Bibi F

Nhóm thuốc
Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Thành phần
Diphenhydramine, Cao belladon, Lysozyme, Caffeine
Dạng bào chế
Viên nang mềm
Dạng đóng gói
Hộp 20 vỉ x 6 viên
Sản xuất
Medica Korea Co., Ltd - HÀN QUỐC
Đăng ký
Phil International Co., Ltd - HÀN QUỐC
Số đăng ký
VN-6982-02

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Diphenhydramine

    Nhóm thuốc
    Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
    Thành phần
    Diphenhydramine hydrochloride
    Dược lực của Diphenhydramine
    Diphenhydramine là thuốc kháng histamin, chất đối kháng thụ thể histamin.
    Dược động học của Diphenhydramine
    - Hấp thu: Diphenhydramine được hấp thu tốt sau khi uống, sinh khả dụng khoảng 36 - 86%. Thời gian tác dụng của thuốc từ 4-6 giờ.
    - Phân bố: thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 75 - 81%. Thể tích phân bố khoảng 1,7 - 7,3 l/kg.
    - Thải trừ: thuốc bài tiết qua nước tiểu: 1,1 - 2,7%, thời gian bán thải khoảng 5,3 - 11,7 giờ.
    Tác dụng của Diphenhydramine

    Diphenhydramine là thuốc được sử dụng để giảm ngứa và đau tạm thời do vết bỏng nhỏ, vết cắt, vết xước, cháy nắng, vết côn trùng cắn, kích ứng da nhẹ, phát ban hoặc độc cây thù du, cây thường xuân, cây sồi độc.

    Diphenhydramine thuộc nhóm thuốc kháng histamin, hoạt động bằng cách ngăn chặn các tác động của histamine gây ngứa. Thuốc cũng có thể chứa các thành phần khác (chất bảo vệ da như allantoin, kẽm acetate) có thể giúp giảm các triệu chứng như da khô hoặc rỉ nước.

    Diphenhydramine chỉ được sử dụng ngoài da theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn đang tự điều trị, bạn nên làm theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu bạn không chắc chắn về bất cứ thông tin, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ. Một số sản phẩm thuốc có thể cần phải được lắc kỹ trước khi sử dụng.

    Trước khi bôi thuốc, bạn nên làm sạch vùng da cần điều trị bằng xà phòng và nước. Nhẹ nhàng lau khô. Thoa thuốc lên các vùng trên da đúng theo chỉ dẫn, thông thường không quá 3-4 lần một ngày. Rửa tay ngay sau khi sử dụng, trừ khi bạn đang điều trị trên vùng da ở tay.

    Không sử dụng thuốc trên diện rộng cơ thể hoặc sử dụng quá mức cho phép. Tình trạng của bạn sẽ không được cải thiện nhanh hơn và nguy cơ tác dụng phụ lại tăng lên.

    Tránh để thuốc dính vào mắt, mũi, tai, miệng. Nếu bị dính thuốc, hãy lau và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng ngay với nước.

    Thuốc cũng có dạng tiêm thường dùng với thiếu niên và người lớn. Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bác sĩ có thể kê thuốc uống cho con bạn.

    Ngừng sử dụng thuốc và nói với bác sĩ nếu tình trạng của bạn trở nên xấu hơn, nếu các triệu chứng không được cải thiện trong vòng 7 ngày hoặc kéo dài sau 7 ngày điều trị hoặc nếu các triệu chứng xuất hiện và trở lại trong một vài ngày. Nếu bạn nghĩ tình trạng đang trở nên nghiêm trọng hơn, hãy gọi cấp cứu ngay.

    Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

    Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

    Chỉ định khi dùng Diphenhydramine
    Dị ứng, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm mũi vận mạch, viêm kết mạc dị ứng. Dị ứng do thức ăn, dị ứng da, mề đay, chóng mặt, mất ngủ, chống bệnh Parkinson. Ho do lạnh & dị ứng.
    Cách dùng Diphenhydramine

    Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị hội chứng ngoại tháp:

    Dạng thuốc tiêm: dùng 10-50 mg. Bạn có thể tăng liều đến 100 mg nếu cần. Liều tối đa hàng ngày là 400 mg.

    Dạng thuốc uống: dùng 25-50 mg uống mỗi 6-8 giờ.

    Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị mất ngủ:

    Dùng 25-50 mg uống trước khi đi ngủ.

    Liều dùng thông thường cho người lớn trị chứng say tàu xe:

    Dạng thuốc tiêm: dùng 10-50 mg. Bạn có thể tăng liều đến 100 mg nếu cần. Liều tối đa hàng ngày là 400 mg.

    Dạng thuốc uống: dùng 25-50 mg uống mỗi 6-8 giờ. Bạn nên dùng liều đầu tiên 30 phút trước khi di chuyển và lặp lại trước khi ăn và sau khi kết thúc chuyến đi.

    Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị ho:

    Dùng 25 mg uống mỗi 4 giờ, không vượt quá 150 mg mỗi ngày.

    Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị các triệu chứng cảm lạnh:

    Dùng 25-50 mg uống mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 300 mg/ngày.

    Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị ngứa:

    Dùng 25-50 mg uống mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 300 mg/ngày.

    Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị mày đay:

    Dùng 25-50 mg uống mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 300 mg/ngày.

    Liều dùng thuốc diphenhydramine cho trẻ em như thế nào?

    Liều dùng thông thường cho trẻ em điều trị viêm mũi dị ứng:

    • Trẻ 2- 6 tuổi: dùng 6,25 mg uống mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 37,5 mg/ngày.
    • Trẻ 6- 12 tuổi: dùng 12,5-25 mg uống mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 150 mg/ngày .
    • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: dùng 25-50 mg uống mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 300 mg/ ngày.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em điều trị cảm lạnh:

    • Trẻ 2- 6 tuổi: dùng 6,25 mg uống mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 37,5 mg/ngày.
    • Trẻ 6- 12 tuổi: dùng 12,5-25 mg uống mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 150 mg/ngày.
    • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: dùng 25-50 mg uống mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 300 mg/ngày.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em điều trị say tàu xe:

    • Trẻ 2- 6 tuổi: dùng 6,25 mg uống mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 37,5 mg/ngày.
    • Trẻ 6-12 tuổi: dùng 12,5-25 mg uống mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 150 mg/ngày.
    • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: dùng 25-50 mg uống mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 300 mg/ngày.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em điều trị mất ngủ:

    • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: dùng 25-50 mg uống trước khi đi ngủ.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em điều trị ho:

    • Trẻ 2- 6 tuổi: 6,25 mg uống mỗi 4 giờ, không quá 37,5 mg/ngày.
    • Trẻ 6- 12 tuổi: 12,5 mg uống mỗi 4 giờ, không quá 75 mg/ngày.
    • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 25 mg uống mỗi 4 giờ, không quá 150 mg/ngày.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em điều trị hội chứng ngoại tháp:

    • Hội chứng loạn trương lực: dùng 1-2 mg/kg (liều tối đa là 50 mg) tiêm.

    Liều dùng thông thường cho trẻ em điều trị dị ứng:

    • Trẻ 1-12 tuổi: dùng 5 mg/kg/ngày uống hoặc dùng 150 mg/m2/ngày tiêm tĩnh mạch với liều lượng bằng nhau, chia mỗi 6-8 giờ, không vượt quá 300 mg/ngày.

    Diphenhydramine có những dạng và hàm lượng sau:

    • Viên nang, thuốc uống: 25 mg, 50 mg;
    • Cồn ngọt, thuốc uống: 12.5 mg/5 ml (5 ml, 10 ml);
    • Dạng lỏng, thuốc uống: 12.5 mg/5 ml (118 ml, 480 ml);
    • Dung dịch, thuốc tiêm: 50 mg/ml (1 ml, 10 ml);
    • Miếng ngậm, thuốc uống: 12.5 mg;
    • Si rô, thuốc uống: 12.5 mg/5 ml (120 ml, 480 ml, 38785 ml);
    • Viên nén, thuốc uống: 25 mg, 50 mg;
    • Viên nén, thuốc nhai: 12.5 mg;
    • Gel, thuốc thoa ngoài da: 0,02mg/mg.
    Thận trọng khi dùng Diphenhydramine

    Trước khi sử dụng diphenhydramine, hãy nói với bác sĩ nếu:

    • Bạn bị dị ứng diphenhydramine hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
    • Bạn đang dùng hoặc dự định dùng các loại thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, các sản phẩm dinh dưỡng và các sản phẩm thảo dược, đặc biệt là: các dạng diphenhydramine khác (ngay cả thuốc thoa da); thuốc trị cảm lạnh, sốt hoặc dị ứng; thuốc chống trầm cảm, lo âu, hoặc co giật; giãn cơ; thuốc giảm đau gây nghiện; thuốc an thần; thuốc ngủ.
    • Bạn đang hoặc đã từng mắc bệnh hen suyễn, khí phế thũng, viêm phế quản mãn tính hoặc các loại bệnh phổi; bệnh tăng nhãn áp (một tình trạng trong đó tăng áp suất trong mắt có thể dẫn đến mất dần thị lực – glaucoma); loét; tiểu khó (do bệnh về tuyến tiền liệt); bệnh tim; huyết áp cao; co giật hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp). Nếu sẽ phải sử dụng thuốc dạng uống, cho bác sĩ biết nếu bạn đang tuân theo một chế độ ăn ít natri.
    • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.
    • Bạn 65 tuổi trở lên. Người lớn tuổi không nên sử dụng diphenhydramine bởi vì nó không an toàn như các loại thuốc khác (những thuốc có thể được sử dụng để điều trị tình trạng tương tự).
    • Bạn đang phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ rằng bạn đang dùng diphenhydramine.
    • Bạn nên biết rằng thuốc này có thể làm cho bạn buồn ngủ. Đừng lái xe hay vận hành máy móc cho đến khi bạn biết được thuốc này ảnh hưởng đến bạn như thế nào.
    • Bạn mắc bệnh phenylceton niệu. Hãy nhớ rằng một vài dạng thuốc diphenhydramine nhai hoặc tan rã có thể chứa aspartame, một dạng phenylalanine.
    • Bạn muốn dùng rượu. Hãy nhớ rằng rượu có thể làm tăng triệu chứng buồn ngủ khi sử dụng thuốc. Tránh các đồ uống có cồn trong khi bạn đang uống thuốc.

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

    Diphenhydramine có thể bài tiết vào sữa mẹ. Diphenhydramine cũng có thể ức chế tiết sữa. Các nhà sản xuất khuyến cáo rằng do khả năng xuất hiện các phản ứng phụ nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ, cần phải ngừng thuốc hoặc ngừng cho trẻ bú khi sử dụng thuốc.

    Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

    • A= Không có nguy cơ;
    • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
    • C = Có thể có nguy cơ;
    • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
    • X = Chống chỉ định;
    • N = Vẫn chưa biết.
    Chống chỉ định với Diphenhydramine
    Quá mẫn với thuốc. Viêm phổi mãn tính. Glaucome góc đóng. Bí tiểu do rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt. Sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng. Phụ nữ nuôi con bú.
    Tương tác thuốc của Diphenhydramine

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    Bên cạnh đó, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng diphenhydramine với thuốc ngủ, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc giãn cơ hoặc thuốc an thần, trầm cảm hoặc co giật.

    Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Đặc biệt bạn cần lưu ý rằng rượu có thể khiến tình trạng buồn ngủ do thuốc gây ra trở nên trầm trọng hơn.

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

    Tác dụng phụ của Diphenhydramine

    Tác dụng phụ thường gặp của diphenhydramine bao gồm buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn phối hợp, khô miệng và khó tiêu. Diphenhydramine cũng có thể gây mờ mắt, nhìn loạn, run, mất cảm giác ngon miệng hoặc buồn nôn.

    Ngưng dùng diphenhydramine và gọi cấp cứu nếu bạn có các phản ứng dị ứng: khó thở, khô cổ họng, sưng môi, lưỡi, hoặc mặt hoặc phát ban.

    Các dụng phụ ít nghiêm trọng khác có thể có nhiều khả năng xảy ra. Báo ngay với bác sĩ nếu bạn:

    • Buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt;
    • Đau đầu;
    • Khô miệng;
    • Khó khăn khi đi tiểu hoặc phì đại tuyến tiền liệt.

    Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Quá liều khi dùng Diphenhydramine

    Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

    Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

     

    Bảo quản Diphenhydramine
    Bảo quản ở nhiệt độ 15-30 độ C. Tránh ánh sáng và tránh ẩm.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Lysozyme

    Nhóm thuốc
    Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp
    Thành phần
    Lysozyme chloride
    Dược lực của Lysozyme
    Lysozyme là một enzyme làm phân giải vỏ bọc của vách tế bào vi khuẩn.
    Tác dụng của Lysozyme
    Lysozyme chlorid là men mucopolysaccharidase, có đặc tính kháng khuẩn trên các mầm bệnh gram dương.
    Ngoài ra, lysozyme còn có tác dụng củng cố hệ thống miễn dịch ở thể dịch và ở các tế bào tại chỗ, đồng thời tham gia vào phản ứng kháng viêm do có tác động kháng histamin. Kháng viêm bằng cách: Làm bất hoạt các yếu tố gây viêm trong tổ chức (protein và peptide) bằng cách tạo thành các phức hợp.
    Kháng virus: Là chất mang điện dương và tác dụng phụ trợ bằng cách hoặc tạo nên phức hợp với các virus mang điện âm hoặc bảo vệ tế bào chống lại sự xâm nhập của virus.
    Chỉ định khi dùng Lysozyme
    Trường hợp khó bài xuất đàm, viêm xoang mạn tính, chảy máu trong hoặc sau các cuộc tiểu phẫu.
    Cách dùng Lysozyme
    Người lớn: 1 viên x 3 lần/ngày.
    Thận trọng khi dùng Lysozyme
    Bản thân & gia đình có tiền sử dị ứng như viêm da dị ứng, hen phế quản, dị ứng với thuốc hoặc thức ăn. Phụ nữ có thai & cho con bú.
    Chống chỉ định với Lysozyme
    Quá mẫn với với thành phần thuốc hoặc dị ứng với lòng trắng trứng.
    Tác dụng phụ của Lysozyme
    Tiêu chảy, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, ợ hơi.
    Đề phòng khi dùng Lysozyme
    Bản thân & gia đình có tiền sử dị ứng như viêm da dị ứng, hen phế quản, dị ứng với thuốc hoặc thức ăn. Phụ nữ có thai & cho con bú.

    Hướng dẫn dùng thuốc có thành phần Caffeine

    Nhóm thuốc
    Thuốc hướng tâm thần
    Tác dụng của Caffeine

    Caffeine là một chất hóa học có trong cà phê, trà, cola, guarana, mate, và các sản phẩm khác.

    Caffeine được sử dụng phổ biến nhất để cải thiện sự tỉnh táo, nhưng nó có nhiều công dụng khác. Caffeine được sử dụng qua đường miệng hoặc hậu môn kết hợp với thuốc giảm đau (aspirin và acetaminophen) và ergotamine để điều trị đau nửa đầu. Nó cũng được sử dụng với thuốc giảm đau cho các chứng nhức đầu đơn giản và ngăn ngừa và điều trị đau đầu sau khi gây tê ngoài màng cứng.

    Một số người sử dụng Caffeine cho bệnh suyễn, bệnh túi mật, thiếu chú ý, rối loạn tăng động (ADHD), khó thở ở trẻ sơ sinh, và huyết áp thấp. Caffeine cũng được sử dụng để giảm cân và bệnh đái tháo đường type 2. Liều rất cao được sử dụng, thường kết hợp với ephedrine, để thay thế cho các chất kích thích bất hợp pháp. Kem Caffeine được dùng trên da để giảm tấy đỏ và ngứa do bệnh viêm da.

    Các bác sĩ đôi khi tiêm caffeine tĩnh mạch đối với đau đầu sau khi gây tê ngoài màng cứng, khó thở ở trẻ sơ sinh, và để tăng lưu lượng nước tiểu.

    Trong các loại thực phẩm, caffein được sử dụng như một thành phần trong nước ngọt, nước tăng lực, và các đồ uống khác.

    Dùng thuốc này quan đường miệng với thức ăn hoặc không, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    Liều lượng được dựa trên tình trạng bệnh của bạn và đáp ứng với điều trị. Bác sĩ sẽ cho bạn bắt đầu với liều thấp và tăng dần liều sau một vài tháng để giúp làm giảm tác dụng phụ. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ cẩn thận.

    Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi.

    Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

    Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

    Cách dùng Caffeine

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

    Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị Buồn ngủ, không tỉnh táo:

    100-200 mg uống sau mỗi ít nhất 3-4 giờ đối với việc sử dụng không thường xuyên.

    Không nhằm mục đích sử dụng thay thế cho giấc ngủ.

    Hạn chế sử dụng thuốc, thực phẩm, đồ uống có chứa Caffeine trong khi dùng sản phẩm này vì quá liều Caffeine có thể gây ra căng thẳng, dễ bị kích động, mất ngủ, và thỉnh thoảng, gây nhịp tim đập nhanh.

    Liều tối đa:

    100-200 mg dùng đường uống sau mỗi ít nhất 3-4 giờ.

    Liều lượng thông thường dành cho bệnh nhi bị Buồn ngủ, không tỉnh táo:

    Trên 12 tuổi: 100-200 mg sau mỗi ít nhất 3-4 giờ đối với việc sử dụng không thường xuyên.

     Không nhằm mục đích sử dụng thay thế cho giấc ngủ.

    Hạn chế sử dụng thuốc, thực phẩm, đồ uống chứa Caffeine khi dùng sản phẩm này vì quá liều Caffeine có thể gây ra căng thẳng, dễ bị kích động, mất ngủ, và thỉnh thoảng, gây nhịp tim đập nhanh.

    Liều lượng thông thường dành cho bệnh nhi bị Ngừng thở ở trẻ sinh non:

    Đối với điều trị ngắn hạn ngưng thở ở trẻ sinh non từ 28 đến >33 tuần tuổi thai.

    Trước khi bắt đầu điều trị bằng Caffeine citrat, nồng độ đáy của Caffeine trong huyết thanh nên được đo ở trẻ đã điều trị với theophylline trước đây, vì trẻ sinh non chuyển hóa theophylline thành Caffeine. Tương tự như vậy, nồng độ đáy của Caffeine nên được đo ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ đã sử dụng Caffeine trước khi sinh, vì Caffeine dễ dàng đi qua nhau thai.

    Liều ban đầu: 20 mg/ kg Caffeine citrat tiêm truyền tĩnh mạch (hơn 30 phút) một lần

    Liều duy trì: 5 mg/ kg Caffeine citrat tiêm truyền tĩnh mạch (hơn 10 phút) hoặc đường uống mỗi 24 giờ.

    Lưu ý: Liều lượng Caffeine nguyên chất bằng một nửa liều Caffeine citrat (ví dụ, 20 mg Caffein citrat tương đương với 10 mg Caffeine nguyên chất).

    Nồng độ của Caffeine trong huyết thanh có thể cần phải được theo dõi định kỳ thông qua điều trị để tránh ngộ độc. Độc tính nghiêm trọng có liên quan với nồng độ lớn hơn 50 mg/ L.

    Ngưng thở do sinh non là một chẩn đoán loại trừ. Các nguyên nhân khác của chứng ngưng thở (ví dụ, rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, bệnh phổi, thiếu máu, nhiễm trùng huyết, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tim mạch, hoặc ngưng thở tắc nghẽn) nên được loại trừ hoặc điều trị đúng cách trước khi bắt đầu với Caffeine citrat.

    Caffeine citrat nên được sử dụng thận trọng ở những trẻ có rối loạn co giật hoặc bệnh tim mạch.

    Thời gian điều trị ngưng thở do sinh non trong các thử nghiệm kiểm soát giả dược được giới hạn trong 10 đến 12 ngày. Sự an toàn và hiệu quả của Caffeine citrat trong thời gian điều trị lâu hơn chưa được thành lập.

    Caffeine có những dạng và hàm lượng sau:

    • Viên nén;
    • Thuốc bột;
    • Dung dịch thuốc;
    • Kem dưỡng da.
    Thận trọng khi dùng Caffeine

    Khi quyết định sử dụng một loại thuốc, phải cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của việc dùng thuốc. Bạn và bác sĩ sẽ cân nhắc quyết định này. Đối với thuốc này, cần được xem xét những điều sau đây:

    Dị ứng

    Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với các loại thuốc trong nhóm này hoặc bất kỳ loại thuốc khác. Cũng cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có bất kỳ loại bệnh dị ứng nào khác, chẳng hạn như các loại thực phẩm thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với sản phẩm không kê toa, đọc nhãn thuốc hoặc danh sách các hoạt chất một cách cẩn thận.

    Trẻ em

    Ngoài trẻ sơ sinh, không có thông tin cụ thể so sánh sử dụng Caffeine ở trẻ em so với các nhóm tuổi khác. Tuy nhiên, thuốc này có thể sẽ không gây ra các tác dụng phụ hoặc các vấn đề ở trẻ em hơn là ở người lớn.

    Người cao tuổi

    Nhiều loại thuốc chưa được nghiên cứu đặc biệt ở người lớn tuổi. Vì vậy, chưa có thông tin cho thấy thuốc này có gây tác dụng phụ hoặc các vấn đề ở những người lớn tuổi. Không có thông tin cụ thể so sánh sử dụng của Caffeine ở người cao tuổi với việc sử dụng trong các nhóm tuổi khác.

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

    Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

    • A= Không có nguy cơ;
    • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
    • C = Có thể có nguy cơ;
    • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
    • X = Chống chỉ định;
    • N = Vẫn chưa biết.
    Tương tác thuốc của Caffeine

    Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

    Mặc dù những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau, trong một số trường hợp hai loại thuốc khác nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc, hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Nói cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa, đặc biệt là:

    • Quinolones (ciprofloxacin);
    • Theophyllines;
    • Duloxetine;
    • Ephedra hoặc Guarana;
    • Rasagiline;
    • Tizanidine.

    Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

    • Chứng sợ không gian (sợ bị ở những nơi rộng rãi);
    • Lo âu;
    • Co giật (động kinh) (ở trẻ sơ sinh);
    • Bệnh tim nặng;
    • Huyết áp cao;
    • Hoảng loạn;
    • Khó ngủ – Caffeine có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn;
    • Bệnh gan – Nồng độ Caffeine trong máu cao có thể dẫn đến tăng nguy cơ tác dụng phụ.
    Tác dụng phụ của Caffeine

    Caffeine có thể không an toàn khi dùng bằng đường uống trong một thời gian dài hoặc với liều lượng cao. Caffeine có thể gây mất ngủ, căng thẳng và bồn chồn, kích ứng dạ dày, buồn nôn và nôn, tăng nhịp tim và hô hấp, và tác dụng phụ khác. Caffeine có thể làm rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Liều lượng lớn hơn có thể gây ra đau đầu, lo lắng, bồn chồn, đau ngực, và ù tai.

    Caffeine có khả năng gây mất an toàn khi dùng bằng đường uống với liều rất cao vì nó có thể gây ra rối loạn nhịp tim và thậm chí tử vong.

    Đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

    Ngừng sử dụng Caffeine citrat và gọi cho bác sĩ ngay nếu con bạn có bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng:

    • Đau dạ dày, đau, đầy hơi;
    • Táo bón hoặc tiêu chảy;
    • Nôn ra chất màu xanh lá cây;
    • Có máu trong phân;
    • Mệt mỏi khác thường;
    • Co giật;
    • Co giật hoặc co cơ không kiểm soát;
    • Sốt, tim đập nhanh hay chậm.

    Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.