Thần tài viêm gan tố

Thành phần
Ðương quy, Actiso, Diệp hạ châu, địa hoàng, xích thược, Mẫu đơn bì, miết giáp, Tỳ giải, hà thủ ô, kim ngân hoa
Dạng bào chế
Thuốc nước
Dạng đóng gói
Hộp 1chai thuỷ tinh 140ml; 280ml; hộp1chai nhựa PET 140ml; 280ml thuốc nước
Hàm lượng
140ml, 280ml
Sản xuất
Cơ sở kinh doanh thuốc Y học Cổ truyền Lợi Hoà Ðường - VIỆT NAM
Số đăng ký
VND-3989-05

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ðương quy

    Nhóm thuốc
    Thuốc tác dụng đối với máu
    Tác dụng của Đương quy

    Đương quy là vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là loại cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2.000 – 3.000m với khí hậu ẩm mát. Lá của cây đương quy thường có hình mác dài, cuống ngắn hoặc không cuống. Cụm hoa tán kép, mang màu trắng lục nhạt.

    Ở Việt Nam, cây đương quy được trồng từ những năm 1960. Hiện nay, vị thuốc này được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng…

    Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như courmarin, sacharid, axit amin, sterol… Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12.

    Đương quy là một chi thực vật với hơn 60 họ khác nhau. Cây đương quy thường được dùng để tạo mùi. Trong y học nó được dùng để chữa bệnh về nội tiết, chữa đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da.

    Ngoài ra, đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản.

    Một số phụ nữ dùng đương quy để kích thích xuất kinh trong thời kỳ kinh nguyệt và dùng để phá thai. Khi dùng chung với các thuốc khác, nó có thể chữa chứng xuất tinh sớm.

    Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy một số công dụng của đương quy như:

    • Tác dụng an thần
    • Chữa chứng xuất tinh sớm.

    Đương quy

    Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng. Có 3 cách chế biến đương quy:

    • Quy đầu: lấy một phần về phía đầu
    • Quy thân: bỏ đầu và đuôi
    • Quy vĩ: lấy phần rễ và nhánh

    Rễ đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu bởi đây là lúc rễ chứa nhiều hoạt chất nhất. Sau khi thu hoạch, rễ đương quy sẽ được xông khói với khí sulfur và cắt thành lát mỏng.

    Cách dùng Đương quy

    Cây đương quy thường được dùng với liều lượng 3 – 6g/ngày dưới dạng rễ cây thô.

    Liều dùng của đương quy có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đương quy có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

    Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

    • Thuốc nhỏ
    • Chiết xuất
    • Rượu thuốc
    • Dùng cây thuốc tươi
    • Viên nang
    • Dầu xoa bóp.
    Tác dụng phụ của Đương quy

    Cây đương quy có một số tác dụng phụ bao gồm:

    • Huyết áp thấp
    • Chán ăn, đầy hơi, co thắt đường tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa
    • Kích ứng da, rối loạn cương dương
    • Nhạy cảm với ánh sáng, có nguy cơ nhiễm độc hoặc viêm da khi tiếp xúc với ánh sáng.

    Trong các trường hợp nguy cấp, người dùng sẽ bị xuất huyết nếu dùng cây đương quy chung với thuốc chống đông.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.


    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Actiso

    Nhóm thuốc
    Thuốc đường tiêu hóa
    Thành phần
    Cao lỏng Actisô
    Chỉ định khi dùng Actisô
    - Bảo vệ gan & thông mật trong các bệnh rối loạn chức năng gan, viêm túi mật, nổi mề đay.
    - Lợi tiểu.
    - Trị các rối loạn tiêu hóa như ăn chậm tiêu, ợ chua, đầy hơi, buồn nôn.
    Cách dùng Actisô
    Uống trước các bữa ăn.
    - Người lớn: 6 - 9 viên/ngày, chia làm 3 lần.
    - Trẻ em: 3 - 6 viên/ngày, chia làm 3 lần.
    Chống chỉ định với Actisô
    Suy tế bào gan, nghẽn mật.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Diệp hạ châu

    Thành phần
    Diệp hạ châu
    Tác dụng của Diệp hạ châu
    Ðối với viêm gan siêu vi thì chất đắng trong diệp hạ châu có tác dụng làm hạ men gan, giúp tăng cường chức năng gan và gây ức chế đến sự phát triển của virus gây viêm gan.
    Diệp hạ châu hỗ trợ điều trị men gan tăng cao, giúp tăng cường miễn dịch và bảo vệ tế bào gan, làm giảm tình trạng nám da, sạm da có nguyên nhân do gan gây ra.
    Chỉ định khi dùng Diệp hạ châu
    - Trị viêm gan, viêm gan virus, viêm gan mãn tính.
    - Thiểu năng gan, viêm gan gây mệt mỏi, ăn uống khó tiêu, vàng da, bí đại tiểu tiện, táo bón. Tiêu độc trong các trương hợp đinh râu, mụn nhọt, lở ngứa.
    Cách dùng Diệp hạ châu
    - Người lớn: mỗi lần 3 viên, ngày 3 lần
    - Trẻ em: mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần.
    Chống chỉ định với Diệp hạ châu
    Phụ nữ có thai không được dùng.
    Bảo quản Diệp hạ châu
    Để nơi khô mát, tránh ánh sáng.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần hà thủ ô

    Thành phần
    Cao đặc hà thủ ô
    Tác dụng của Hà Thủ ô
    Bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng.
    Chỉ định khi dùng Hà Thủ ô
    Nam giới tinh tủy kém, thần kinh suy nhược.Dùng trong các trường hợp khô và rụng tóc, tóc bạc sớm, suy nhược cơ thể giảm tuổi thọ, thiếu máu, chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối,râu tóc bạc sớm.Tác dụng dược lý :Hà thủ ô đỏ có tác dụng bổ can thận, bổ huyết, ích tinh tủy, hoà khí huyết, mạnh gân xương; điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng… Dùng lâu có lợi cho việc sinh con, kéo dài tuổi thọ, làm râu tóc dày khỏe và đen bóng.Bên cạnh đó, dược liệu còn chứa lecithin nên có thể dùng trong suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh, giúp sinh huyết dịch, bổ tim, cải thiện chuyển hoá chung.
    Cách dùng Hà Thủ ô
    - Viên nang: Mỗi lần 2-3 viên, ngày 2-3 lần.- Trà: Mỗi lần 1 gói (3g) hoà tan vào một tách nước. Ngày 2-3 lần. 
    Thận trọng khi dùng Hà Thủ ô
    Kiêng kỵ: Uống Hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ. Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.
    Chống chỉ định với Hà Thủ ô
    Không dùng cho phụ nữ có thai.
    Không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    Bảo quản Hà Thủ ô

    Ghi chú:
    Phân biệt với Hà thủ ô trắng là rễ củ của cây Hà thủ ô trắng, còn gọi là Dây sữa bò (Streptocaulon juventas Merr.), họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta. Các Lương y dùng Hà thủ ô trắng làm thuốc bổ máu, bổ can

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần kim ngân hoa

    Nhóm thuốc
    Thuốc điều trị bệnh da liễu
    Thành phần
    Kim ngân hoa
    Tác dụng của Kim ngân hoa
    Cách bào chế Vị thuốc Kim ngân hoa:
    + Hoa tươi: giã nát, vắt nước, đun sôi, uống.
    + Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột.
    + Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống.
    Tác dụng dược lý:
    – Kháng khuẩn: ức chế nhiều loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn ho gà…
    – Chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
    – Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh cường độ bằng 1/6 của cà phê.
    – Làm hạ cholesterol trong máu.
    – Tăng bài tiết dịch vị và mật.
    – Tác dụng thu liễm do có chất tanin.
    Chỉ định khi dùng Kim ngân hoa
    Thường dùng trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt. Người ta còn dùng Kim ngân trị dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác) và trị thấp khớp. Có thể chế thành trà uống mát trị ngoại cảm phát sốt, ho, và phòng bệnh viêm nhiễm đường ruột, thanh nhiệt, giải độc, trừ mẩn ngứa rôm sẩy.
    Cách dùng Kim ngân hoa
    Bài thuốc:
    1. Chữa mẩn ngứa, mẩn tịt, mụn nhọt đầu đinh: Kim ngân hoa 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.2. Thuốc tiêu độc: Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.3. Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi: Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.4. Chữa nọc sởi: Kim ngân hoa và rau Diếp cá, đều 10g, sao qua, sắc uống. Hoặc Kim ngân hoa 30g, Cỏ ban 30 g, dùng tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống, nếu dùng dược liệu khô thì sắc uống.