Berodual

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
Fenoterol, Ipratropium
Dạng bào chế
Thuốc xịt định liều
Dạng đóng gói
Hộp 1 Lọ 10ml
Hàm lượng
10ml
Sản xuất
Boehringer Ingelheim pharma GmbH & Co., KG - ĐỨC
Đăng ký
Boehringer Ingelheim International GmbH - ĐỨC
Số đăng ký
VN-7067-02
Chỉ định khi dùng Berodual
Rối loạn đường hô hấp mãn tính do co thắt phế quản có phục hồi như hen phế quản và đặc biệt viêm phế quản mãn tính có hay không có kèm theo khí phế thũng.
Cách dùng Berodual
* Bơm xịt định liều (MDI) :- Phòng ngừa và trị liệu ngắt quãng dài hạn : 1 đến 2 liều xịt, nhiều lần trong ngày. Trung bình 1 đến 2 liều, ngày 3 lần.- Đối với cơn khó thở sắp xảy ra : 2 liều xịt, nếu cần, sau 5 phút thêm 2 liều. Sau đó ít nhất 2 giờ mới dùng lại.- Trẻ em : bơm xịt định liều chỉ nên sử dụng theo toa và được người lớn giám sát.*Dung dịch xông khí dung :Người lớn và trẻ em trên 14 tuổi :+ Điều trị cắt cơn :- Khởi đầu : 20-30 giọt (1-1,5 ml dung dịch Berodual).- Trường hợp nặng : tăng liều đến 50 giọt (2,5 ml dung dịch Berodual).- Trường hợp đặc biệt nặng : tăng liều đến 80 giọt (4,0 ml dung dịch Berodual).+Điều trị ngắt quãng và dài hạn : nếu cần lặp lại liều điều trị : 1 đến 2 ml (20 đến 40 giọt) cho 1 lần, có thể đến 4 lần trong ngày.Trẻ em từ 6 đến 14 tuổi :+ Điều trị cắt cơn :- Khởi đầu : 10-20 giọt (0,5-1 ml dung dịch Berodual).- Trường hợp nặng : tăng liều đến 40 giọt (2,0 ml dung dịch Berodual).- Trường hợp đặc biệt nặng : tăng liều đến 60 giọt (3,0 ml dung dịch Berodual).+Điều trị ngắt quãng và dài hạn : nếu cần lặp lại liều điều trị : 0,5 đến 1 ml (10 đến 20 giọt) cho 1 lần, có thể đến 4 lần trong ngày.Trẻ em dưới 6 tuổi (cân nặng dưới 22 kg) : Cần có sự giám sát của nhân viên y tế : mỗi lần dùng từ 25 mcg ipratropium bromide và 50 mcg fenoterol hydrobromide cho 1 kg thể trọng (0,1 ml = 2 giọt) đến 0,5 ml (10 giọt), có thể đến 3 lần trong ngày. Nên bắt đầu bằng liều thấp nhất.Liều dùng được pha loãng với dung dịch sinh lý cho vừa đủ 3-4 ml và xông khí dung 6-7 phút cho đến khi hết. Không được pha loãng bằng nước cất. Dung dịch cần được pha loãng ngay trước mỗi lần dùng. Thuốc pha loãng còn dư sau khi xông khí dung phải bỏ không được dùng lại. Nếu sử dụng chung với oxy, tốt nhất là với lưu lượng 6-8 lít/phút. Muốn dùng lại phải sau ít nhất 4 giờ.Quá liềuTriệu chứng:Mẩn đỏ, run tay, buồn nôn, tim đập nhanh, đánh trống ngực, choáng váng, nhức đầu, tăng huyết áp tâm thu, hạ huyết áp tâm trương, cảm giác nặng ngực, kích ứng và ngoại tâm thu có thể xảy ra do quá liều.Điều trị:
Sử dụng thuốc giảm đau, an thần, cần theo dõi cẩn thận trong những trường hợp nặng. Giải độc đặc hiệu bằng thuốc chẹn b, nhất là b1 chọn lọc; tuy nhiên nên lưu ý khả năng gia tăng tắc nghẽn phế quản và cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân bị hen phế quản.
Chống chỉ định với Berodual
Bệnh cơ tim tắc nghẽn phì đại, loạn nhịp nhanh. Quá mẫn với các chất giống atropin.
Tương tác thuốc của Berodual
Các chất bêta-adrenergics, kháng cholinergics, dẫn xuất xanthine và corticoid có thể tăng cường hiệu quả của Berodual. Dùng đồng thời với các chất giống bêta khác, chất kháng cholinergique hấp thu toàn thân, các dẫn xuất xanthine có thể gia tăng tác dụng phụ.
Những tương tác bất lợi với thuốc long đàm hoặc disodium cromoglycate chưa được biết đến.
Hiệu quả tác dụng có thể bị giảm khi dùng đồng thời với một chất ức chế bêta.
Tác dụng phụ của Berodual
Run cơ xương nhẹ, bồn chồn, lo lắng, đánh trống ngực, tăng nhịp tim, hoa mắt hay nhức đầu. Khô miệng, kích ứng họng hay phản ứng dị ứng, ho. Bí tiểu.
Đề phòng khi dùng Berodual
Những thuốc giãn phế quản giống giao cảm khác chỉ được sử dụng chung với Berodual khi có bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Berodual chỉ được dùng trong những trường hợp sau đây sau khi đã đánh giá cẩn thận giữa nguy cơ và hiệu quả, nhất là khi dùng liều cao : bệnh tiểu đường thiếu theo dõi, nhồi máu cơ tim mới xảy ra, rối loạn tim mạch có tổn thương thực thể trầm trọng, cường tuyến giáp. Trong trường hợp khó thở cấp tiến triển nặng, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ ngay.
Sử dụng lâu dài :
- Theo yêu cầu điều trị, nên sử dụng thường xuyên.
- Đặc biệt trong sử dụng thường xuyên, khi thêm vào hay gia tăng điều trị kháng viêm cho bệnh nhân (như khí dung corticoid) để hạn chế viêm đường hô hấp và ngăn ngừa tổn thương lâu dài cần phải cân nhắc.
Nếu phế quản bị tắc nghẽn trầm trọng thì không nên chỉ đơn thuần gia tăng liều chất chủ vận b2 cao hơn liều đề nghị trong thời gian dài. Sử dụng thường xuyên liều cao chất chủ vận b2 để hạn chế triệu chứng tắc nghẽn phế quản có thể làm giảm hiệu quả kiểm soát bệnh. Trong trường hợp này, kế hoạch điều trị bệnh nhân nhất là điều trị kháng viêm có hiệu quả cần được quan tâm để ngăn ngừa việc giảm hiệu quả kiểm soát bệnh. Theo yêu cầu điều trị, cần thiết có thể sử dụng thường xuyên.
Kali huyết có thể giảm trầm trọng do dùng chất chủ vận b2. Đặc biệt thận trọng trong cơn hen phế quản nặng vì khả năng này tăng khi phối hợp điều trị với dẫn xuất xanthine, steroid và thuốc lợi tiểu. Thêm vào đó, thiếu oxy có thể làm nặng thêm hậu quả thiếu kali huyết trên nhịp tim. Do đó nồng độ kali huyết phải được theo dõi.
Biến chứng trên mắt : giãn đồng tử, glaucome khép góc, đau nhức mắt khi ipratropium bromide bắn vào mắt (Bệnh nhân cần được hướng dẫn dùng đúng cách lọ bơm xịt định liều ; Tránh không cho thuốc vào mắt). Nếu có biến chứng trên mắt, điều trị ngay bằng thuốc giọt thu hẹp đồng tử và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Lúc có thai và lúc nuôi con bú
Lúc có thai :
Nghiên cứu cận lâm sàng cho thấy không nguy hại nhưng sự an toàn trong thai kỳ chưa được khảo sát. Cần thận trọng khi dùng thuốc trong thời gian này nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cần lưu ý tác động ức chế của Berodual trên sự co thắt tử cung.
Lúc nuôi con bú :
Sự an toàn trong giai đoạn cho con bú chưa được khảo sát.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Fenoterol

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
Fenoterol
Dược lực của Fenoterol
Fenoterol là thuốc chủ vận beta chọn lọc và là thuốc giãn phế quản.
Dược động học của Fenoterol
Thời gian fenoterol bắt đầu có tác dụng sau khi hít là 5 phút sau khi uống là 30 -60 phút. Thời gian tác dụng tối đa sau khi hít là 0,5 - 1 giờ, sau khi uống là 6 - 8 giờ. Sau khi hít là 2 - 3 giờ, sau khi uống là 6 - 8 giờ. Sau khi hít, fenoterol được hấp thu một phần qua đường hô hấp và một phần qua đường tiêu hoá. Tuy nhiên với liều thông thường, nồng độ thuốc trong huyết thanh rất thấp. Không có tương quan giữa nồng độ thuốc trong huyết thanh và hiệu lực giãn phế quản. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 7 ngày.
Fenoterol được thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng các dẫn xuất liên hợp sulfonic, chỉ có dưới 2% là ở dạng không biến đổi.
Tác dụng của Fenoterol
Fenoterol là thuốc chủ vận thụ thể beta2 - adrenergic chọn lọc, gây giãn cơ trơn phế quản, do đó giảm nhẹ co thắt phế quản, tăng dung tích sống, giảm thể tích cặn, giảm sức kháng đường hô hấp. Thuốc chủ vận beta2 - adrenergic hít được khuyên dùng để điều trị cơn co thắt phế quản cấp. Trong điều trị hen, cũng cần sử dụng kết hợp thuốc chủ vận beta2 với glucocorticoid để dự phòng. Các thuốc chủ vận beta2 - adrenergic chỉ có hiệu quả trong điều trị hen cấp tính, không có tác dụng ngăn chặn cơn hen nặng lên. Mức độ nặng của bệnh hen thay đổi theo thời gian, nên liều thuốc chủ vận beta2 cần dùng cũng thay đổi theo. Việc sử dụng thuốc cách quãng để ngăn ngừa hen do vận động thể lực là rất có hiệu quả và an toàn.
Có sự tăng tính phản ứng của đường hô hấp do thâm nhiễm tế bào viêm trong hen dị ứng.
Chỉ định khi dùng Fenoterol
Điều trị cơn hen phế quản cấp. Cũng có thể dùng điều trị triệu chứng co thắt phế quản có kèm viêm phế quản, khí phế thũng, giãn phế quản hoặc những bệnh phổi tắc nghẽn khác.
Dự phòng cơn hen do vận động.
Cách dùng Fenoterol
Phải điều chỉnh liều lượng theo nhu cầu từng cá nhân và theo dõi người bệnh trong quá trình điều trị.
- Dạng xịt:
Người lớn:
Điều trị hen cấp tính: 1 liều xịt (100 mcg) để làm giảm nhanh triệu chứng. Sau 5 phút, nếu hô hấp chưa được cải thiện đáng kể, xịt thêm một liều nữa. Nếu cơn hen không chấm dứt sau 2 liều xịt, có thể xịt tiếp 1 liều.
Điều trị cơn hen: 100 mcg fenoterol hydrobromid và 40 mcg ipratropium (2 liều xịt) để làm giảm nhanh triệu chứng.
Điều trị cách quãng và điều trị dài hạn: 50 - 100 microgam fenoterol và 20 - 40 mcg ipratropium (1 - 2 liều xịt) mỗi lần, tối đa 8 liều xịt/ngày.
- Dạng dung dịch hít:
Người lớn:
Điều trị cơn hen: 1 ml chứa 500 mcg fenoterol và 250 mg ipratropium để làm giảm ngay triệu chứng. Trong trường hợp nặng có thể cần dùng liều cao tới 2,5 ml.
Điều trị cách quãng và điều trị dài hạn: mỗi lần 0,5 - 1 ml, tối đa 4 lần/ngày.
Trẻ em dưới 6 tuổi (Nên bắt đầu điều trị với liều thấp nhất.
Thận trọng khi dùng Fenoterol
Thận trọng dùng fenoterol với liều thấp hơn và theo dõi chặt chẽ người bệnh đang có (hoặc dễ bị) tăng nhãn áp góc đóng, người mắc bệnh tim mạch ( tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy cơ tim, loạn nhịp tim), người uống digitalis hoặc thuốc lợi tiểu (thuốc chủ vận chọn lọc beta2, dễ gây hoặc làm nặng thêm loạn nhịp tim đang có, do tác dụng trực tiếp làm tăng nhịp tim hoặc do gây hạ kali huyết).
Sử dụng thận trọng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu của thời kỳ thai nhi.
Fenoterol có bài tiết trong sữa, cần sử dụng thận trọng thuốc này ở người đang cho con bú.
Chống chỉ định với Fenoterol
Quá mẫn với fenoterol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Phì đại cơ tim có tắc nghẽn, loạn nhịp tim nhanh.
Tương tác thuốc của Fenoterol
Các thuốc chẹn beta2 - adrenergic ức chế tác dụng giãn phế quản của thuốc chủ vận beta2, chọn lọc, do đó tránh dùng đồng thời fenoterol với thuốc chẹn beta.
Không dùng đồng thời fenoterol với các thuốc kích thích beta - adrenergic khác hoặc các amin tác dụng giống thần kinh giao cảm ( ví dụ như ephedrin) vì có thể làm tăng tác dụng không mong muốn và độc tính.
Tác dụng phụ của Fenoterol
Những tác dụng không mong muốn của thuốc là do sự hoạt hoá quá mức các thụ thể beta - adrenergic. Người có bệnh tim mạch có nguy cơ đặc biệt về tác dụng không mong muốn.
Thường gặp: run cơ, tình trạng kích động,nhức đầu, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, ù tai.
Ít gặp: giảm kali huyết nặng, ho, kích ứng tại chỗ, co thắt
Quá liều khi dùng Fenoterol
Điều trị quá liều: giảm liều hoăch ngừng thuốc, nếu uống quá liều, rửa dạ dày, cho một thuốc chẹn beta - adrenergic chọn lọc với tim ví dụ như acebutolol, atenolol, metoprolol, nếu cần để điều trị loạn nhịp tim, tuy vậy, phải dùng thận trọng thuốc chẹn beta, vì có thể gây co thắt phế quản hoặc cơn hen nặng, điều trị hỗ trợ.
Bảo quản Fenoterol
Thuốc độc bảng B.
Bảo quản các chế phẩm ở nhiệt độ 15 - 30 độ C.

Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Ipratropium

Nhóm thuốc
Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Thành phần
Ipratropium bromure
Dược lực của Ipratropium
Ipratropium bromure tác dụng liệt đối giao cảm do đối kháng tương tranh với Acetylcholine tại các thụ thể cholinergic của cơ trơn phế quản.
Tác động giãn phế quản xảy ra ngay phút thứ 3 sau khi dùng thuốc và kéo dài trong 6-8 giờ.
Ipratropium bromure không ảnh hưởng đến hoạt động thanh thải của các lông chuyển và không gây khô niêm mạc đường hô hấp.
Dược động học của Ipratropium
- Hấp thu rất kém qua đường tiêu hóa.
- Không vượt qua hàng rào máu não.
- Hàm lượng thuốc hấp thu qua niêm mạc đường hô hấp rất thấp và nồng độ thuốc trong huyết tương rất thấp do chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ được hấp thu qua ruột non.
- Thời gian bán hủy là 3,5 giờ. Thuốc được đào thải chủ yếu qua thận.
Tác dụng của Ipratropium

Bạn dùng thuốc ipratropium để kiểm soát và ngăn chặn các triệu chứng (thở khò khè và khó thở) gây ra bởi bệnh phổi (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD, bao gồm viêm phế quản và tràn khí). Thuốc làm nới lỏng cơ xung quanh các đường dẫn khí để chúng mở ra và bạn có thể thở dễ dàng hơn. Kiểm soát các triệu chứng về vấn đề hô hấp có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc hoặc việc học.

Để ngăn chặn các triệu chứng của ung thư phổi, thuốc này phải được sử dụng thường xuyên. Bạn có thể sử dụng ống hít thở nhanh hoặc dung dịch phun sương (như albuteral, hay còn gọi là salbutamol ở một số nước) khi thở khò khè, khó thở đột ngột hoặc làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc ipratropium không có tác dụng nhanh như thuốc cắt cơn nhanh chóng, nhưng thỉnh thoáng có thể sử dụng chung với thuốc này để giảm bớt triệu chứng thở khò khè hoặc khó thở đột ngột nếu có chỉ định của bác sĩ.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc này cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn hoặc điều trị thở khò khè, khó thở đột ngột.

Chỉ định khi dùng Ipratropium
Ðối với trẻ em: Ðiều trị các cơn suyễn cấp và trầm trọng phối hợp với một chất chủ vận b2.
Ðối với người lớn:
- Cắt các triệu chứng của cơn suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kịch phát khi được dùng phối hợp với một chất chủ vận b2 tác dụng nhanh và ngắn hạn.
- Ðiều trị liên tục triệu chứng co thắt cơ trơn phế quản còn hồi phục của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Cách dùng Ipratropium

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – duy trì

Bình hít khí dung: bạn hít 2 lần (36 mcg) thuốc,  4-12 lần/ngày.

Bình hít khí dung không chứa CFC: bạn hít 2 lần (34 mcg) thuốc, 4-12 lần/ngày.

Dung dịch thuốc phun: bạn dùng 500 mcg thuốc (1 đơn vị lọ thuốc), 3-4 lần/ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – duy trì

Đối với trẻ sơ sinh

Dung dịch thuốc phun: bạn cho trẻ dùng 25 mcg/kg thuốc, 3 lần/ngày.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em

Dung dịch thuốc phun: bạn cho trẻ dùng 125-250 mcg thuốc, 3 lần/ngày.

Đối với từ 3-12 tuổi

Bình chứa khí dung: bạn cho trẻ hít từ 1-2 lần thuốc (18-36 mcg), 3-6 lần/ngày.

Bình chứa khí dung không CFC: bạn cho trẻ hít từ 1-2 lần thuốc (17-34 mcg), 4-12 lần/ngày.

Đối với trẻ trên 12 tuổi

Bình chứa khí dung: bạn cho trẻ hít 2 lần thuốc (36 mcg), 4-12 lần/ngày.

Bình chứa khí dung không CFC: bạn cho trẻ hít 2 lần thuốc (34 mcg), 4-12 lần/ngày.

Dung dịch thuốc phun: bạn cho trẻ dùng 500 mcg thuốc (1 đơn vị lọ thuốc), 3-4 lần/ngày.

Thận trọng khi dùng Ipratropium

Trước khi sử dụng thuốc ipratropium, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc ipratropium, atropine (Atropen®) hoặc bất kỳ loại thuốc khác;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng), chẳng hạn như: thuốc kháng histamin; loại thuốc điều trị ruột kích thích, say xe, bệnh Parkinson, lở loét hoặc vấn đề tiết niệu. Bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc hoặc giám sát bạn cẩn thận để theo dõi các tác dụng phụ. Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hít khác, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ có nên sử dụng chúng trước khi dùng ipratropium. Nếu đang sử dụng máy phun, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ vè việc kết hợp các loại thuốc khác với ipratropium trong máy phun hay không;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lí sau đây: bệnh tăng nhãn áp, vấn đề tiết niệu hay tuyến tiền liệt (cơ quan sinh dục nam).
  • Bạn sẽ phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ về việc mình đang sử dụng ipratropium;

Thuốc hít ipratropium đôi khi có thể gây ra thở khò khè và khó thở ngay sau khi hít. Nếu điều đó xảy ra, bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức và không sử dụng thuốc hít ipratropium một lần nữa trừ khi bác sĩ chỉ định.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc ipratropium trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Chống chỉ định với Ipratropium
Trường hợp không dung nạp thuốc (gây ho hoặc co thắt phế quản sau khi hít dung dịch), nên ngưng dùng thuốc hoặc thay đổi dạng sử dụng.
Tương tác thuốc của Ipratropium

Thuốc ipratropium có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

  • Morphine;
  • Morphine Sulfate Liposome;
  • Oxymorphone;
  • Umeclidinium;

Sử dụng thuốc này với quả cau có thể làm tăng nguy cơ mắc một số tác dụng phụ, nhưng đây có thể là cách điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng lúc, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc.

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt:

  • Dị ứng với atropine, scopolamine hoặc hyoscyamine – bạn không nên sử dụng thuốc này;
  • Đi tiểu khó;
  • Tuyến tiền liệt mở rộng;
  • Tăng nhãn áp góc hẹp;
  • Tắc nghẽn tiết niệu bàng quang – bạn nên dùng thuốc cẩn thận vì có thể bị tình trạng nặng hơn.

 

Tác dụng phụ của Ipratropium

Bạn nên ngưng sử dụng thuốc phun mũi ipratropium và gọi cấp cứu nếu có bất cứ dấu hiệu của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Bên cạnh đó, bạn hãy gọi cho bác sĩ nếu có nhịp tim nhanh và mạnh.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn của thuốc bao gồm:

  • Nhức đầu;
  • Mũi khô;
  • Chảy máu mũi;
  • Tầm nhìn bị mờ.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Quá liều khi dùng Ipratropium
Việc sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần liều cao của thuốc có thể tạo thuận lợi cho sự xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, với dạng bơm xịt, việc xuất hiện các tác dụng liệt đối giao cảm trên toàn thân là điều hiếm khi xảy ra.
Cách xử trí: điều trị triệu chứng các rối loạn.
Bảo quản Ipratropium

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.