Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Miconazole nitrate
Dược lực của Miconazole
Miconazole là thuốc chống nấm loại imidazol.
Dược động học của Miconazole
- Hấp thu: Miconazole hấp thu không hoàn toàn qua đường uống, sinh khả dụng vào khoảng 25 - 30%. sau khi uống liều 1 g, nồng độ trong huyết tương đạt cao hơn 1 mcg/ml. - Phân bố: Trong máu, có khoảng 90% miconazol gắn với protein huyết tương. - Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá chủ yếu qua gan thành các chất không còn có tác dụng. - Thải trừ: Khoảng 50% liều uống được đào thải theo phân dưới dạng không đổi và có 20 - 30% được đào thải qua nước tiểu dưới dạng chuyển hoá. Ở dạng tiêm tĩnh mạch, có từ 10 - 20% thuốc được đào thải qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hoá.
Tác dụng của Miconazole
Miconazol là thuốc imidazol tổng hợp có tác dụng chống nấm đối với các loại như: Aspergillus, Blastomyces, Candida, Cladosporium, Coccidioides, Epidermophyton, Histoplasma, Madurella, Pityrosporon, Microsporon,Paracoccidioides, Phialophora, Pseudallescheria và Trichophyton. Miconazol cũng có tác dụng với vi khuẩn gram dương. Miconazol ức chế sinh trưởng của tế bào vi khuẩn nấm. Khi dùng ngoài, miconazol ức chế tổng hợp ergesterol ở màng tế bào nấm gây ức chế sự sinh trưởng của tế bào vi khuẩn nấm.
Chỉ định khi dùng Miconazole
Thoa tại chỗ trong điều trị bệnh nấm chân, nấm bẹn, nấm thân do Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes & T. floccosum & trong điều trị bệnh lang ben.
Cách dùng Miconazole
Thoa lượng kem vừa đủ lên vùng cơ thể bị nấm 2 lần/ngày (nấm chân, nấm thân & bệnh da do Candida) 1 lần/ngày (lang ben). Nên điều trị kéo dài đến 2 tuần (nấm bẹn, nấm thân & Candida), 1 tháng (nấm chân) để tránh tái phát. Nếu không cải thiện sau 1 tháng cần xem lại chẩn đoán.
Thận trọng khi dùng Miconazole
Trẻ em > 2 tuổi.
Chống chỉ định với Miconazole
Quá mẫn cảm với thuốc.
Tương tác thuốc của Miconazole
Kích hoạt tác dụng của các thuốc chống đông máu đường uống( coumarin và warfarin), cụ thể dùng miconazol đường tiêm tĩnh mạch, đường uống, gel thoa miệng đều có thể gây xuất huyết trầm trọng do làm tăng dạng tự do tuần hoàn trong máu và ức chế chuyển hoá warfarin. Với astemizol, cisaprid hoặc terfenadin: tăng nguy cơ gây nhịp nhanh thất, rung thất. Với phenytoin: tăng hàm lượng phenytoin trong huyết tương đến mức gây độc do ức chế chuyển hoá phenytoin ở gan. Với sulfamid hạ đường huyết: tăng tác dụng hạ đường huyết, gây hạ đường huyết trầm trọng thậm chí hôn mê. Carbamazepin: dùng đồng thời với miconazol có thể gây tác dụng phụ.
Tác dụng phụ của Miconazole
Hiếm gặp kích ứng tại chỗ.
Quá liều khi dùng Miconazole
Rửa dạ dày, sau đó điều trị các triệu chứng.
Bảo quản Miconazole
Thuốc độc bảng B. Thành phần giảm độc: thuốc đặt có hàm lượng tối đa là 100 mg, thuốc viên có hàm lượng tối đa là 150 mg. Bảo quản tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Dùng Miconazole theo chỉ định của Bác sĩ
Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Gentamicin
Nhóm thuốc
Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Thành phần
Gentamicin sulfate
Dược lực của Gentamicin
Gentamicin là hỗn hợp kháng sinh có cấu trúc gần nhau, được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Micromonospora purpura, Micromonospora echonospora. Gentamicin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có hoạt phổ kháng khuẩn rộng.
Dược động học của Gentamicin
- Hấp thu: Gentamicin ít hấp thu qua đường tiêu hoá nhưng hấp thu tốt qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Sau khi tiêm bắp 30-60 phút thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu. - Phân bố: thuốc ít liên kết với protein huyết tương, duy trì tác dụng 8-12 giờ. Khuếch tán chủ yếu vào dịch ngoại bào, vào được nhau thai và sữa mẹ với lượng nhỏ nhưng ít vào dịch não tuỷ kể cả khi màng não bị viêm. - Chuyển hoá: Gentamicin ít chuyển hoá trong cơ thể. - Thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, khoảng 70% thuốc thải trừ trong vòng 24 giờ đầu. Thời gian bán thải 2-4 giờ và kéo dài hơn ở người bệnh nhân suy thận, người cao tuổi hoặc trẻ sơ sinh.
Tác dụng của Gentamicin
Gentamicin có tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn ưa khí gram âm và một số ít vi khuẩn gram dương như liên cầu, tụ cầu, phế cầu(kể cả tụ cầu kháng methicillin và tụ cầu sinh penicillinase). Gentamicin còn có tác dụng với một số Actinomyces và Mycoplasma. Vi khuẩn kháng gentamicin: Mycobacterium, vi khuẩn kị khí và nấm. Cơ chế tác dụng của gentamicin: Thuốc sau khi thấm được qua lớp vỏ tế bào vi khuẩn nhờ hệ thống vận chuyển phụ thuộc oxy, gentamicin và các aminosid gắn vào tiểu đơn vị 30S nên trìnhtự sắp xếp các acid amin không đúng tạo ra các protein của tế bào vi khuẩn không có hoạt tính làm vi khuẩn bị tiêu diệt.
Chỉ định khi dùng Gentamicin
Nhiễm khuẩn giác mạc, củng mạc, chắp lẹo, viêm bờ mi, túi lệ, loét giác mạc, loét giác mạc có mủ, tổn thương mắt do dị vật, trước & sau các phẫu thuật có can thiệp nội nhãn. Điều trị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram âm mắc phải ở bệnh viện, như nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu và dự phòng phẫu thuật. Gentamicin thường phối hợp với penicillin, quinolon, clindamycin và metronidazol để nâng cao hiệu lực kháng khuẩn.
Cách dùng Gentamicin
Tra vào mắt bệnh 1,5cm thuốc, 2-3lần/ngày.
Thận trọng khi dùng Gentamicin
Không đeo kính tiếp xúc trong quá trình điều trị. Phụ nữ có thai & cho con bú. Khi lái xe & vận hành máy.
Chống chỉ định với Gentamicin
Quá mẫn với thành phần thuốc hoặc nhóm aminoglycosid. Người có tổn thương thận hoặc thính giác.
Tương tác thuốc của Gentamicin
Dùng đồng thời với các thuốc gây độc với thận như: các aminosid khác, vancomycin, cephalosporin, thuốc lợi tiểu furosemid hoặc các acid ethacrynic sẽ tăng độc tính với thận. Với các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh cơ gây tăng nguy cơ giãn cơ. Gentamicin tương kị với penicillin, cephalosporin, furosemid, heparin và có phản ứng với các chất có pH kiềm hoặc vớicác thuốc không bền ở pH acid. Vì vậy không được trộn lẫn các thuốc này với gentamicin trong cùng 1 dung dịch tiêm truyền.
Tác dụng phụ của Gentamicin
Thoáng qua: xót nhẹ ở mắt, ngứa, kích thích. Ngưng thuốc khi có biểu hiện dị ứng. Với thính giác: gây rối loạn tiền đình, ốc tai do đó làm rối loạn chức năng thính giác như ù tại, chóng mặt, giảm thính lực, điếc không hồi phục. Với thận: tổn thương, hoại tử ống thận hoặc viêm thận kẽ có hồi phục. Dị ứng: mày đay, ban da, viêm da tróc vẩy, viêm miệng, shock phản vệ. Các tác dụng không mong muốn khác: ức chế dẫn truyền thần kinh-cơ giống các chất cura, trường hợp nặng gây suy hô hấp, liệt hô hấp, liệt cơ.
Quá liều khi dùng Gentamicin
Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, điệu trị quá liều hoặc các phản ứng độc của gentamicin là chữa triệu chứng và hỗ trợ.
Bảo quản Gentamicin
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ 2 - 30 độ C. Tránh để đông lạnh. Không dùng nếu dung dịch tiêm biến màu hoặc có tủa.