho ra 2 chất chuyển hóa chính:
+ Chất chuyển hóa alcohol, là chất chuyển hóa chính, có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí (khoảng 30% so với metronidazole), thời gian bán hủy: 11 giờ.
+ Chất chuyển hóa acid, có tác dụng diệt khuẩn khoảng 5% so với metronidazole.
- Bài tiết: Nồng độ cao ở gan và mật, thấp ở kết tràng. Ít bài tiết qua phân. Bài tiết chủ yếu qua nước tiểu do metronidazole và các chất chuyển hóa oxyde hóa hiện diện trong nước tiểu từ 35 đến 65% liều dùng.
Tác dụng của Metronidazole
Metronidazol có tác dụng tốt với cả amip ở trong và ngoài ruột, cả thể cấp và thể mạn. Với lỵ amip mạn ở ruột, thuốc có tác dụng yếu hơn do ít xâm nhập vào đại tràng.
Thuốc còn có tác dụng tốt với Trichomanas vaginalis, Giardia, các vi khuẩn kỵ khí gram âm kể cả Bacteroid, Clostridium, Helicobacter nhưng không có tác dụng trên vi khuẩn ưa khí.
Cơ chế tác dụng của metronidazol: Nhóm nitro của metronidazol bị khử bởi protein vận chuyển electron hoặc bởi ferredoxin. Metronidazol dạng khử làm mất cấu trúc xoắn của ADN, tiêu diệt vi khuẩn và sinh vật đơn bào.
Chỉ định khi dùng Metronidazole
- Bệnh do amip. - Bệnh đường niệu-sinh dục do trichomonas. - Viêm âm đạo không đặc hiệu. - Bệnh do Giardia intestinalis. - Ðiều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí trong phẫu thuật. - Ðiều trị dự phòng nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí trong các trường hợp phẫu thuật có nguy cơ cao. - Dùng liên tục với đường tiêm truyền để điều trị hoặc phòng ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí.
Cách dùng Metronidazole
Bệnh amip:
Người lớn: 1,5g/ngày, chia làm 3 lần.
Trẻ em: 30-40mg/kg/ngày, chia làm 3 lần.
Trong bệnh amip ở gan, ở giai đoạn mưng mủ, cần dẫn lưu mủ song song với điều trị bằng metronidazole.
Ðiều trị liên tục trong 7 ngày.
Bệnh do trichomonas:
- Ở phụ nữ (viêm âm đạo và niệu đạo do trichomonas): liều duy nhất 2g hoặc điều trị phối hợp trong 10 ngày: 500mg/ngày, chia làm 2 lần, và đặt thêm 1 viên trứng vào buổi tối. Cần điều trị đồng thời cho cả người có quan hệ tình dục, ngay cả khi không có triệu chứng bệnh.
- Ở nam giới (viêm niệu đạo do trichomonas): liều duy nhất 2g hoặc 500mg/ngày chia làm 2 lần, uống trong 10 ngày.
Rất hiếm khi cần phải tăng liều đến 750 mg hoặc 1g/ngày.
Bệnh do Giardia intestinalis: điều trị liên tục trong 5 ngày.
- Người lớn: 750mg - 1g/ngày.
- Trẻ em:
+ từ 10 đến 15 tuổi: 500mg/ngày;
+ từ 5 đến 10 tuổi: 375mg/ngày;
+ từ 2 đến 5 tuổi: 250mg/ngày.
Viêm âm đạo không đặc hiệu:
- 500mg, 2lần/ngày, uống trong 7 ngày. Ðiều trị đồng thời cho cả người có quan hệ tình dục.
- Trong một số trường hợp viêm âm đạo, có thể kết hợp uống và đặt tại chỗ 1 viên trứng/ngày.
Nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí: (điều trị đầu tay hoặc chuyển tiếp)
- Người lớn: 1-1,5g/ngày.
- Trẻ em: 20-30mg/kg/ngày.
Dự phòng nhiễm vi khuẩn kỵ khí trong phẫu thuật:
Metronidazole được dùng phối hợp với một thuốc có tác động trên vi khuẩn đường ruột.
- Người lớn: 500mg mỗi 8 giờ, bắt đầu dùng thuốc 48 giờ trước khi phẫu thuật, liều cuối cùng 12 giờ sau phẫu thuật.
- Trẻ em: 20 đến 30mg/kg/ngày, cùng phác đồ như người lớn.
Thận trọng khi dùng Metronidazole
Theo dõi công thức bạch cầu khi có tiền sử rối loạn thể tạng máu hay khi điều trị liều cao và/hoặc kéo dài. Trường hợp bị giảm bạch cầu, việc tiếp tục điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng của nhiễm trùng.
LÚC CÓ THAI
Những nghiên cứu ở động vật cho thấy metronidazole không gây quái thai và không độc đối với phôi thai.
Nghiên cứu trên hàng trăm phụ nữ có thai sử dụng metronidazole trong 3 tháng đầu thai kỳ, không có trường hợp gây dị dạng nào; và nghiên cứu sử dụng sau 3 tháng này không thấy độc đối với phôi. Do đó, metronidazole không chống chỉ định ở phụ nữ có thai trong trường hợp cần thiết.
LÚC NUÔI CON BÚ
Tránh dùng metronidazole khi nuôi con bú bằng sữa mẹ do thuốc được bài tiết qua sữa mẹ.
Chống chỉ định với Metronidazole
Quá mẫn cảm với imidazole.
Bệnh nhân động kinh.
Rối loạn đông máu.
Người mang thai 3 tháng đầu, thời kỳ cho con bú.
Tương tác thuốc của Metronidazole
Không nên phối hợp:
- Disulfiram: vì có thể gây cơn hoang tưởng và rối loạn tâm thần.
- Rượu: hiệu ứng antabuse (nóng, đỏ, nôn mửa, tim đập nhanh).
Thận trọng khi phối hợp:
- Các thuốc chống đông máu dùng uống (như warfarin: tăng tác dụng thuốc chống đông máu và tăng nguy cơ xuất huyết (do giảm chuyển hóa ở gan). Kiểm tra thường xuyên tỷ lệ prothrombine và theo dõi INR. Ðiều chỉnh liều dùng của thuốc chống đông trong thời gian điều trị với metronidazole đến 8 ngày sau khi ngưng điều trị.
Các phối hợp cũng nên lưu ý:
- 5 Fluoro-uracil: làm tăng độc tính của 5 Fluoro-uracil do giảm sự thanh thải.
Xét nghiệm cận lâm sàng:
Metronidazole có thể làm bất động xoắn khuẩn, do đó làm sai kết quả xét nghiệm Nelson.
Tác dụng phụ của Metronidazole
Hiếm, tuy nhiên đôi khi cũng được ghi nhận:
Rối loạn nhẹ đường tiêu hóa: buồn nôn, biếng ăn, miệng có vị kim loại, đau thượng vị, ói mửa, tiêu chảy.
Ngoại lệ:
- Những phản ứng ở da-niêm mạc: nổi mề đay, cơn bừng vận mạch, ngứa, viêm lưỡi với cảm giác khô miệng;
- Những dấu hiệu thần kinh-tâm thần: nhức đầu. chóng mặt, lẫn, co giật;
- Viêm tụy, hồi phục khi ngưng điều trị.
- Giảm bạch cầu.
- Bệnh thần kinh cảm giác ngoại biên, các triệu chứng này luôn luôn giảm rồi hết hẳn khi ngưng điều trị.
Ngoài ra, nước tiểu có thể nhuộm màu nâu đỏ do các sắc tố hình thành do chuyển hóa của thuốc.
Đề phòng khi dùng Metronidazole
Bệnh nhân suy gan, nhiễm nấm Candida, đang dùng corticoid. 6 tháng cuối thai kỳ: hạn chế dùng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Lidocain

Nhóm thuốc
Thuốc gây tê, mê
Thành phần
Lidocaine hydrochloride
Tác dụng của Lidocain
Lidocain là thuốc tê tại chỗ, nhóm amid, có thời gian tác dụng trung bình. Thuốc tê tại chỗ phong bế cả sự phát sinh và dẫn truyền xung động thần kinh bằng cách giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh với ion natri, do đó ổn định màng và ức chế sự khử cực, dẫn đến làm giảm lan truyền hiệu điện thế hoạt động và tiếp đó là block dẫn truyền xung động thần kinh. Lidocain được dùng rộng rãi nhất, gây tê nhanh hơn, mạnh hơn, rộng hơn và thời gian dài hơn so với procain cùng nồng độ. Lidocain còn được dùng cho người mẫn cảm với thuốc tê loại ester.
Lidocain là thuốc chống loạn nhịp,chẹn kênh Na+, nhóm 1B, được dùng tiêm tĩnh mạch để điều trị loạn nhịp tâm thất. Lidocain làm giảm nguy cơ rung tâm thất ở người nghi có nhồi máu cơ tim.
Lidocain còn chẹn cả những kênh Na+ mở và kênh Na+ không hoạt hoá của tim. Sự phục hồi sau đó nhanh, nên lidocain có tác dụng trên mô tim khử cực(thiếu máu cục bộ) mạnh hơn là trên tim không thiếu máu cục bộ.
Chỉ định khi dùng Lidocain
Gây tê trong phẫu thuật, răng hàm mặt, chống loạn nhịp tim.
Lidocain là thuốc chọn lọc để điều trị ngoại tâm thu thất trong nhồi máu cơ tim, điều trị nhịp nhanh thất và rung tâm thất.
Cách dùng Lidocain
- Gây tê tiêm ngấm (dưới da hay quanh dây thần kinh) dung dịch 0,25-0,5%, phẫu thuật nhỏ; 2-5ml dd 0,5%, phẫu thuật lớn tới 100ml. Tối đa: 3mg/kg
- Gây tê dẫn truyền dung dịch: 1-2%. Có thể tới 50ml (1%).
- Gây tê ngoài màng cứng: dd 0,2-5% dùng 20-30ml (1,5%).
- Gây tê bề mặt, tùy theo bề mặt (niêm mạc) dd 1-2%.
Thận trọng khi dùng Lidocain
Dung dịch để tiêm truyền IV phải đem pha loãng trước khi tiêm. Không tiêm IV trực tiếp. Nếu có suy tim, suy gan thì phải giảm liều.
- Có thể dùng phối hợp với adrenalin (dung dịch 0,001%) để kéo dài thời gian tê, khi đó có thể dùng gấp đôi liều kể trên. Nhưng tránh dùng phối hợp này khi gây tê gần ngón tay và ở qui đầu vì có thể gây ra hoại thư.
- Luôn có phương tiện cấp cứu (hồi sức, oxy, thuốc...) phòng phản ứng phụ liên quan đến tim mạch, hô hấp, thần kinh.
- Không được tiêm vào mạch, khi tiêm thỉnh thoảng phải kiểm tra đề phòng tiêm vào mạch.
- Phải thận trọng, kỹ thuật chuyên sâu, chính xác để đảm bảo an toàn và hiệu quả, liều lượng thích hợp, nhất là gây tê các vùng khác nhau.
- Giảm liều với người cao tuổi, người mất sức, bệnh cấp tính và tình trạng sinh lý, thần kinh bất thường.
- Phong bế ngoài màng cứng, dưới nhện coi chừng hạ huyết áp và chậm nhịp tim, cần có sẵn dịch truyền, thuốc vận mạch và oxygen để cấp cứu.
- Thận trọng khi dùng với người chậm nhịp nặng, rối loạn dẫn truyển trong tim, ngộ độc digital nặng; người suy gan – thận. - Phong bế cạnh cổ tử cung, gây chậm nhịp tim thai nhi có khi tử vong.
- Tiêm vào mạch, dưới nhện vùng đầu, cổ, hậu nhãn cầu, quanh chân răng,..hạch sao đưa đến phản ứng phụ nghiêm trọng (như ngừng hô hấp). Cần có phương tiện cấp cứu sẵn sàng.
- Thận trọng với người tăng thân nhiệt ác tính di truyền.
- Thuốc phản ứng với kim loại, gây kích ứng nặng chỗ tiêm, tránh để thuốc tiếp xúc lâu với kim loại (kể cả bơm tiêm) thuốc đổi màu, thuốc thừa đơn liều phải bỏ đi.
- Thuốc có hiệu quả giảm đau sản khoa, ít tác dụng phụ (nhưng phong bế cạnh cổ tử cung gây chậm nhịp tim thai).
- Phản ứng phụ thường gặp: lo lắng, choáng váng, mờ mắt, run, ngủ gà; tê, ù tai, tê lưỡi, nôn, buồn nôn, mất định hướng.
Hiếm gặp: co giật, ức chế hô hấp hoặc ngừng hô hấp, hạ huyết áp, trụy tim mạch, chậm nhịp tim, ngừng tim. Mất ý thức. Dị ứng hiếm: viêm da, co thắt phế quản, sốc phản vệ. Thần kinh: kéo dài mất cảm giác, loạn cảm, mệt mỏi, liệt chi dưới, mất điều khiển, co thắt.
Chống chỉ định với Lidocain
Quá mẫn với thuốc.
Hội chứng W.P.W.
Rối loạn dẫn truyền rõ rệt.
Suy tim hoặc gan nặng.
Mạch chậm.
Người bệnh có hội chứng Adám-Stockes hoặc có rối loạn xoang-nhĩ nặng, block trong thất.
Rối loạn chuyển hoá porphyrin.
Tương tác thuốc của Lidocain
Các thuốc chống loạn nhịp tim khác. Thuốc lợi niệu. Thuốc chẹn bêta. Thuốc điều trị dạ dày như cimetidine.
Adrenalin phối hợp với lidocain làm giảm tốc độ hấp thu và độc tính, do đó kéo dài thời gian tác dụng của lidocain.
Những thuốc gây tê dẫn chất amid có tác dụng chống loạn nhịp khácn hư mexiletin, tocainid, hoặc lidocain dùng toàn thân hoặc thuốc tiêm gây tê cục bộ: sẽ gây nguy cơ độc hại(do tác dụng cộng hợp trên tim) vànguy cơ quá liều khi dùng lidocain toàn thân hoặc thuốc tiêm gây tê cục bộ), nếu dùng đồng thời bôi, đắp lidocain trên niêm mạc với lượng lớn, dùng nhiều lần, dùng ở vùng miệng và họng hoặc nuốt.
Tác dụng phụ của Lidocain
Cùng với tác dụng phong bế dẫn truyền ở sợi trục thần kinh tại hệ thần kinh ngoại vi, thuốc tê ảnh hưởng đến chức năng của tất cả những cơ quan mà sự dẫn truyền xung động tới. Do đó thuốc có tác dụng quan trọng trên hệ thần kinh trung ương, các hạch tự động, khớp thần kinh cơ và tất cả các dạng cơ. Mức độ nguy hiểm của các tác dụng phụ tỷ lệ với nồng độ của thuốc tê trong tuần hoàn.
- Thường gặp: Chóng mặt, buồn ngủ, dị cảm, hôn mê, co giật, hạ huyết áp, rét run.
- Ít gặp: block tim, loạn nhịp, truỵ tim mạch, ngừng tim, khó thở, suy giảm hoặc ngừng hô hấp, ngủ lịm, hôn mê, kích động, co giật, ngứa, phù da, buồn nôn, nôn, dị cảm, nhìn mờ, song thị...
Quá liều: tử vong do rung tâm thất hoặc ngừng tim.
Quá liều khi dùng Lidocain
Thường do tiêm nhầm vào khoang dưới nhện và nồng độ thuốc cao trong huyết tương. Nhiễm độc thuốc gây tê lọai amid: bồn chồn, lo lắng, nhìn mờ, run, ngủ gà, co giật, mất ý thức, có thể ngừng thở. Hạ huyết áp, ức chế tim, ngừng tim.
Xử trí: thông khí chống co giật. Dùng diazepam, Na thiopenton, Nếu cần dùng Suxamethonium, thông khí nhân tạo hồi sức tim mạch.
Lưu ý liều độc của thuốc rất khác với từng người, thủ thuật tiến hành và chỉ định. Liều dùng không vượt quá 3mg/kg nhưng phụ thuộc phương thức gây tê. Cần theo dõi sát người bệnh, đủ phương tiện cấp cứu. Ở người huyết áp thấp, dùng quá liều, sai tư thế bệnh nhân, tiêm nhầm vào khoang dưới nhện khi gây tê màng cứng đoạn cột sống ngực, thắt lưng và chùm đuôi ngựa gây ra tụt huyết áp, hạ nhiệt khoảng gian sườn – Phong bế giao cảm có thể gây ra hạ huyết áp và chậm nhịp tim. Nên làm liều kiểm tra (test dose).
Bảo quản Lidocain
Thuốc độc bảng B.
Giảm độc: Thuốc tiêm 2%, viêm 250mg.