Bạn dùng thuốc ipratropium để kiểm soát và ngăn chặn các triệu chứng (thở khò khè và khó thở) gây ra bởi bệnh phổi (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD, bao gồm viêm phế quản và tràn khí). Thuốc làm nới lỏng cơ xung quanh các đường dẫn khí để chúng mở ra và bạn có thể thở dễ dàng hơn. Kiểm soát các triệu chứng về vấn đề hô hấp có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc hoặc việc học.
Để ngăn chặn các triệu chứng của ung thư phổi, thuốc này phải được sử dụng thường xuyên. Bạn có thể sử dụng ống hít thở nhanh hoặc dung dịch phun sương (như albuteral, hay còn gọi là salbutamol ở một số nước) khi thở khò khè, khó thở đột ngột hoặc làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc ipratropium không có tác dụng nhanh như thuốc cắt cơn nhanh chóng, nhưng thỉnh thoáng có thể sử dụng chung với thuốc này để giảm bớt triệu chứng thở khò khè hoặc khó thở đột ngột nếu có chỉ định của bác sĩ.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc này cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn hoặc điều trị thở khò khè, khó thở đột ngột.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – duy trì
Bình hít khí dung: bạn hít 2 lần (36 mcg) thuốc, 4-12 lần/ngày.
Bình hít khí dung không chứa CFC: bạn hít 2 lần (34 mcg) thuốc, 4-12 lần/ngày.
Dung dịch thuốc phun: bạn dùng 500 mcg thuốc (1 đơn vị lọ thuốc), 3-4 lần/ngày.
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – duy trì
Đối với trẻ sơ sinh
Dung dịch thuốc phun: bạn cho trẻ dùng 25 mcg/kg thuốc, 3 lần/ngày.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em
Dung dịch thuốc phun: bạn cho trẻ dùng 125-250 mcg thuốc, 3 lần/ngày.
Đối với từ 3-12 tuổi
Bình chứa khí dung: bạn cho trẻ hít từ 1-2 lần thuốc (18-36 mcg), 3-6 lần/ngày.
Bình chứa khí dung không CFC: bạn cho trẻ hít từ 1-2 lần thuốc (17-34 mcg), 4-12 lần/ngày.
Đối với trẻ trên 12 tuổi
Bình chứa khí dung: bạn cho trẻ hít 2 lần thuốc (36 mcg), 4-12 lần/ngày.
Bình chứa khí dung không CFC: bạn cho trẻ hít 2 lần thuốc (34 mcg), 4-12 lần/ngày.
Dung dịch thuốc phun: bạn cho trẻ dùng 500 mcg thuốc (1 đơn vị lọ thuốc), 3-4 lần/ngày.
Trước khi sử dụng thuốc ipratropium, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Thuốc hít ipratropium đôi khi có thể gây ra thở khò khè và khó thở ngay sau khi hít. Nếu điều đó xảy ra, bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức và không sử dụng thuốc hít ipratropium một lần nữa trừ khi bác sĩ chỉ định.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc ipratropium trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Thuốc ipratropium có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Sử dụng thuốc này với quả cau có thể làm tăng nguy cơ mắc một số tác dụng phụ, nhưng đây có thể là cách điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng lúc, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc.
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt:
Bạn nên ngưng sử dụng thuốc phun mũi ipratropium và gọi cấp cứu nếu có bất cứ dấu hiệu của phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
Bên cạnh đó, bạn hãy gọi cho bác sĩ nếu có nhịp tim nhanh và mạnh.
Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn của thuốc bao gồm:
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.