Zantac

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Ranitidin HCl
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch
Dạng đóng gói
Hộp 5 ống 2ml
Hàm lượng
150mg
Sản xuất
GlaxoSmithKline Manufacturing SpA - Ý
Đăng ký
GlaxoSmithKline Pte., Ltd - XING GA PO
Số đăng ký
VN-7188-08
Chỉ định khi dùng Zantac
- Loét tá tràng và loét dạ dày lành tính.
- Rối loạn tiêu hóa từng cơn mãn tính.
- Viêm thực quản trào ngược.
- Hội chứng Zollinger-Ellison.
Cách dùng Zantac
Tiêm IV chậm 50 mg/6 – 8 giờ hoặc truyền tĩnh mạch với tốc độ 25 mg/giờ trong 2 giờ, có thể lặp lại mỗi 6 – 8 giờ.
Chống chỉ định với Zantac
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Tương tác thuốc của Zantac
Ketoconazone, fluconazol, itraconazol. Clarithromycin. Muối, oxyd, hydroxyd của Mg, Al, Ca.
Tác dụng phụ của Zantac
- Đôi khi: viêm gan có hồi phục.
- Hiếm: mất bạch cầu hạt, viêm tụy cấp, đau khớp, đau cơ, quá mẫn cảm, lú lẫn tâm thần có hồi phục, nổi sẩn ngoài da, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu có hồi phục, nhức đầu, chóng mặt.
Đề phòng khi dùng Zantac
Ung thư đường tiêu hóa, suy thận nặng. Phụ nữ có thai, cho con bú. Tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Bảo quản Zantac
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C. Tránh ánh sáng.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ranitidin

Nhóm thuốc
Thuốc đường tiêu hóa
Thành phần
Ranitidine hydrochloride
Tác dụng của Ranitidin
Ranitidin là thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin. Ranitidin ức chế cạnh tranh với thụ thể H2 của vách tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin hoặc pentagastrin.
Ranitidin có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn cimetidin nhưng tác dụng không mong muốn lại ít hơn.
Chỉ định khi dùng Ranitidin
Loét tá tràng cấp tính, loét dạ dày lành tính và điều trị duy trì. Tình trạng tăng tiết bệnh lý: hội chứng Zollinger-Ellison. Trào ngược dạ dày, thực quản. Loét dạ dày, tá tràng do thuốc.
Cách dùng Ranitidin
- Loét dạ dày, tá tràng tiến triển, viêm thực quản 300 mg/ngày trước khi ngủ hoặc 150 mg x 2 lần/ngày x 4 – 6 tuần; duy trì 150 mg/lần trước khi ngủ.
- Hội chứng Zollinger-Ellison bắt đầu 150 mg x 3 lần/ngày, có thể 900 – 1200 mg/ngày. Suy thận: giảm liều theo creatinine máu.
Thận trọng khi dùng Ranitidin
Giống như các thuốc kháng histamin H2 khác, cần loại trừ khả năng loét ác tính trước khi bắt đầu điều trị với Dudine.
Ranitidin được đào thải qua thận, khi suy thận nồng độ ranitidin trong huyết tương gia tăng và kéo dài. Do đó, cần giảm một nửa liều trên các bệnh nhân suy thận.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Mặc dù ranitidin không làm giảm khả năng sinh sản cũng như nguy hại đến thai nhi trên các mô hình thực nghiệm ở chuột cống và thỏ. Tuy nhiên, nên cân nhắc và thận trọng khi sử dụng Dudine trong các trường hợp cần giảm tiết acid dịch vị ở phụ nữ có thai. Ranitidin tiết qua sữa nhưng ý nghĩa lâm sàng vẫn chưa được khảo sát đầy đủ.
Chống chỉ định với Ranitidin
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Tương tác thuốc của Ranitidin
Ketoconazone, fluconazol, itraconazol. Clarithromycin. Muối, oxyd, hydroxyd của Mg, Al, Ca.
Tác dụng phụ của Ranitidin
- Đau đầu, đau cơ, chóng mặt, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, nổi ban đỏ, nôn, mệt mỏi, thay đổi men gan thoáng qua.
- Hiếm: quá mẫn, chậm nhịp tim, block nhĩ thất.
Quá liều khi dùng Ranitidin
Hầu như không có vấn đề gì đặc biệt khi dùng quá liều ranitidin. Trường hợp dùng viên sủi bọt cần quan tâm đến nồng độ natri. Do không có thuốc giải độc đặc hiệu nên cần điều trị hỗ trợ và triệu chứng như sau:
Giải quyết co giật: dùng diazepam tĩnh mạch.
Giải quyết chậm nhịp tim: tiêm atropin.
Giải quyết loạn nhịp thất: tiêm lidocain.
Theo dõi, khống chế tác dụng không mong muốn.
Nếu cần thiết, thẩm tách máu để loại thuốc khỏi huyết tương.
Đề phòng khi dùng Ranitidin
Phải loại trừ loét ác tính trước khi điều trị. Thận trọng với bệnh nhân Suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú.
Bảo quản Ranitidin
Nơi khô mát, tránh ánh sáng.