Bồ công anh là loài cây dại, mọc hoang khá phổ biến ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết loại cây này. Lá bồ công anh giàu vitamin A, C, canxi và sắt hơn rau bina (bó xôi).
Bồ công anh được sử dụng như một loại thảo dược giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là thận và gan. Ngoài ra, cây bồ công anh còn giúp tăng sản xuất mật và lợi tiểu, giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên. Song hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào về tác dụng của cây bồ công anh với các loại bệnh này.
Đông y sử dụng cây bồ công anh để chữa chứng chán ăn, khó chịu dạ dày, đầy hơi, sỏi mật, đau khớp, đau nhức cơ bắp, bệnh chàm, mẩn ngứa, bầm tím, viêm vú, thông tắc tia sữa. Bồ công anh cũng có tác dụng lợi tiểu và làm thuốc nhuận tràng để tăng co bóp thành ruột. Loại thảo dược này còn được sử dụng như thuốc dưỡng da, bổ máu, tăng cường tiêu hóa và dùng làm thuốc bổ.
Một số người dùng bồ công anh để điều trị các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là nhiễm trùng do virus và ung thư.
Do chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của cây bồ công anh nên chưa chắc chắn rằng loại thảo dược này có thể chữa các bệnh trên. Việc sử dụng thuốc và sản phẩm có bồ công anh không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận.
Thành phần dinh dưỡng trong khoảng 180g rau bồ công anh cụ thể như sau:
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy trong cây bồ công anh có một loại hóa chất taraxacum officinale có thể chống lại các khối u và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Rễ cây bồ công anh dùng làm trà bồ công anh. Loại trà này được dùng với liều lượng khoảng 9 – 12g/ngày. Trà bồ công anh có thể trị chứng bụng khó chịu.
Liều dùng của bồ công anh có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bồ công anh có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
Bồ công anh có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Không phải ai sử dụng bồ công anh cũng gặp phải các tác dụng phụ như trên mà có thể có các tác dụng phụ khác chưa được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ khi sử dụng bồ công anh, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Người ta dùng cây huyền sâm để làm thuốc lợi tiểu bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu. Đôi khi huyền sâm còn được dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng và phát ban.
Một số người dùng cây huyền sâm để thay cho cây vuốt quỷ vì tác dụng của hai loại cây khá giống nhau.
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy huyền sâm có chứa các chất có tác dụng chống viêm.
Liều dùng cây thuốc này tùy thuộc vào dạng bào chế:
Liều dùng của cây huyền sâm có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây huyền sâm có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
Cây huyền sâm có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.