Xylometazolin

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Xylometazoline
Dạng bào chế
Dung dịch nhỏ mũi
Dạng đóng gói
Hộp 1 lọ x 10ml dung dịch nhỏ mũi
Hàm lượng
10ml
Sản xuất
Công ty cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic - VIỆT NAM
Số đăng ký
VNB-4411-05
Chỉ định khi dùng Xylometazolin
- Mũi: viêm xoang, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, sổ mũi. 
TÁC DỤNG:- Xylometazolin thuộc nhóm arylalkyl imidazolines, thuốc tác dụng trên các thụ thể alpha-adrenergic ở các tiểu động mạch của niêm mạc mũi, làm co mạch, dẫn đến làm giảm lưu lượng máu và giảm xung huyết mũi tại vùng nhầy mũi và các vùng lân cận hầu họng.- Tác dụng xuất hiện nhanh trong vài phút sau khi nhỏ và kéo dài nhiều giờ. Thuốc dung nạp tốt và không gây tổn thương chức năng của biểu mô có lông ngay cả ở những bệnh nhân có màng nhày nhạy cảm.ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC:- Xylometazolin hydroclorid được hấp thu nhanh, tác dụng sau 5-10 phút kể từ khi dùng và kéo dài đến khoảng 10 giờ. Tuy nhiên, nồng độ trong huyết tương rất thấp, chưa thể xác định bằng các phương pháp thông thường.
Cách dùng Xylometazolin
Khoảng cách 8-10 giờ giữa các liều. Tối đa 3 lần/ngày & trong 7 ngày. Dung dịch nhỏ 0.05%: Sơ sinh & trẻ > 2t. theo kê đơn của BS. Trẻ 2-5t. 1-2 giọt hoặc 1 lần xịt vào mỗi mũi x 1-3 lần/ngày. Trẻ 6-12t. 2-4 giọt hoặc 1-2 lần xịt vào mỗi mũi x 2-3 lần/ngày. Dung dịch nhỏ 1%:Người lớn, thiếu niên > 12t. 2-4 giọt hoặc 1 lần xịt vào mỗi mũi x 3 lần/ngày.Dung dịch xịt: xịt 1 - 2 nhát xịt vào lỗ mũi bị bệnh. 
Chống chỉ định với Xylometazolin
- Người mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
- Viêm mũi, tai, họng có nguồn gốc do virus, do nấm. Viêm dây thần kinh, viêm thính giác.
- Không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, người bị glocome góc đóng, đang dùng thuốc trầm cảm 3 vòng.
Tương tác thuốc của Xylometazolin
Khi sử dụng thuốc, các tác dụng toàn thân là không đáng kể. Tuy nhiên các tác dụng của thuốc có thể được tăng cường khi dùng cùng lúc với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng/4 vòng.
Tác dụng phụ của Xylometazolin
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
- Phản ứng phụ nghiêm trọng ít khi xảy ra khi dùng tại chỗ xylometazoline ở liều điều trị. Một số phản ứng phụ thường gặp nhưng thoáng qua như kích ứng niêm mạc ở nơi tiếp xúc, khô niêm mạc mũi; phản ứng xung huyết trở lại có têể xảy ra khi dùng dài ngày. Một số phản ứng toàn thân xảy ra do thuốc nhỏ mũi thấm xuống họng gây nên tăng huyết áp, tim đập nhanh, loạn nhịp.
- Thường gặp, ADR>1/100: Kích ứng tại chỗ.
- Ít gặp,1/1000
- Hiếm gặp, ADR- Hướng dẫn xử lý ADR: Với các triệu chứng nhẹ, theo dõi và thường hết. Đặc biệt chú ý khi xảy ra phản ứng hấp thu toàn thân, chủ yếu là triệu chứng và bổ trợ. Tiêm tĩnh mạch phentolamin có thể có hiệu quả trong điều trị tác dụng bất lợi nặng của thuốc.
Đề phòng khi dùng Xylometazolin
- Thận trọng với người tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh cường tuyến giáp.
- Không nên dùng quá liều vì có thể gây nóng, nước mũi chảy nhiều hơn.
- Không dùng kéo dài liên tục, nếu dùng lâu dài phải có sự chỉ dẫn chuyên môn của bác sỹ.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI:
- Không nên dùng cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi dùng với phụ nữ đang cho con bú.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Trong trường hợp điều trị ở người lớn trong thời gian dài hoặc với liều cao hơn so với đề nghị không thể được loại trừ khỏi các triệu chứng của bệnh tim mạch. Trong những trường hợp như vậy, khả năng lái xe hay vận hành máy móc có thể bị suy giảm.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Xylometazoline

Nhóm thuốc
Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Thành phần
Xylometazoline hydrochloride
Dược lực của Xylometazoline
Xylometazoline thuộc nhóm các arylalkyl imidazoline.
Xylometazoline khi được sử dụng trong mũi có tác dụng gây co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi và hầu họng.
Xylometazoline gây tác dụng nhanh trong vòng vài phút và duy trì trong nhiều giờ.
Xylometazoline được dung nạp tốt, ngay cả khi các niêm mạc dễ nhạy cảm, thuốc vẫn không gây cản trở chức năng của biểu mô của tiêm mao.
Dược động học của Xylometazoline
Sau khi bơm hoặc nhỏ vào mũi, nồng độ của hoạt chất trong huyết tương rất thấp không thể kiểm tra được bằng các phương pháp phân tích thông thường hiện nay.
Chỉ định khi dùng Xylometazoline
- Sổ mũi, nghẹt mũi trong cảm lạnh, cúm và do các nguyên nhân khác.
- Trợ giúp tải các dịch tiết khi bị tổn thương vùng xoang.
- Hỗ trợ điều trị sung huyết niêm mạc mũi họng trong viêm tai giữa.
- Tạo điều kiện nội soi mũi dễ dàng.
Cách dùng Xylometazoline
Thuốc nhỏ mũi 0,05%:
Dùng cho trẻ nhũ nhi và trẻ em dưới 6 tuổi: thường nhỏ 1 đến 2 giọt vào mỗi bên mũi, 1 đến 2 lần/ngày; không nên nhỏ quá 3 lần/ngày.
Khí dung 0,1%:
Dùng cho người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: mỗi lần xịt 1 liều vào trong mỗi bên mũi, thường khoảng 4 lần/ngày là đủ.
Cách sử dụng bình xịt khí dung: Bình khí dung ở vị trí thẳng đứng, nắp ở phía trên. Lắc lọ thuốc vài lần. Cho ống tra mũi vào mũi và bấm nhanh và mạnh vào nút bấm ở phía trên của bình khí dung ; rút ống tra mũi ra trước khi thả tay bấm. Hít nhẹ qua mũi trong lúc bơm thuốc sẽ giúp thuốc được phân tán tối ưu. Ðậy nút bảo vệ lại sau mỗi lần dùng.
Thận trọng khi dùng Xylometazoline
Như với tất cả các thuốc cùng nhóm trị liệu, Xylometazoline phải được sử dụng thận trọng trong trường hợp có phản ứng giao cảm quá mức, thể hiện qua việc mất ngủ, chóng mặt...
Như với các thuốc gây co mạch tại chỗ, việc điều trị liên tiếp và kéo dài bằng Otrivin, như trong bệnh viêm mũi mãn tính, là không nên.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Sử dụng thận trọng cho phụ nữ mang thai.
Phụ nữ cho con bú chỉ dùng Xylometazoline khi có chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định với Xylometazoline
Như các thuốc gây co mạch khác, không nên dùng Xylometazoline trong các trường hợp sau :
- Cắt tuyến yên qua đường xương bướm (hay sau các phẫu thuật bộc lộ màng cứng qua đường miệng hoặc mũi).
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Tương tác thuốc của Xylometazoline
Các tác dụng phụ sau đây có thể được ghi nhận trong một vài trường hợp: cảm giác nóng rát ở mũi và cổ họng, gây kích ứng tại chỗ, buồn nôn, nhức đầu, khô niêm mạc mũi.
Quá liều khi dùng Xylometazoline
Không có hiện tượng quá liều nào được ghi nhận đối với người lớn.
Trong một vài trường hợp bị ngộ độc ở trẻ em do vô ý, một số triệu chứng sau đây được ghi nhận: mạch đập nhanh và không đều, tăng huyết áp và một vài rối loạn nhận thức. Nếu có thể, điều trị triệu chứng dưới sự theo dõi y khoa.
Bảo quản Xylometazoline
Tránh nóng (để thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C)