Trapha

Nhóm thuốc
Thuốc sát khuẩn
Thành phần
potassium, Aluminum sulfate, zinc oxide, copper sulfate
Dạng bào chế
Thuốc bột
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ x 30g thuốc bột
Hàm lượng
30g
Sản xuất
Công ty cổ phần TRAPHACO - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNB-0600-00
Chỉ định khi dùng Trapha
- Sát trùng, sát khuẩn, giảm tiết, chống thối và khử mùi hôi. Phòng và điều trị hôi nách, hôi chân khi đi giày.
Cách dùng Trapha
- Xoa vào nách hoặc chân sau khi tắm sạch, lau khô.
- Xịt thuốc vào trong giày.
- Xoa kỹ cho thuốc ngấm vào da, mỗi lần dùng từ 1-2 g(1-2 lần/ngày).

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần potassium

Nhóm thuốc
Khoáng chất và Vitamin
Thành phần
Potassium chloride
Dược động học của Potassium
- Hấp thu: KCl được phóng thích kéo dài trong 6 đến 8 giờ. Nếu làm xét nghiệm quang tuyến vùng bụng, sẽ thấy được viên thuốc do cấu tạo của viên thuốc có một khuôn không tan từ đó phóng thích ra hoạt chất. Viên thuốc sau khi đã phóng thích hết hoạt chất vẫn còn nguyên dạng và được đào thải qua phân, điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng.
- Thải trừ: Hoạt chất thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu. Trường hợp bệnh nhân bị suy thận, sự đào thải sẽ giảm và có thể gây tăng kali máu.
Tác dụng của Potassium
Bổ sung kali:
Trên phương diện sinh lý, kali máu giảm dưới 3,6mmol/l cho biết rằng cơ thể đang thiếu kali; việc thiếu kali có thể có nguồn gốc:
- Do tiêu hóa: tiêu chảy, nôn ói, dùng thuốc nhuận trường kích thích.
- Do thận: do tăng bài tiết qua thận, trong trường hợp có bệnh lý ở ống thận, bẩm sinh hoặc khi điều trị bằng thuốc lợi muối niệu, corticoid hay amphotericine B (IV), do dùng quá liều các chất kiềm hay các dẫn xuất của cam thảo.
- Do nội tiết: tăng aldosterone nguyên phát (cần phải điều trị nguyên nhân).
Việc thiếu kali, về mặt triệu chứng, có thể gây: mỏi mệt ở các cơ, giả liệt, vọp bẻ và thay đổi điện tâm đồ, rối loạn khử cực, tăng kích thích tâm thất.
Ion Cl-: cung cấp ion Cl- cho phép điều chỉnh nhiễm toan chuyển hóa thường có liên quan đến giảm kali máu.
Hoạt chất thuốc được phóng thích kéo dài làm giảm nguy cơ gây loét của KCl.
Chỉ định khi dùng Potassium
Tăng kali máu, nhất là khi do dùng thuốc: thuốc lợi muối niệu, corticoid, thuốc nhuận trường.
Cách dùng Potassium
Ðiều trị thiếu kali đã được xác nhận: liều lượng được điều chỉnh theo giá trị kali máu định lượng trước và trong thời gian điều trị. Trường hợp chắc chắn hạ kali máu (dưới 3,6mmol/l), bắt đầu với liều hàng ngày tương đương với 4g KCl, tương đương với 52mmol kali.
Liều hàng ngày được chia làm 2 đến 3 lần, nên uống thuốc vào cuối bữa ăn.
Thận trọng khi dùng Potassium
- Kiểm tra kali máu trước và trong thời gian điều trị.
- Thận trọng khi sử dụng cho người già.
Chống chỉ định với Potassium
Tuyệt đối:
- Tăng kali máu hay tất cả các tình huống có thể gây tăng kali máu, đặc biệt là: suy thận, hội chứng addison, tiểu đường không kiểm soát được (do nhiễm acid chuyển hóa), rối loạn trương lực cơ bẩm sinh, dùng đồng thời với thuốc giữ kali riêng lẻ hay kết hợp với thuốc lợi muối niệu (ngoại trừ khi có kiểm tra chặt chẽ kali máu).
Tương đối:
- Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển (ngoại trừ trường hợp giảm kali máu).
Tương tác thuốc của Potassium
Chống chỉ định phối hợp:
- Thuốc lợi tiểu tăng kali máu (amiloride, canrenone, spironolactone, triamterene, dùng một mình hay phối hợp): nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu). Trong các trường hợp này phải chống chỉ định phối hợp, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu.
Không nên phối hợp:
- Tacrolimus, ciclosporine, thuốc ức chế angiotensine II, thuốc ức chế men chuyển: nguy cơ tăng kali máu, có thể gây tử vong, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận (phối hợp tác động tăng kali máu): không phối hợp muối kali với một trong các thuốc trên, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân đang bị giảm kali máu.
Tác dụng phụ của Potassium
- Tăng kali máu (với nguy cơ đột tử): để tránh điều này, nên kiểm tra kali huyết thường xuyên.
- Dùng liều cao có thể gây loét dạ dày tá tràng. Nguy cơ gây loét ruột non, ghi nhận ở một vài dạng uống, giảm do thuốc này được bào chế dưới dạng phóng thích kéo dài.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Aluminum

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Aluminum phosphate
Dược lực của Aluminum
Aluminum phosphate kháng acid.
Dược động học của Aluminum
- Hấp thu: Aluminum phosphate không được hấp thu vào cơ thể và không ảnh hưởng đến cân bằng acid - kiềm của cơ thể. Nhôm phosphat hoà tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid hydrocloric để tạo thành nhôm clorid và nước. Ngoài việc tạo nhôm clorid, nhôm phosphat còn tạo acid phosphoric. Khoảng 17 đến 30% lượng nhôm clorid tạo thành được hấp thu và nhanh chóng được thận đào thải.
- Thải trừ: Nhôm phosphat được đào thải qua phân.
Tác dụng của Aluminum
Aluminum phosphate được dùng như một thuốc kháng acid dịch dạ dày dưới dạng gel nhôm phosphat và dạng viên nén. Thuốc làm giảm acid dịch vị dư thừa nhưng không gây trung hoà. Gel dạng keo tạo thành một màng bảo vệ tựa chất nhầy che phủ diện rộng niêm mạc đường tiêu hoá. Lớp màng bảo vệ gồm nhôm phosphat phân tán mịn làm liền nhanh ổ viêm và loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại tác động bên ngoài và làm người bệnh dễ chịu ngay.
Các nghiên cứu in vitro với liều duy nhất theo phương pháp Vatier:
- Khả năng kháng acide toàn phần (chuẩn độ ở pH 1): 38,8mmol ion H+ .
- Cơ chế tác động:
khả năng trung hòa (tăng pH): 10%.
khả năng đệm (duy trì một pH cố định): 90% ở pH 1,6.
- Khả năng bảo vệ về mặt lý thuyết :
từ pH1 đến pH2: 15,8mmol ion H+ ở liều duy nhất;
từ pH1 đến pH3: 36,5mmol ion H+ ở liều duy nhất.
- Tốc độ giải phóng khả năng kháng acide về mặt lý thuyết: 80-100% trong 30 phút.
Phosphalugel không có tác dụng cản tia X.
Aluminium phosphate không tan trong nước, không thu phosphate từ thức ăn và do đó không gây mất phosphore.
Chỉ định khi dùng Aluminum
- Viêm dạ dày cấp và mãn.
- Loét dạ dày-tá tràng.
- Thoát vị khe thực quản.
- Hồi lưu dạ dày-thực quản và các biến chứng (viêm thực quản).
- Cảm giác rát bỏng và chứng khó tiêu.
- Ngộ độc các chất acide, kiềm hay các chất ăn mòn gây xuất huyết.
- Trị liệu các bệnh lý đường ruột, chủ yếu các rối loạn chức năng.
Cách dùng Aluminum
Người lớn:
1-2 gói, 2-3 lần trong ngày. Dùng nguyên chất hay pha với một ít nước.
- Thoát vị khe thực quản, hồi lưu dạ dày-thực quản, viêm thực quản: Sau bữa ăn hay trước khi đi ngủ.
- Bệnh lý loét: 1-2 giờ sau bữa ăn và khi có cơn đau (dùng ngay 1 gói).
- Viêm dạ dày, khó tiêu: Trước bữa ăn.
- Bệnh lý về ruột: Buổi sáng lúc đói hay tối trước khi ngủ.
Trẻ em:
- Dưới 6 tháng: 1/4 gói hay 1 muỗng cà phê sau mỗi 6 cữ ăn.
- Trên 6 tháng: 1/2 gói hay 2 muỗng cà phê sau mỗi 4 cữ ăn.
Thận trọng khi dùng Aluminum
Tránh điều trị liều cao lâu dài ở người bệnh suy thận.
Chống chỉ định với Aluminum
Không chỉ định Phosphalugel cho những bệnh nhân bị suy thận nặng mãn tính do phosphate aluminium không làm giảm phosphate trong máu.
Tương tác thuốc của Aluminum
Thận trọng khi phối hợp:
- Thuốc kháng khuẩn (cyclines; fluoroquinolones; thuốc kháng lao: éthambutol và isoniazide; lincosanide); kháng histamine H2; aténolol, métoprolol, propranolol; chloroquine; diflunisal; digoxine; diphosphonate; fluorure de sodium; prednisolone và dexaméthasone ; indométacine; kayexalate; kétoconazole; thuốc an thần nhóm phénothiazine; pénicillamine; muối sắt.
Người ta thấy rằng sự hấp thu các thuốc này bị giảm khi được sử dụng đồng thời bằng đường uống. Do thận trọng, nên uống các thuốc kháng acide cách xa các thuốc khác, trên 2 giờ nếu có thể, và 4 giờ đối với fluoroquinolones.
Lưu ý khi phối hợp:
- Lactitol: giảm sự acide hóa phân. Không phối hợp trong trường hợp bị bệnh não xơ gan.
- Salicylate: tăng bài tiết các salicylate qua thận do kiềm hóa nước tiểu.
Tác dụng phụ của Aluminum
Có thể bị bón, nhất là ở người bệnh liệt giường và người lớn tuổi. Nên bổ sung nước cho bệnh nhân trong trường hợp này.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần zinc oxide

Nhóm thuốc
Thuốc điều trị bệnh da liễu
Thành phần
Kẽm oxyd
Dược lực của Zinc oxide
Kẽm oxyd là thuốc bảo vệ da.
Tác dụng của Zinc oxide
Kẽm oxyd có tính chất làm săn da và sát khuẩn nhẹ và được dùng bôi tại chỗ để bảo vệ, làm dịu tổn thương chàm (eczema) và các chỗ trợt da nhẹ. Kẽm oxyd phản xạ tia cực tím nên còn được dùng với hắc ín than đá hoặc ichthammol để điều trị chàm. Kẽm oxyd phản xạ tia cực tím nên còn được dùng trong các thuốc bôi chống nắng.
Trong phần lớn các chế phẩm chứa kẽm oxyd còncó những chất khác như titan oxyd, bismuth oxyd, glycerol, bôm (nhựa thơm) Peru, ichthammol..., đặc biệt các chất mỡ có tính chất bít kín nên có thể dễ gây bội nhiễm. Một vài chất này có thể gây dị ứng.
Kẽm oxyd cũng còn là chất cơ sở để làm một số loại xi măng nha khoa. Khi trộn với acid phosphoric, kẽm oxyd tạo thành một vật liệu cứng mà thành phần chủ yếu là kẽm phosphat, vật liệu này trộn với dầu đinh hương hoặc eugenol dùng để hàn răng tạm thời.
Chỉ định khi dùng Zinc oxide
Dưới những dạng thuốc mỡ và hồ bôi dược dụng, kẽm oxyd được dùng rộng rãi trong điều trị da khô, các bệnh da và nhiễm khuẩn da như:
Vùng da bị kích ứng do lỗ dò tiêu hoá, hậu môn nhân tạo, mở thông bàng quang.
Điều trị hỗ trợ chàm (eczema).
Vết bỏng nông, không rộng.
cháy nắng, hồng ban do bị chiếu nắng, bảo vệ da do nắng.
Trứng cá, côn trùng châm đốt, ban do tã lót, vảy da đầu, tăng tiết nhờn, chốc, nấm da, vẩy nến, loét giãn tĩnh mạch, ngứa.
Cách dùng Zinc oxide
Tổn thương trên da: sau khi khử khuẩn, bôi đều một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị tổn thương, 1 - 2 lần một ngày. Có thể dùng một miếng gạc vô khuẩn che lên.
Chàm, nhất là chàm bị lichen hoá: bôi một lớp dày chế phẩm (hồ nước) có chứa ichthammol, kẽm oxyd, glycerol lên vùng tổn thương, 2 - 3 lần một ngày.
Đau ngứa hậu môn, nhất là trong những đợt trĩ: bôi thuốc mỡ hoặc đặt đạn trực tràng có kẽm oxyd, bismuth oxyd, resorcin, sulphon, caraghenat vào hậu môn, ngày 2 - 3 lần, sau mỗi lần đi ngoài. Không nên dùng dài ngày. nếu sau 7 - 10 ngày dùng không thấy đỡ thì phải thăm khám hậu môn trực tràng để tìm nguyên nhân gây chảy máu và cuối cùng phát hiện bệnh ác tính.
Tổn thương do suy tĩnh mạch mạn tính, băng sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch: bôi phủ vết thương bằng chế phẩm có 20% kẽm oxyd trong vaselin.
Thận trọng khi dùng Zinc oxide
Trước khi bôi thuốc và trong quá trình điều trị phải đảm bảo vô khuẩn vùng được bôi thuốc vì có thể bội nhiễm các vùng bị thuốc che phủ.
Một số chế phẩm không thích hợp với các tổn thương có tiết dịch.
Chống chỉ định với Zinc oxide
Quá mẫn với một hoặc nhiều thành phần của chế phẩm, đặc biệt với pyrazol.
Tổn thương da bị nhiễm khuẩn.
Tác dụng phụ của Zinc oxide
Hiếm gặp: các tá dược, bôm (nhựa thơm) Peru, lanolin có thể gây chàm tiếp xúc.
Dị ứng với một trong các thành phần của chế phẩm.
Bảo quản Zinc oxide
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm. Bảo quản thuốc mỡ ở nhiệt độ dưới 25 độ C.