Đề phòng loại ghép ở bệnh nhân nhận ghép gan, thận hoặc tim.Điều trị loại ghép ở bệnh nhân nhận ghép đề kháng với những thuốc ức chế miễn dịch khác.Đặc tính dược lực học:Ở cấp độ phân tử, tác dụng của tacrolimus là do gắn với cytosolic protein (FKBP12), protein chịu trách nhiệm cho sự tích lũy hợp chất nội bào. Phức hợp FKBP12-tacrolimus gắn kết đặc hiệu, cạnh tranh và ức chế calcineurin, dẫn đến ức chế sự truyền tín hiệu tế bào T phụ thuộc calci, do đó ngăn chặn sự phiên mã của của các gen mã hóa lymphokin.Tacrolimus là một tác nhân ức chế miễn dịch mạnh và cho thấy hoạt tính trong các thử nghiệm in vitro và in vivo.Đặc biệt, tacrolimus ức chế sự hình thành lymphocyt độc tế bào, chất chịu trách nhiệm chính trong thải ghép. Tacrolimus ức chế hoạt hóa tế bào T và sự tăng sinh tế bào B phụ thuộc tế bào T trợ giúp, cũng như sự hình thành của các lymphokin (như interleukin-2, -3, và γ-interferon) và sự biểu hiện của receptor interleukin-2.Đặc tính dược động học: Khó dự đoán được sự hấp thu của tacrolimus sau khi uống. Sinh khả dụng đường uống khác nhau nhiều giữa các cá thể, thông thường khoảng 15 - 20%. Thuốc được hấp thu ít hoặc không hấp thu khi dùng qua da.Thuốc được phân bố rộng rãi vào các mô sau khi tiêm tĩnh mạch. Trong máu, khoảng 80% thuốc gắn với hồng cầu. Dược động học của tacrolimus thay đổi do sự thay đổi tỉ lệ gắn kết này với hồng cầu. Đối với phần thuốc trong huyết tương, khoảng 99% gắn với protein huyết tương. Tacrolimus chuyển hóa mạnh qua gan, chủ yếu bởi cytochrom P450 isoenzym CYP3A4 và bài tiết chủ yếu qua mật dưới dạng các chất chuyển hóa. Có một số sự chuyển hóa xảy ra trong đường tiêu hóa. Thời gian bán thải trong máu toàn phần trung bình 43 giờ ở người khỏe mạnh và khoảng 12 - 16 giờ ở bệnh nhân ghép cơ quan.
Cách dùng Tagraf 1.0
Nên uống thuốc lúc bụng đói hoặc ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 - 3 giờ sau bữa ăn để thuốc được hấp thu tối đa. Người lớn:Bệnh nhân nhận ghép gan: khởi đầu uống 100 - 200 mcg/ kg mỗi ngày, chia làm 2 lần.Bệnh nhân nhận ghép tim: khởi đầu uống 75 mcg/ kg mỗi ngày, chia làm 2 lần.Bệnh nhân nhận ghép thận: khởi đầu uống 150 - 300 mcg/ kg mỗi ngày, chia làm 2 lần.Trẻ em:Bệnh nhi nhận ghép gan và ghép thận: khởi đầu uống 300 mcg/ kg mỗi ngày, chia làm 2 lần.Dùng thuốc ngay trong khoảng 6 giờ sau khi hoàn tất ghép gan, tim và trong vòng 24 giờ sau khi hoàn tất ghép thận. Liều duy trì nên được điều chỉnh dựa theo nồng độ đáy tacrolimus trong máu toàn phần hoặc huyết tương của từng bệnh nhân. Đa số bệnh nhân đáp ứng tốt khi duy trì nồng độ trong máu toàn phần dưới 20 ng/ ml. Trẻ em thường cần liều lớn hơn 1,5 - 2 lần liều người lớn để đạt được cùng một nồng độ thuốc trong máu.QUÁ LIỀU - XỬ TRÍ:Chưa có đầy đủ thông tin về quá liều. Triệu chứng bao gồm run, nhức đầu, buồn nôn và nôn mửa, nhiễm trùng, nổi mày đay, ngủ lịm, tăng urê huyết, tăng nồng độ creatinin huyết thanh, tăng nồng độ alanin aminotransferase.Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho tacrolimus. Nếu xảy ra quá liều, nên điều trị triệu chứng và hỗ trợ khi cần thiết.Do thuốc có khối lượng phân tử lớn, tan ít trong nước và gắn kết rộng với hồng cầu và protein huyết tương nên có thể dự đoán tacrolimus không bị thẩm tách. Ở những bệnh nhân với nồng độ huyết tương rất cao, lọc máu hoặc lọc thẩm tách máu có hiệu quả trong việc giảm nồng độ độc chất. Trong trường hợp ngộ độc đường uống, có thể súc ruột và/ hoặc dùng chất hấp phụ (như than hoạt) nếu vừa mới uống thuốc.
Chống chỉ định với Tagraf 1.0
Quá mẫn với tacrolimus hoặc các macrolid khác. Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tương tác thuốc của Tagraf 1.0
Độc tính thận tăng lên khi dùng tacrolimus chung với các thuốc có khả năng độc thận (ciclosporin). Nên tránh phối hợp. Không nên phối hợp tacrolimus với các thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali. Tacrolimus được chuyển hóa qua cytochrom P450 isoenzym CYP3A4. Những thuốc ức chế enzym này như thuốc kháng nấm azol, bromocriptin, thuốc chẹn kênh calci, cimetidin, một số corticoid, ciclosporin, danazol, thuốc ức chế HIV-protease, delavirdin, kháng sinh nhóm macrolid và metoclopramid có thể làm tăng nồng độ tacrolimus trong máu. Nước ép bưởi cũng ức chế chuyển hóa của tacrolimus, nên tránh dùng. Những thuốc cảm ứng cytochrom P450 isoenzym CYP3A4 như carbamazepin, nevirapin, phenobarbital, phenytoin và rifampicin có thể làm giảm nồng độ tacrolimus trong máu. Tránh dùng các vắc xin sống trong suốt quá trình trị liệu ức chế miễn dịch vì tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Tác dụng phụ của Tagraf 1.0
Tacrolimus có thể gây độc thần kinh và độc thận. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là run, nhức đầu, dị cảm; buồn nôn và tiêu chảy; tăng huyết áp, tăng bạch cầu, suy thận, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Ngoài ra còn gặp rối loạn điện giải, tăng kali huyết. Ít gặp: biến đổi tâm trạng, rối loạn giấc ngủ, lẫn lộn, chóng mặt, ù tai, rối loạn thị giác, co giật; rối loạn chuyển hóa carbohydrat, tiểu đường; thay đổi ECG và tim đập nhanh, phì đại cơ tim (đặc biệt ở trẻ em); táo bón, khó tiêu, xuất huyết tiêu hóa; khó thở, hen suyễn, tràn dịch màng phổi; rụng tóc, rậm lông, nổi ban và ngứa; đau khớp hoặc đau cơ, chuột rút; phù ngoại vi, rối loạn chức năng gan, rối loạn đông máu. Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Đề phòng khi dùng Tagraf 1.0
Tránh sử dụng tacrolimus ở bệnh nhân quá mẫn với macrolid. Có thể cần thiết điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan và bệnh nhân suy thận trước đó. Theo dõi nồng độ tacrolimus trong máu ở tất cả các bệnh nhân. Trong suốt giai đoạn đầu sau ghép, phải theo dõi các thông số sau: huyết áp, ECG, tình trạng thần kinh và thị giác, đường huyết, điện giải (đặc biệt là kali), test chức năng gan, thận, công thức máu, các chỉ số đông máu và protein huyết tương. Nếu tình trạng bệnh nhân thay đổi trên lâm sàng, phải xem xét điều chỉnh liệu pháp ức chế miễn dịch. Cũng như các thuốc ức chế miễn dịch khác, bệnh nhân dùng tacrolimus làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh ác tính. Sử dụng thận trọng các dụng cụ tử cung và tránh dùng các vắc xin sống trong suốt quá trình trị liệu ức chế miễn dịch vì tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tacrolimus có thể ảnh hưởng chức năng thần kinh và thị giác. Bệnh nhân nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm nếu bị ảnh hưởng bởi những tác dụng không mong muốn này. Để xa tầm tay trẻ em. SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Đối với phụ nữ có thai: Tacrolimus đi qua nhau thai, tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của nó lên thai nhi. Ở người mẹ dùng tacrolimus, đã xảy ra tǎng kali máu và tổn thương thận ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tacrolimus cho phụ nữ có thai, chỉ dùng khi thật cần thiết. Đối với phụ nữ cho con bú: tacrolimus phân bố vào sữa mẹ. Vì vậy người mẹ cần ngừng nuôi con bằng sữa mẹ khi dùng tacrolimus. TÁC ĐỘNG TRÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Tacrolimus có thể ảnh hưởng chức năng thần kinh và thị giác, đặc biệt khi dùng kèm với rượu. Bệnh nhân nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm nếu bị ảnh hưởng bởi những tác dụng không mong muốn này.
Dùng Tagraf 1.0 theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Tacrolimus
Nhóm thuốc
Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
Thành phần
tacrolimus
Tác dụng của tacrolimus
Thuốc tacrolimus được sử dụng chung với các thuốc khác để ngăn ngừa sự đào thải của thận, tim hoặc gan được cấy ghép. Dạng thuốc tiêm được sử dụng khi bạn không thể dùng đường uống. Bác sĩ sẽ dùng thuốc tiêm nếu bạn không thể uống thuốc nhưng sau đó sẽ chuyển sang dạng đường uống cho bạn càng sớm càng tốt. Thuốc này thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch, tác động làm suy giảm hệ miễn dịch để giúp cơ thể chấp nhận một cơ quan mới cấy ghép.
Chỉ định khi dùng tacrolimus
Điều trị các triệu chứng của bệnh eczema (viêm da dị ứng) ở những bệnh nhân không thể sử dụng các loại thuốc khác hoặc đã điều trị với thuốc khác nhưng không thành công. Chàm thể tạng người lớn.
Cách dùng tacrolimus
Liều dùng thông thường dành cho người lớn có cấy ghép thận– phòng ngừa đào thải: Bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng loại thuốc phóng thích tức thời kếp hợp với thuốc azathioprine và liều khởi đầu là 0,1 mg/kg, 12 giờ dùng 1 lần. Nếu dùng kết hợp với mycophenolate mofetil (MMF)/chất đối kháng thụ thể interleukin-2 (IL-2) thì liều khởi đầu là 0,05 mg/kg, 12 giờ dùng 1 lần. Bạn nên dùng thuốc từ 24 giờ sau phẫu thuật, nhưng phải ngưng thuốc cho đến khi chức năng thận hồi phục. Đối với loại thuốc phóng thích kéo dài, bạn nên dùng kết hợp với basiliximab induction, MMF và corticosteroids. Liều khởi đầu là 0,15 mg/kg/ngày. Bạn dùng liều đầu tiên trước hoặc trong vòng 48 giờ sau khi hoàn thành cấy ghép và có thể ngưng dùng thuốc cho đến khi chức năng thận được hồi phục. Nếu dùng kết hợp với MMF và corticosteroids, nhưng không có basiliximab induction, bạn uống một liều 0,1 mg/kg/ngày trong vòng 12 giờ trước khi phẫu thuật và uống một liều 0,2 mg/kg/ngày sau khi phẫu thuật. Bạn nên dùng liều hậu phẫu đầu tiên trong vòng 12 giờ sau khi tái tưới máu nhưng không ít hơn 4 giờ đồng hồ sau liều tiền phẫu. Nếu truyền tĩnh mạch, bác sĩ sẽ truyền thuốc liên tục với liều 0,03 đến 0,05 mg/kg/ngày. Liều dùng thông thường dành cho người lớn bị bệnh mô ghép chống lại vật chủ: Để ngăn ngừa bệnh, bạn sẽ được truyền thuốc liên tục với liều lượng 0,03 mg/kg/ngày (dựa trên cân nặng của cơ thể) và bắt đầu truyền ít nhất 24 giờ trước khi truyền tế bào gốc và tiếp tục cho đến khi bạn có thể dung nạp được thuốc uống. Để điều trị bệnh, bạn sẽ được truyền thuốc liên tục với 0,03 mg/kg/ngày (dựa trên cân nặng của cơ thể).
Thận trọng khi dùng tacrolimus
Lưu ý khi sử dụng: Các trường hợp dưới đây cần thận trọng khi sử dụng thuốc để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến tình trạng bệnh và sức khỏe, cũng như cần chứ ý các điểm sau: – Trẻ > 2 tuổi. – Người bệnh suy gan, chứng đỏ da toàn thân. – Phụ nữ có thai và cho con bú. – Tránh để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tia cực tím. – Không bôi cùng với chế phẩm ngoài da khác. – Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt & niêm mạc. – Không băng kín chỗ bôi thuốc.
Chống chỉ định với tacrolimus
Thuốc chống chỉ định sử dụng với các trường hợp quá mẫn với macrolide, tacrolimus hoặc với thành phần thuốc.
Tác dụng phụ của tacrolimus
Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón; Đau đầu; Các vấn đề về giấc ngủ (mất ngủ); Sưng phù ở bàn tay hoặc bàn chân. Tác dụng phụ nghiêm trọng: Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm, đau miệng và cổ họng; Thay đổi trạng thái thần kinh, các vấn đề về giọng nói hoặc đi lại, giảm thị lực (có thể bắt đầu từ từ và trở nặng nhanh); Da xanh xao hoặc vàng, nước tiểu có màu sậm, lẫn lộn hoặc suy nhược; Cảm giác mê sảng hoặc hơi thở ngắn, nhịp tim nhanh, giảm khả năng tập trung; Đau ở vùng lưng dưới hoặc sườn, có máu trong nước tiểu, đau hoặc nóng rát khi tiểu tiện; Tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không tiểu tiện; Ho khan, ho có đờm hoặc máu, đổ mồ hôi, thở khò khè, thở hổn hển, đau ngực; Run rẩy, co giật (động kinh); Nồng độ kali huyết cao (nhịp tim chậm, mạch yếu, yếu cơ, cảm giác ngứa ran); Nồng độ magiê thấp (cử động cơ bắp vụng về, yếu cơ hoặc cảm giác ủ rũ, phản xạ chậm); Tăng huyết áp (đau đầu dữ dội, thị lực yếu, ù tai, lo lắng, đau ngực, hơi thở ngắn, nhịp tim không đều); Đường huyết cao (khát nước nhiều hơn, tiểu tiện nhiều hơn, đói bụng, khô miệng, hơi thở có mùi trái cây, buồn ngủ, khô da, thị lực yếu, sụt cân).