Thuốc ho dưỡng âm thanh phế

Thành phần
Sinh địa, mạch môn, bạc hà, huyền sâm, xuyên bối mẫu, Bạch thược, Mẫu đơn bì
Dạng bào chế
Si rô
Dạng đóng gói
Hộp 1 chai 100ml si rô
Hàm lượng
100ml
Sản xuất
Cơ sở Nhân Hòa - VIỆT NAM
Số đăng ký
VD-0110-06
Chỉ định khi dùng Thuốc ho dưỡng âm thanh phế
Dưỡng âm nhuận phế. Chữa ho khan đờm đặc, rát cổ, phế nhiệt. Viêm amiđan, viêm họng mãn tính.
Cách dùng Thuốc ho dưỡng âm thanh phế
Ngày uống 3 lần
- Người lớn : Mỗi lần 20ml
- Trẻ em :
+ Từ 1 - 3 tuổi mỗi lần 5ml
+ Từ 4 - 8 tuổi mỗi lần 10ml
+ Từ 9 - 15 tuổi mỗi lần 15ml
Chống chỉ định với Thuốc ho dưỡng âm thanh phế
- Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, trường hợp tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, ho do hàn.
- Lời khuyến cáo :
+ Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
+ nếu cần thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ
Bảo quản Thuốc ho dưỡng âm thanh phế
Để trong lọ kín.Nơi khô ráo, thoáng mát.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Sinh địa

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Sinh địa
Tác dụng của Sinh địa
Thanh nhiệt, làm mát máu, ức chế huyết đường, lợi tiểu, mạnh tim.
Chỉ định khi dùng Sinh địa
Trị lao thương, hư tổn, ứ huyết, đái ra huyết, bổ ngũ tạng, thông huyết mạch, thêm khí lực, sáng tai mắt.
Cách dùng Sinh địa
Liều dùng: 9-30g.
Bài thuốc:+ Dùng trị ho khan, bệnh lao: Sinh địa 2.400g , bạch phục linh 480g, nhân sâm 240g, mật ong.trắng 1.200g. Giã sinh địa vắt lấy nước, thêm mật ong vào, nấu sôi, thêm bạch phục linh và nhân sâm đã tán nhỏ, cho vào lọ, đậy kín, đun cách thuỷ 3 ngày 3 đêm, để nguội. Mỗi lần uống 1-2 thìa, ngày uống 2-3 lần.+ Chữa gầy yếu có thể trị đường niệu (đái đường): Sinh địa 800g, hoàng liên 600g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, lấy hoàng liên phơi khô rồi tẩm, cứ như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên. Thêm mật vào viên thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 viên, mỗi ngày uống 2-3 lần.
Chống chỉ định với Sinh địa
- Không dùng vị thuốc này cho các trường hợp suy và thấp nặng ở tỳ, đầy bụng hoặc tiêu chảy.
- Vị khí hư hàn, đầy bụng, dương khí suy, ngực đầy không nên dùng
- Phụ nữ có thai không dùng.
Bảo quản Sinh địa
Lấy đất phù sa hay đất sét khô tán nhỏ mịn, rây qua, đổ vào cái nong rồi cho các củ Sinh địa vào chà lăn cho đều, bóp nắn cho tròn củ, không để củ dài dễ gãy. Cho vào thùng đậy kín.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần mạch môn

Nhóm thuốc
Thuốc hướng tâm thần
Thành phần
Mạch môn

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần bạc hà

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Tinh dầu bạc hà, Methol
Tác dụng của Bạc hà
Bạc hà được xem là thảo dược xưa nhất thế giới, với những bằng chứng khảo cổ cho thấy nó đã được sử dụng làm thuốc khoảng 10.000 năm về trước. Bạc hà kích thích giúp tiêu hóa làm cho ăn dễ tiêu, chữa đau bụng đi ngoài, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi. Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm stress và giúp tinh thần phấn chấn.
Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với virus ECHO và Salmonella Typhoit
Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn
Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh
Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng
Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa
Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol
Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch
Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ;
Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ.
Gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột.
Chỉ định khi dùng Bạc hà
Sử dụng trong dược phẩm: thuốc uống, thảo dược, thực phẩm chức năng, v.vSử dụng trong mỹ phẩm: Kem đánh răng, nước xúc miệng, mỹ phẩm nói chung, mỹ phẩm khácSử dụng chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: Massage, xông hơi, xông hươngNguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
Thận trọng khi dùng Bạc hà
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em.
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần huyền sâm

Tác dụng của Huyền sâm

Người ta dùng cây huyền sâm để làm thuốc lợi tiểu bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu. Đôi khi huyền sâm còn được dùng để bôi trực tiếp lên da để chữa bệnh chàm, ngứa, bệnh vảy nến, bệnh trĩ, sưng và phát ban.

Một số người dùng cây huyền sâm để thay cho cây vuốt quỷ vì tác dụng của hai loại cây khá giống nhau.

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy huyền sâm có chứa các chất có tác dụng chống viêm.

Cách dùng Huyền sâm

Liều dùng cây thuốc này tùy thuộc vào dạng bào chế:

  • Chiết xuất chất lỏng: 2-8 ml (pha với nước tỷ lệ 1:1), dùng hàng ngày;
  • Thuốc sắc: dùng 2-8 g cây thuốc hàng ngày;
  • Rượu thuốc: 2-4 ml (pha với nước tỷ lệ 1:5), dùng hàng ngày.

Liều dùng của cây huyền sâm có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây huyền sâm có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Chiết xuất chất lỏng;
  • Thuốc đắp;
  • Rượu thuốc.
Tác dụng phụ của Huyền sâm

Cây huyền sâm có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Nhịp tim giảm, ngừng tim;
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy;
  • Phản ứng mẫn cảm.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.